5. Bố cục đề tài
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa
nói riêng.
3.1.4.3.3.Triển khai các hoạt động liên kết 03 địa phương
Tiếp tục triển khai công tác liên kết phát triển du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng –Quảng Nam năm 2019 theo kế hoạch đề ra. Đó là tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài theo chương trình liên kết “Ba địa phương –Một điểm đến” năm 2019 do tỉnh Quảng Nam chủtrì.
3.2. Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch tâm linh tạiThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế
Mỗi loại hình du lịch cần phải có một chiến lược xúc tiến quảng bá hiệu quả. Đối với loại hình du lịch tâm linh cũng vậy, cần phải có chiến lược xúc tiến tập trung cho loại hình này, tách biệt và xúc tiến quảng bá riêng khỏi các chương trình xúc tiến quảng bá các loại hình du lịch khác.
Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽgiữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tếtrong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch tâm linh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về tiềm năng và vai trò của du lịch tâm linh trong việc góp phần thúc đẩy, phát triển ngành du lịch chung của Thừa Thiên Huếtrong bối cảnh hiện tại và tương lai.
Xuất bản các ấn phẩm, các poster, sách hướng dẫn (guide book), tờ rơi… vềhoạt động du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế đểphát hành tại các khách sạn, văn phòng lữ hành, sân bay, ga tàu… các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh và phát hành gửi đến những trung tâm du lịch lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… để quảng bá du lịch tâm linhở Thừa Thiên Huế.
Tích cực giới thiệu loại hình du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huếthông qua các hội chợdu lịch trong nước và quốc tếdiễn ra hàng năm. Qua đó cũng tạo điều kiện cho
Tổchức các cuộc thi liên quan đến quảng bá du lịch tâm linh thu hút sựquan tâm của người dân địa phương, du khách…
Tổchức lại hệthống các website, các trang mạng liên kết với các nước khác, các fanpage mạng xã hội để thu hút sự quan tâm của du khách nhiều hơn, thường xuyên cập nhật các thông tin thú vị, có ích vềdu lịch trong đó có du lịch tâm linh.
Tìm hiểu, học hỏi thêm các hình thức khai thác, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linhởnhững nước đã và đang làm rất tốt loại hình du lịch này như Ấn Độ, Thái Lan… Mời các đoàn Famtrip, Presstrip từ những chuyên gia đến từ các nước phát triển tốt loại hình du lịch tâm linh này cũng như các nước có nguồn khách du lịch tiềm năng đến tham gia khảo sát, trải nghiệm du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế để đánh giá và đưa ra những ý kiến đóng góp, cũng như thông qua đó để kí gửi khách du lịch đến Huế.
Tăng cường nghiên cứu thị trường và nhu cầu của du khách về nhu cầu du lịch tâm linh. Có những thống kê bằng con số rõ ràng về lượng du khách tham gia du lịch tâm linh đểcó những đánh giá cũng như kết luận khách quan hơn từ đó có thể đưa ra những phương hướng, chính sách phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tốt hơn. Bên cạnh đó tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các tiềm năng du lịch tâm linh khác ngoài Phật giáo để phong phú thêm loại hình du lịch tâm linh như quan tâm đến hình thức dịch vụ du lịch tâm linh ở Tịnh cư Cát Tường Quân hay du lịch tâm linh kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng tại Alba Thanh Tân…
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn và giúp đỡhọ đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá các sản phẩm du lịch tâm linh.
Hợp tác với các cơ quan báo chí để đưa thông tin qua báo in, báo điện tử, truyền hình… về du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế. Sản xuất các phim tài liệu có chất lượng, xây dựng các video, clip có tính viral cao, tập trung vào sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn và cho phát sóng trên các kênh truyền hình như TRT, VTV… và đưa lên các trang mạng xã hội…
Hợp tác với các địa phương khác như Đà Nẵng, Hội An, Quảng Bình, Quảng Trị… đểliên kết sản phẩm, quảng bá du lịch tâm linh và các hoạt động kí gửi khách.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa, thông qua các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo… du lịch tâm linh làm cho khách hàng tìm thấy được giá trị tinh thần mà họ muốn, cân bằng cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, hướng vềnhững giá trị “Chân –Thiện–Mỹ”.
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản… đem lại hiệu quảcao về kinh tế lẫn hiệu ứng trên thếgiới. Tại Việt Nam, nhiều năm qua du lịch tâm linh đã được chú ý và bắt đầu khởi sắc.
Thừa Thiên Huế được đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh rất lớn dựa trên lợi thế tín ngưỡng tôn giáo, các lễ hội, các phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên,…đang được các Sở ban ngành liên quan cũng như các công ty du lịch lữhành tại Thừa Thiên Huế quan tâm, có những chính sách đẩy mạnh xúc tiến quảng bá và đưa vào khai thác dịch vụdu lịch.
Thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn năm 2017 – 2018, được sựphân công của Sở Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế đã có những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trên địa bàn đến với các du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh chưa được đánh giá cao, vẫn chưa tiếp cận được khách hàng mục tiêu, mục tiêu xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh vẫn chưa được chú trọng đểcó thể thu hút được khách hàng, các công cụxúc tiến du lịch tâm linh chưa mang lại hiệu quảcao, ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh còn hạn chế… Bên cạnh đó, du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế chỉ đang tập trung chú trọng vào khai thác, xúc tiến quảng bá các giá trị, các địa điểm Phật giáo, chưa chú trọng những tiềm năng khác cũng mang giá trịtâm linh.
Các công ty du lịch lữhành từ lâu đã và đang khai thác các hình thức du lịch tâm linh nhưng chưa thực sựmạnh dạn đầu tư vào loại hình du lịch này. Các sản phẩm du lịch tâm linh hầu hết là sản phẩm lồng ghép, thường dừng lại ở mức độ tham quan, viếng cảnh, ít tính trải nghiệm, ít mang đặc trưng của du lịch tâm linh. Tuy nhiên,
đối với loại hình du lịch tâm linh này, bắt đầu lên các sản du lịch tâm linh thuần túy, tập trung khai thác giá trịtâm linh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch
Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động xúc tiến vềdu lịch tâm linh.
Hỗtrợ, khuyến khích các công ty du lịch lữhành xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh thuần túy, đặc trưng để đưa vào khai thác du lịch cũng như hỗ trợcác công ty trong hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch.
Tiếp thu, học hỏi những mô hình du lịch tâm linh đãđược thực hiện thành côngở một số nước trên thếgiới như Ấn Độ, Thái Lan… để khai thác, áp dụng đưa ra những mô hình du lịch tâm linh phù hợp với Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu kết hợp du lịch tâm linh với một sốloại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… để làm tăng sự lựa chọn cho khách hàng, chú trọng đến việc làm cho khách hàng cảm thấy thoái mái, cảm nhận được giá trịcủa du lịch tâm linh.
Cần bổsung thêm nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết cao vềdu lịch cho Trung tâm, đặc biệt là phòng Xúc tiến Du lịch để có thể thực hiện tốt và hiệu quả hơn các nhiệm vụcủa xúc tiến du lịch.
2.2.Đối với các ban ngành liên quan
Đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sởhạtầng đến các địa điểm cungứng dịch vụtâm linh; trùng tu, phục hồi các địa điểm cung ứng du lịch tâm linh để khai thác, thu hút khách du lịch.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch trong các hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế.
Phối hợp với các công ty du lịch lữhành tham gia phát triển du lịch văn hóa tâm linh và bảo vệcác nguồn tài nguyên, di sản văn hóa tâm linh đểphát triển bền vững du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Mạnh – Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại học Kinh tếQuốc dân, 2015.
2. Trần Đức Anh Sơn (chủ nhiệm đề tài), Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế,đềtài khoa học cấp tỉnh, SởKhoa học và Công nghệ, tháng 3 năm 2016.
3. Đỗ Lai Thúy (chủ biên), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2013– 2020, định hướng đến năm 2030),2013.
5. Hồ KỳMinh (chủ biên), Nghiên cứu và đềxuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh, viện nghiên cứu phát triển kinh tếxã hội Đà Nẵng, 2013.
6. Nguyễn Đăng Duy,Các hình thái tín ngưỡng tôn giáoở Việt Nam,NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003.
7. Nguyễn Đăng Duy, Phật giáo với văn hóa Việt Nam,NXB Hà Nội, 1999. 8. Nguyễn Đăng Duy,Văn hóa tâm linh,NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. 9. Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục du lịch,Hội nghị quốc tếvềdu lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững,Ninh Bình, Việt Nam, 11/2013.
10. Dương Đức Minh, Du lịch tâm linh tại Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn,Tạp chí phát triển KH&CN, tập 19, sốX5, 2016.
11. Nguyễn Trọng Nhân–Cao MỹKhanh,Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang, tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2014.
12. Đinh Thị Huyền Trang, Các biện pháp Marketing góp phần quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long, luận văn tốt nghiệp, trường đại học Ngoại Thương Hà Nội, 2008.
13. HồBá Thâm,Tìm hiểu các định nghĩa khác nhau vềtâm linh, Nghiên cứu tôn giáo, số11 (137), 2014.
14. Trần Thị Bích Hạnh, Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn, luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2016.
15. Kiều Khánh Vũ, Du lịch tâm linh Nam Định, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2012.
16. Trần Ngọc Nam – Trần Huy Khang, Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam: Marketing du lịch,NXB Thành phốHồChí Minh.
17. Nguyễn Đình Thọ, Giáo trình nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, 2013.
18. Alex Norman, Spiritual Tourism: Travel and Religious Practice in Western Society,Continuum Advances in Religious Studies, 2011.
19. Farooq Haq and John Jackson, Spiritual Journey to Hajj: Australian and
Pakistani Experience and Expectations, Journal of Management, Spirituality and
Religion, 2009.
20. Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 16/8/2016, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìnđến năm 2030.
21. Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 16/8/2017, Nghị quyết của BộChính trị vềphát triển du lịch trởthành ngành kinh tếmũi nhọn.
22. Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huếvềviệc phê duyệt “Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030”.
23. Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 29/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển . khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị gắn
với Nghịquyết 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huếvềphát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn.
24. Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Danh mục link tham khảo
25. http://www.huefestival.com/?cat_id=115&id=230#.XByq0R83vIU 26. https://kienthuc.net.vn/thien/chua-dieu-de-noi-qua-khu-va-hien-tai-128147.html 27.https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Chua-Thanh- Duyen/newsid/09C7194B-D067-4C65-B058-5BD8655E1F2A/cid/010ADD5E-B8C1- 4D12-81DD-05B7BBAB942B 28. http://webdulichhue.com/diem-den/kien-truc-nha-tho-phu-cam.html 29.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-127-KH- UBND-2017-thuc-hien-08-NQ-TW-03-NQ-TU-phat-trien-du-lich-Thua-Thien-Hue- 351134.aspx 30. https://sdl.thuathienhue.gov.vn/?gd=4&cn=32&tc=2832 31.http://dulich.baothuathienhue.vn/gioi-thieu-hue-tai-ho-i-cho-du-li-ch-itb-asia- singapore-2018-a63102.html 32.https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Gioi-thieu- tong-quan-Thua-Thien-Hue/cid/710F28B2-E3D2-4746-BE8C-CFAD794A99E3 33. https://sdl.thuathienhue.gov.vn/?gd=4&cn=307&tc=3565 34.https://baomoi.com/du-lich-tam-linh-hue-tiem-nang-chua-duoc-quan- tam/c/22717273.epi 35. http://www.thongkethuathienhue.gov.vn/ChiTietTin.aspx?id=123
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU 1. Đối với SởDu lịch Thừa Thiên Huế
1. Anh/chị đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của xúc tiến quảng bá trong du lịch?
2. Thời gian bắt đầu quan tâm đến việc khai thác và xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế?
3. Du lịch tâm linh đóng vai trò như thế nào đối với ngành du lịch tại Thừa Thiên Huếhiện nay?
4. Được biết thời gian qua Sở đã quan tâm nhiều đến việc phát triển du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế, vậy hiện tại và trong thời gian tới Sở có những chủ trương, chính sách như thế nào đểphát triển du lịch tâm linh tại đây?
5. Những khó khăn trong việc xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế?
6. Anh/chị có những đề xuất gì để việc xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huếtốt hơn?
2. Đối với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế
1. Anh/chị đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của xúc tiến quảng bá trong du lịch?
2. Những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh thời gian qua Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã thực hiện?
3. Những kết quả đạt được thông qua những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh mà Trung tâm?
4. Những khó thuận lợi, khó khăn mà Trung tâm gặp phải trong quá trình xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh?
5. Những dự định quảng bá du lịch tâm linh sắp tới Trung tâm sẽthực hiện là gì?
3. Đối với các công ty du lịch lữhành
2. Doanh nghiệp anh/chị bắt đầu khai thác du lịch tâm linh từ khi nào? Khách hàng du lịch tâm linh là ai?
3. Theo anh/chị, du lịch tâm linh có tầm quan trọng thế nào đối với ngành du lịch ởThừa Thiên Huếhiện nay?
4. Theo anh/chị tình hình xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Sở Du lịch hiện