Các chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 61)

5. Bố cục đề tài

3.1. Các chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế

Thiên Huế giai đoạn 2016–2020 và tầm nhìnđến 2030

Thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của BộChính trị vềphát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số03- NQ/TU ngày 08/11/2016 của tỉnh ủy (Khóa XV) về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030; UBND tỉnh ban hành kếhoạch thực hiện với những nội dung chủyếu sau:

3.1.1.1. Quan điểm

Nhằm quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy (Khóa XV) về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìnđến năm 2030;

Tăng cường sựlãnhđạo, chỉ đạo, điều hành và phối hợp đồng bộcủa các Sở, Ban Ngành, đoàn thể tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm góp phần phát triển du lịch tỉnh, để ngành du lịch thực sựlà ngành kinh tếmũi nhọn, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao;

Khai thác và phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch đặc trưng của Thừa Thiên Huế để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng du lịch Văn hóa di sản, tâm linh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng gắn với phát huy giá trị vănhóa bản địa và bảo vệ môi trường sinh thái;

Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch, kếhoạch đãđề ra đảm bảo nguồn lực đểthực hiện tạo đột phá theo hướng phát triển nhanh và bền vững, tránh

đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏlẻ...; chú trọng khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tếvà của cộng đồng.

3.1.1.2. Nội dung

a. Mục tiêu và các chỉtiêu chủyếu * Mục tiêu

Tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, đặc biệt chú trọng sản phẩm du lịch văn hóa- di sản; xây dựng một sốsản phẩm mới có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao.

Tăng trưởngổn định chỉ tiêu về lượt khách, tăng mạnh chỉ tiêu về doanh thu du lịch thông qua các thị trường khách có đẳng cấp, chi tiêu cao bằng cách tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng các dịch vụdu lịch cao cấp.

* Các chỉ tiêu chủyếu

Đến năm 2020: Du lịch - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh. Thu hút trên 5 triệu lượt khách, trong đó, 3 - 3,5 triệu lượt khách lưu trú, tăng bình quân 12 - 15%/năm; khách quốc tếphấn đấu đạt 2,5 triệu lượt, tăng bình quân 13%/năm, Doanh thu du lịch đạt khoảng 6.000 tỷ đồng. Thời gian lưu trú bình quân đạt 2,1 ngày. Suất chi tiêu bình quân trên 1,5 triệu đồng/khách.

Đến năm 2030: Du lịch - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh. Thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó, có 5 triệu lượt khách lưu trú; khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Doanh thu du lịch đạt khoảng 18.000 - 20.000 tỷ đồng. Thời gian lưu trú bình quânđạt 2,5 ngày.

Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy, xem đây là bước quan trọng trong nhiệm vụ cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh, đảm bảo tính chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm trong định hướng, đầu tư, phát triển.

Đổi mới nhận thức, tư duy vềphát triển du lịch.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu và hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng. Trong đó có xúc tiến đầu tư và xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh. Phát huy nét đặc trưng của du lịch tâm linh như Đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, Tượng Quán ThếÂm, các cổtự..., nhằm đáp ứng xu hướng của khách du lịch đang hướng tới trải nghiệm sựthanh tịnh.

Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiết yếu phát triển du lịch. Trong đó có đầu tư cơ sởhạtầng phát triển du lịch tâm linh:

- Tập trung đầu tư xây dựng đường kết nối đường phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén đểsớm đưa vào khai thác khu vực điện Hòn Chén và cácđiểm du lịch phía Tây thành phốHuế.

- Nâng cấp, mở rộng tuyến đường tiếp cận điểm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm - Bạch Mã nhằm thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả điểm du lịch tâm linh tại nơinày.

Nâng cao hiệu quảcông tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Hoàn thiện môi trường du lịch và cải cách, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ.

3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụphát triển du lịch tâm linh năm 2017 –2018

Thực hiện Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 29/5/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng các tour du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Du lịch xây dựng Kếhoạch khảo sát và xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khai thác các địa điểm du lịch tâm linh mới, góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch chung của tỉnh. Gia tăng lượng khách và thời gian lưu trú tại Huế...

Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch xây dựng, hình thành được một số sản phẩm, tour du lịch tâm linh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ một số doanh nghiệp và cá nhân đầu tư các loại hình dịch vụ, sản phẩm lưu niệm.

Góp phần quảng bá các sản phẩm, tour du lịch gắn với các địa điểm tâm linh đến với du khách trong nước và quốc tế.

3.1.2.2. Yêu cầu

Hoạt động khảo sát cần chọn lọc các địa điểm du lịch tâm linh phù hợp để xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch khai thác du lịch trên địa bàn.

Có sựphối hợp chặt chẽgiữa các phòng ban chuyên môn của Sở Du lịch với các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnhằm đảm bảo việc thực hiện khảo sát hiệu quả.

3.1.2.3. Nhiệm vụ

Xem xét điều kiện cơ sởhạtầng, cơ sở vật chất kỹthuật phát triển du lịch tại các điểm du lịch tâm linh.

Khảo sát điều kiện về môi trường tại các điểm du lịch tâm linh.

Khảo sát vềnhận thức của người dân địa phương tại điểm du lịch tâm linh vềchủ trương phát triển dịch vụdu lịch tại các điểm du lịch nói trên.

Tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp du lịch về các địa điểm, tour, tuyến phát triển du lịch tâm linh.

Đánh giá một số tour tâm linh đã và đang được một số doanh nghiệp lữ hành triển khai.

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc khác cần được giải quyết trong việc phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh

3.1.3. Kếhoạch triển khai chương trình phát triển du lịch tỉnh Thừa ThiênHuế năm 2019 Huế năm 2019

3.1.3.1. Mục tiêu và chỉtiêu cụthể a. Mục tiêu

Tiếp tục tập trung phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế thực sựtrở thành là ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 08/11/2016 của Tỉnhủy.

Tiếp tục mời kêu gọi và chọn lựa các nhà đầu tư chiến lược, thương hiệu trong và ngoài nước tập trung vào một sốdựán du lịch trọng tâm, trọng điểm đang xúc tiến đầu tư; tập trung quyết liệt đôn đốc tiến độ, triển khai các dựán du lịch lớn, có thương hiệu đang được nghiên cứu và đầu tư trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho các dự án đãđược cấp phép hoạt động có hiệu quả để tạo điểm nhấn về môi trường đầu tư của địa phương, qua đó sẽ thu hút được thêm nhiều các nhà đầu tư mới trong lĩnh vực du lịch.

Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu du lịch Huế trên cơ sở tập trung khai thác thếmạnh các sản phẩm du lịch: văn hóa di sản,ẩm thực và đầm phá.

Duy trì các thị trường khách truyền thống, tăng cường phát triển và mởrộng một sốthị trường khách mới thông qua chương trình hợp tác, liên kết chặt chẽvới các hãng hàng không, các tỉnh thành kết nghĩa trong nước.

Tăng cường liên kết trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour - tuyến liên tỉnh, liên vùng, xúc tiến đầu tư, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch bền vững trong mối quan hệphát triển du lịch liên vùng.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch; tăng cường đổi mới hình thức và nội dung quảng bá đểxây dựng và giới thiệu hìnhảnh du lịch Thừa Thiên Huế đến du khách trong và ngoài nước. Phát triển hơn nữa công tác quảng bá tại chỗthông qua các trung tâm quảng bá du lịch trên khắp địa bàn tỉnh.

Duy trì các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh tạo sự phong phú cho việc xây dựng tour du lịch và tăng thời gian lưu trú của khách, đặc biệt tập trung nguồn lực tổchức Festival chuyên đềHuế2019.

Chuẩn hóa dần các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn và tạo được sản phẩm lưu niệm, đặc sản ổn định để phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách.

b. Chỉtiêu cụthể

Phấn đấu năm 2019 thu hút khách đến tham quan và lưu trú đạt 4,3 - 4,5 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tếchiếm từ40% - 45%); khách lưu trú đạt 2,3 triệu lượt, tăng 10% so với cùng kỳ; Doanh thu du lịch ước đạt 4.500 tỷ đồng, từ13- 15% so với năm 2018.

3.1.3.2. Nhiệm vụchủyếu

Phát triển đồng bộ cơ sởvật chất kĩ thuật và hạ tầng dịch vụ. Trong đó tiếp tục kêu gọi các nhà đầu lớn và có thương hiệu khác nghiên cứu đầu tư các dựán du lịch có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt cần ưu tiên tập trung vào một số dự án trọng tâm, trọng điểm như du lịch sinh thái, tâm linh và nhà PhápởBạch Mã.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó đẩy mạnh việc hoàn thiện dịch vụvà mởrộng khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng dựa vào suối thác, làng nghề, các làng văn hóa truyền thống, du lịch tâm linh,....

Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước và hoàn thiện môi trường du lịch. Đào tạo phát triểnnguồn nhân lực dịch vụ.

Tăng cường các hoạt động hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và trong khu vực

3.1.4. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Xúctiến Du lịch năm 2019 tiến Du lịch năm 2019

3.1.4.1. Mục tiêu

Tập trung phát triển ngành du lịch thực sựlà ngành kinh tếmũi nhọn, tạo sự đột phá bước đầu cho giai đoạn 2017–2020.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụhiện có, đặc biệt chú trọng sản phẩm du lịch văn hóa –di sản; xây dựng một sốsản phẩm mới có tính đặc trưng và cạnh tranh cao như: Du lịch Tôn giáo và tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh; du lịch biển và đầm phá; món ăn Huế- vị thế văn hóa ẩm thực Việt Nam và một sốsản phẩm tổng hợp khác dành cho thị trường đặc thù.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin nhằm truyền thông sự kiện “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt – Sự tận hưởng kì thú, giai đoạn 2018– 2020”.

Giữvững thị trường truyền thống, tăng cường tìm kiếm thị trường tiềm năng, tạo cơ hội xúc tiến đầu tư du lịch vào tỉnh nhà, tiếp tục truyền thông hình ảnh và thương hiệu điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế hướng đến là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.

Đẩy mạnh vai trò chủ đạo của cơ quan xúc tiến du lịch nhà nước trong hoạt động xúc tiến của địa phương; kết nối chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch (Hội khách sạn, hội lữ hành) phối hợp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá và trong công tác kêu gọi đầu tư, tăng cường xã hội hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

3.1.4.2. Phương hướng, nhiệm vụ

Tổchức Lễ đón khách du lịch quốc tế đến Huế đầu tiên bằng đường hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài và đường hàng hải tại Cảng Chân Mây nhằm thể hiện tinh thần mến khách và khởi động cho chuỗi các sự kiện du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.

Vận hành Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ Du khách: cung cấp ấn phẩm và hỗ trợ thông tin miễn phí dành cho khách du lịch; tiếp tục cập nhật, thu thập thông tin, các điểm dịch vụ du lịch và ấn phẩm của doanh nghiệp du lịch uy tín trên địa bàn đểphục vụdu khách tại Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗtrợ Du khách và hệthống kệ ấn phẩm đặt tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Huế; lắp đặt hệ thống đường dây nóng hỗtrợthông tin cho khách du lịch trên địa bàn thành phốHuế.

Quản trịvận hành, cập nhật tin bài trên trang web tiếng Nhật vietnamhuekanko.com, fanpage Hue tourism information center, fanpage song ngữ Việt – Anh và fanpage

Thiên Huế; hướng đến tuyên truyền, quảng bá điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế và Festival Nghề truyền thống 2019 cũng như sử dụng công cụgmail cập nhật thông tin đến với các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tếvà nhiều email điện tửkhác.

Triển khai lắp đặt hệ thống bảng chỉ dẫn du lịch giai đoạn 3 tại các huyện/thị xã Hương Trà, Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc. Bảo trì, duy tu hệ thống đã được lắp đặt trong năm 2017 –2018.

Tiếp tục xúc tiến quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế thông qua các kênh trực tuyến đối với thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông,…; tăng cường truyền thông trên các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Youtube…

Phối hợp mời blogger nổi tiếng làm phim giới thiệu điểm đến Thừa Thiên Huếvà quản bá trên các trang mạng xã hội.

Triển khai thực hiện quy chế phối hợp hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019 nhằm vinh danh các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh có nhiều đóng góp cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vận hành, khai thác phòng truyền thông media: sản xuất ấn phẩm điển tử, clip

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)