Các cơ sở thuộc Thiên Chúa giáo

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 43 - 45)

5. Bố cục đề tài

2.2.1.2.Các cơ sở thuộc Thiên Chúa giáo

Là một tôn giáo có số giáo dân đông đảo đứng thứ hai (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên Huế, Thiên Chúa giáo có lịch sửdu nhập vào xứHuế dưới thời chúa Nguyễn trị vìĐàng Trong (1558 –1775) và phát triển khá mạnh, dù có lúc triều đình nhà Nguyễn đã ban hành chính sách cấm đạo. Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có 45 giáo xứvới hơn 90 nhà thờ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó tiêu biểu là các nhà thờ, thánh đường như: Nhà thở Phủ Cam, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhà thờ Thánh Phanxico Xavie, nhà thờ Phường Đúc, Đan viện Thiên An,… Trong số cácthánh đường, nhà thờThiên Chúa giáo ở Huế, nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Đan viện

Nhà thờ Phủ Cam: Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam là một nhà thờ có kiến trúc ấn tượng, do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ – “cha đẻ” của Dinh Độc Lập thiết kế. Được xây dựng lần đầu vào năm 1682, trải qua nhiều thăng trầm thời gian, đến năm 1963 bắt đầu xây dựng mới theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế như chúng ta nhìn thấy ngày nay. Nhìn tổng thể, nhà thờ Phủ Cam với những đường nét thanh toát, đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời, hai đường lượn phía trước tiền đường được xây bằng đá uốn cong xuống như hai vạt áo dài lớn hoặc như chiếc khăn quàng khổng lồai vắt ngang trời. Cùng với những chi tiết kiến trúc đặc sắc khác, nhà thờ PhủCam tạo nên một không gian kiến trúc hoành tráng, vừa gần gũi, gợi cảm, vừa thánh thiện, tôn nghiêm, mang đầy tính nghệthuật và tôn giáo.

Nhà thờ Đứ c Mẹ Hằ ng Cứ u Giúp:Nhà thờ này thường được biết đến dưới tên gọi Dòng Chúa Cứu Thế, tọa lạc trên mảnh đất hình tam giác,phía trước là giao lộcủa đường Nguyễn Huệvà Nguyễn Khuyến (phường Phú Nhuận, thành phốHuế). Nhà thờ được khởi công xây dựng vào tháng 3/1959 và hoàn thành vào tháng 8/1962, trên bộ phận của giáo xứ Đức MẹHằng Cứu Giúp từ năm 1940 sau khi tách ra từDòng Chúa Cứu Thế (có mặt ở Huế từ năm 1928). Kiến trúc thánh đường này do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế và do tu sĩ Bùi Văn Khắc (Dòng Chúa Cứu Thế) đảm nhận thi công với sựhợp tác của 150 tay thợ. Ngôi thánh đường này tuy ra đời muộn hơn so với nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam nhưng là một kiến trúc hiện đại của Tây phương với phong cách trang trí cổ điển của phương Đông, khiến cho nhà thờ vừa lộng lẫy, uy nghi, vừa gần gũi, thân thiện với giáo dân và du khách đến đây hành lễ và thăm viếng thường ngày.

Đan việ n Thiên An: Đan viện Biển Đức Thiên An, thường được gọi là Đan viện Thiên An, được xây dựng vào mùa hè năm 1940, do các đan sĩ Biển Đức người Pháp thành lập với cái tên Thiên An (bình an từtrời), tọa lạc trên ngọn đồi Thiên An– tên của ngọn đồi được đặt theo tên của Đan viện. Cách trung tâm thành phốHuế10km về phía nam, Đan viện Thiên An thuộc địa phận xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Nằm trên ngọn đồi thơ mộng quanh năm gió mát với ngàn thông reo xanh vi vút suốt

đẹp Thiên An còn sâu lắng, quyến rũ lòng người bởi khí hậu mát mẻ, trong lành. Trong khuôn viên Đan viện Thiên An, bên phải có đồi Đức Mẹ; ẩn sâu một cách kín đáo trong rừng thông là đồi Thánh Giá; phía bên trái nhà thờ là tháp chuông vút cao đầy kiêu hãnh; hai hồ nước trong đan viện được đào năm 1940 – 1960, cung cấp nước cho toàn khu vực và trở thành thắng cảnh, trong đó có hồ Thủy Tiên huyền thoại với những giọt nước thủy chung. Đan viện nằm giữa một khung cảnh trầm lắng, yên tĩnh, chính là nơi để các đan sĩ đi vào chiều sâu của đời tu trì, cũng như tạo điều kiện cho những ai đến đây đểtĩnh tâm, cầu nguyện và kiếm tìm sựbình an trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 43 - 45)