“Tính chất phụ nữ” đi liền với tính chất yếu thế, trở thành đối tượng thể hiện nam tính

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 65 - 66)

14 Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, tr

3.3.1. “Tính chất phụ nữ” đi liền với tính chất yếu thế, trở thành đối tượng thể hiện nam tính

với trách nhiệm gia đình. Tương tự như hai đối tượng điện ảnh trước, chúng tôi thực hiện việc phân tích thao tác xây dựng hình ảnh, tương đương với bước chỉ ra yếu tố

hình thức (lớp kí hiệu thứ nhất của huyền thoại); sau đó diễn đạt ấn tượng điện ảnh, tương đương với bước chỉ ra nghĩa(của lớp kí hiệu thứ nhất, đồng thời là hình thức

của lớp kí hiệu thứ hai). Sự tổng hòa của những ấn tượng này chính là sự biểu đạt khái niệmhuyền thoại.

3.3.1. “Tính chất phụ nữ” đi liền với tính chất yếu thế, trở thành đối tượng thểhiện nam tính hiện nam tính

Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy điều này thể hiện qua cách trình hiện nhân vật Mận. Tạo hình của nhân vật này là một cô bé có đôi mắt to tròn nhưng đôi mắt thường xuyên trong trạng thái lầm lũi, những biểu cảm khác của nhân vật này cũng hiện lên phần lớn thông qua đôi mắt. Phụ thuộc vào những bối cảnh khác nhau, đôi mắt ấy nói lên khá nhiều điều về tâm lí nhân vật: buồn tủi sau khi bị mẹ đánh; sợ sệt khi đưa bức thư chứa hai câu thơ cho thầy giáo; bối rối khi tặng cho Thiều tập thơ tình; xa cách và trốn tránh đối với Thiều sau tai nạn của Tường. Có thể thấy, nhân vật được xây dựng với ý niệm về nữ tính thiếu nhi gắn liền với sự hạn chế về tính chủ động trong hành vi. Thông qua đôi mắt ít khi vui tươi của Mận, người xem đón nhận ấn tượng về những cô bé đi liền với tính nhút nhát, rụt rè và thiếu hụt sức mạnh nội tâm. Mận còn hay được biểu hiện trong tư thế cúi nhẹ đầu. Hầu như ngoại trừ khi chơi với Tường, nhân vật này đối với ai cũng ít khi tự tin đối mặt. Mận chỉ biểu lộ phản kháng tâm trạng bằng đôi mắt. Như vậy, so với nhân vật Thiều và Tường, Mận được trình hiện với sự đối lập đáng kể mang dấu ấn về giới. Nhân vật này được gán với những ấn tượng bị động của phái yếu.

Sự bị động của Mận là động lực cho nhân vật Thiều bộc lộ khả năng che chở của mình. Việc sắp đặt các cảnh phim đã góp phần làm rõ ý thức về nam tính này của Thiều. Nhưng cảnh phim biểu hiện nhân vật Mận cùng với tình cảnh yếu đuối của mình luôn xuất hiện trước, và theo sau là cảnh phim có chứa Mận và Thiều. Đặc

biệt, trước trường đoạn Thiều lắng nghe câu chuyện gia đình của cô bạn, và trường đoạn hai đứa trẻ đi với nhau trên đoạn đường nhỏ um tùm cây, là cảnh phim Thiều nhìn thấy chú Đàn và chị Vinh ngồi cùng nhau dưới gốc cây, vai chú Đàn để cho chị Vinh tựa vào. Có thể thấy, hành vi của hai người lớn vừa có tác động định hình, vừa có tác động thúc đẩy nhân vật Thiều ý thức về mối tương quan giữa hai giới. Hình ảnh của chú Đàn và chị Vinh khiến Thiều nghĩ rằng, lẽ dĩ nhiên người nam phải là chỗ dựa cho người nữ. Và Thiều, nhờ có Mận, có cơ hội thể hiện những hành động mà cậu nghĩ một chàng trai phải làm đối với một cô gái.

Thứ hai, chúng tôi nhận thấy tính chất yếu thế trong cách trình hiện nhân vật chị Vinh. Nhân vật này tuy góp mặt không nhiều nhưng sự trình hiện trong tác phẩm cải biên vẫn để lại cho người viết ấn tượng đáng kể. Cụ thể, nhân vật nữ này, trong những cảnh phim hiện diện chung với nhân vật chú Đàn, đều được đặt trong những tư thế quen thuộc với mục tiêu phản ánh mối quan hệ trong một cặp đôi. Sự sắp đặt cho nhân vật nữ ngả đầu vào nhân vật nam khi hai người ngồi cùng nhau dưới tán cây; và sự sắp đặt cho nhân vật nữ níu lấy cánh tay, thụt lùi về phía sau một khoảng khi di chuyển cùng với nhân vật nam; và cả sự biểu hiện trạng thái dò xét không gian của Vinh, để đảm bảo tính bí mật của mối quan hệ với Đàn, cho thấy tính rập khuôn trong tư duy trình hiện tư thế người phụ nữ trong tình yêu. Ở đây, rõ ràng nữ tính bị đánh đồng với tư thế hậu phương, với motif biểu đạt truyền thống gắn với đặc quyền được che chở, và cũng đồng thời gắn liền với tâm lí ngại ngùng, che đậy. Nhân vật chị Vinh, tuy xuất hiện với dung lượng eo hẹp, nhưng lại là sự trình hiện rõ ràng nhất lối mòn hình ảnh được xây dựng cho những nhân vật nữ.

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)