CHƯƠNG 3: HUYỀN THOẠI NGƯỜI NỮ TRONG BA PHIM ĐIỆN ẢNH

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 58 - 60)

14 Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, tr

CHƯƠNG 3: HUYỀN THOẠI NGƯỜI NỮ TRONG BA PHIM ĐIỆN ẢNH

ĐÈN LỒNG ĐỎ TREO CAO; XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…RỒI LẠI XUÂN

TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH

3.1.Đèn lồng đỏ treo cao: “tính chất phụ nữ” đi cùng với hoàn cảnh phong tỏa;

như là công cụ tình dục và gắn liền với sự nắm giữ hạnh phúc bởi nam giới 3.1.1. Huyền thoại được biểu đạt thông qua tương quan giữa hình ảnh người phụ nữ với không gian và các yếu tố trong không gian: “tính chất phụ nữ” đi cùng với hoàn cảnh phong tỏa

Thông qua thao tác cải biên, đối tượng cải biên được hiện diện trong ngôn ngữ mới, ở đây là ngôn ngữ điện ảnh. Sự trình hiện của kí hiệu điện ảnh mang lại những ấn tượng về thị giác, và đây chính là hình thức mời gọi ta tiếp nhận khái niệm huyền thoại. Để làm rõ phát hiện của mình về huyền thoại:“tính chất phụ nữ” gắn liền với hoàn cảnh phong tỏa, chúng tôi tiến hành chỉ ra và phân tích những ấn tượng thị

giác về sự trình hiện hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Việc phân tích thao tác xây dựng hình ảnh tương đương với bước chỉ ra yếu tố hình thức (lớp kí hiệu thứ nhất của huyền thoại). Việc diễn đạt ấn tượng điện ảnh tương đương với bước chỉ ra

nghĩa (ở lớp kí hiệu thứ nhất, đồng thời trở thành hình thức ở lớp kí hiệu thứ hai). Sự tổng hòa của những ấn tượng này chính là sự biểu đạt khái niệm huyền thoại. Cách gọi tên “tính chất phụ nữ” là khái quát hóa của người viết sau khi tiếp nhận sự trình hiện của nhà cải biên về hình tượng phụ nữ.

“Tính chất phụ nữ” gắn liền với hoàn cảnh phong tỏa, thứ nhất, hiện lên qua các cảnh phim có cỡ cảnh góc rộng. Góc máy rộng biểu đạt chủ thể trong một khung cảnh rộng lớn. Trong Đèn lồng đỏ treo cao, góc máy rộng kể cho người xem các

đặc trưng kiến trúc và tính chất hiện diện của con người. Sự góp mặt của nhiều cảnh góc rộng tô đậm sự chiếm ưu thế của không gian. Bên cạnh sự trình hiện mang tính chất đối xứng mà người viết đã đề cập, căn phủ nhà họ Trần đặt trong thế tương quan với hình ảnh con người, còn mang tính rợn ngợp bởi sự chiếm hữu của nó về chiều rộng và chiều cao. Khung cảnh rộng lớn trên mái nhà với sự ngự trị của những phần mái to lớn trùng điệp và những khoảng sân mênh mông tạo ra sự xung đột rõ nét giữa một bên là sự hiện diện nhỏ bé, bơ vơ của nhân vật, một bên là sự

bao la, vững chãi của công trình. Đó là một biểu hiện của thực tại điện ảnh: nhân vật nữ yếu thế và bị phong tỏa bởi hoàn cảnh sống của mình.

Thứ hai, trong cảnh phim Xuân Mai gặp gỡ Phi Phố - con trai Trần Tả Thiên, cũng tại một địa điểm trên cao, trong một căn phòng trống, dài, có nhiều cửa sổ và hai cửa chính. Góc máy rộng tiếp tục diễn tả sự chiếm lĩnh của những tòa nhà trong không gian. Hình ảnh nhân vật, nếu thiếu đi ưu thế chuyển động, chắc hẳn đã mất hút trong khung hình vì kích thước quá nhỏ bé so với những mái nhà nối dài bất tận. Khi Xuân Mai và Phi Phố cùng hiện diện trong căn phòng trống, có thể nhận ra, hình ảnh Xuân Mai được đặt trong khung cửa, và cô không dám bước qua khỏi khung cửa đó, cả khi Phi Phố đã rời đi. Xuân Mai bị phong tỏa trong giới hạn của mình, giới hạn của gia qui và truyền thống đối với một tì thiếp.

Thứ ba, đại diện cho sự phong tỏa của truyền thống còn là các vật thể trong không gian. Những giây phút đầu tiên khi Xuân Mai bước chân vào nhà họ Trần, hình ảnh cô được đặt trên phông nền là bức tường được chạm khắc bởi vô vàn chữ Hán cổ, báo hiệu một số phận bị bao phủ bởi những giá trị thâm căn cố đế.

Sự thống trị của truyền thống lên số phận của nhân vật này cũng được thể hiện thông qua căn phòng mà cô ở: trang trí quanh khắp các bức tường là những tác phẩm nghệ thuật cổ điển, bao gồm cả chữ viết và tranh vẽ, thậm chí phần tường trống nơi giường ngủ cũng ngự trị hình ảnh hai nhân vật thuộc về quá khứ. Có thể thấy ở đây thêm một sự báo hiệu, rằng bóng ma xưa cũ luôn giám sát và ôm bọc lấy cô, ngay từ không gian cá nhân.

Ngoài ra, tính chất truyền thống và vị thế của nó còn hiện lên trong khung cảnh phòng ăn: trên những bức tường phòng ăn treo kín hình ảnh của tổ tiên. Bữa ăn gia đình vì thế bị bao vây bởi ánh mắt của rất nhiều con người khác, từng nắm giữ gia qui và duy trì gia qui. Như vậy, thế lực này, hiện diện và giám sát cả không gian tập thể.

Nói tóm lại, những người phụ nữ trong Đèn lồng đỏ treo cao, và đặc biệt là nhân

vật trung tâm Xuân Mai, qua nhiều phương diện điện ảnh, hiện lên trong sự phong tỏa của sức mạnh gia tộc mà đứng đầu là nam quyền. Huyền thoại ở đây được tiếp nhận một cách tự nhiên bởi ấn tượng thị giác gần như tức khắc đến từ nghệ thuật dàn cảnh và lựa chọn cỡ cảnh phim.

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)