Đèn lồng đỏ treo cao

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 37 - 38)

4 Roland Barthes, Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức, 2008, tr

2.1.1. Đèn lồng đỏ treo cao

Trong sự đối chiếu với tác phẩm được cải biên Thê thiếp thành quần, người viết

nhận thấy Đèn lồng đỏ treo cao là sản phẩm của quá trình lựa chọn, tập hợp, sáng tạo và tái cấu trúc. Chúng tôi từ chối sử dụng từ “thay đổi” bởi cho rằng đây là phương pháp tiếp cận sai lầm mà nhiều bài viết, đặc biệt là các bài viết truyền thông đại chúng sử dụng: chỉ ra những “thay đổi” so với “nguyên tác” và đánh giá về mức độ thành công hoặc thất bại của những khác biệt này. Chúng tôi cho rằng, cách đối sánh này dừng lại ở việc đem lại những cảm giác thú vị cho mục đích giải trí. Quay trở lại với luận điểm, chúng tôi khảo sát các yếu tố trong phim điện ảnh Đèn lồng đỏ treo cao (tác phẩm cải biên) của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đối chiếu với tiểu thuyết Thê thiếp thành quần (tác phẩm được cải biên) của nhà văn Tô Đồng nhằm trả lời câu hỏi: Điều gì đã được lựa chọn?

Người viết cho rằng, từ tác phẩm của Tô Đồng, nhà cải biên đã chọn lựa ba yếu tố để phát triển và sáng tạo nên phim điện ảnh, bao gồm:

(1) Diễn biến nội dung cơ bản (2) Yếu tố thời gian

(3) Dấu ấn của tính chất truyền thống trong các chi tiết nghệ thuật

Yếu tố thứ nhất được lựa chọn: Diễn biến nội dung cơ bản

Diễn biến nội dung là yếu tố quan trọng trong việc nhận diện dấu ấn chất liệu được sử dụng để cải biên (điều này liên quan đến một trong những nội dung khi định nghĩa về hiện tượng cải biên đã đề cập ở chương 1: Một sự chuyển vị được thừa nhận từ một hay nhiều tác phẩm khác mà có thể nhận diện (An acknowledged

transposition of a recognizable other work or works). Đèn lồng đỏ treo cao lựa chọn kể một câu chuyện gần như tương đương với những gì tiểu thuyết Thê thiếp thành quần đã kể: Một cô gái từng là sinh viên Đại học phải từ bỏ cuộc sống cũ để trở thành người vợ thứ tư của Trần Tả Thiên, một lão gia giàu có, đứng đầu một gia tộc quyền lực. Ba người vợ còn lại của Trần lão gia lần lượt là một lão bà ưa Phật

Pháp, một phụ nữ trung niên với dáng vẻ đầm ấm và duyên dáng, một đào hát xinh đẹp đã giải nghệ. Bốn người phụ nữ trên ngấm ngầm tham gia vào cuộc chiến sở hữu ân sủng của lão gia mỗi đêm, và Tứ phu nhân còn phải quan tâm đến một người phụ nữ khác trong việc thu hút sự quan tâm của Trần Tả Thiên, đó là người hầu của nàng. Dần dà, Tứ nương phát hiện Nhị nương - người luôn đối xử với nàng bằng sự ngọt ngào, lại là người luôn ngấm ngầm hại nàng, và Tam nương - tuy có vẻ cay độc lạnh lùng, mới là người duy nhất thông cảm với hoàn cảnh của cô. Tứ nương trải qua những khiếp sợ và phẫn nộ đối với thân phận của những người phụ nữ làm vợ Trần Tả Thiên. Không lâu sau, Tam nương bị phát giác ngoại tình, và bị gia nhân tuân phục gia qui mà giết chết - tại nơi mà nhiều người đàn bà đời trước cũng đã chịu chung kết cục. Chứng kiến sự bức tử đó, Tứ phu nhân loạn trí. Mùa xuân năm sau, Trần lão gia cưới người vợ thứ năm.

Câu chuyện trên đáp ứng được nội dung căn bản của cả tác phẩm được cải biên lẫn tác phẩm cải biên. Đó chính là cốt lõi mà nhà cải biên đã lựa chọn. Nhà văn Tô Đồng xây dựngThê thiếp thành quầnbằng câu chuyện trên cùng các yếu tố bổ sung (tạm gọi là A). Nhà cải biên xây dựng phim điện ảnhĐèn lồng đỏ treo caobằng câu chuyện trên cùng các yếu tố bổ sung khác (tạm gọi là B). Tuy sự tham gia và vai trò của A và B là khác nhau nhưng sự tương đồng về câu truyện đã làm rõ tính chất thể nhận diệnở sản phẩm cải biên.

Yếu tố thứ hai được lựa chọn: Yếu tố thời gian

Thời gian là một điểm đáng quan tâm được nhà cải biên lưu ý, sự hiện diện của thời gian trong tác phẩm biểu hiện cụ thể ở yếu tố mùa và yếu tố ngày tháng. Trong tác phẩm của Tô Đồng, dấu ấn thời gian hiện lên trong quá trình tự sự thông qua những thông báo trực tiếp. Khi Tứ nương lần đầu tiên bước chân vào nhà họ Trần, tác giả miêu tả: “Trong ánh nắng buổi chiều thu, hình dáng mảnh khảnh của Tùng Liên

càng tỏ ra mảnh mai và thanh tú […]8”. Ở những sự kiện sau, có sự giới thiệu về ngày tháng: “Ngày mùng tám tháng chín âm lịch, trước ngày lễ Song Cửu, Trần

thiếu gia về thăm nhà.9”; hay “Vào ngày mùng bảy tháng mười hai âm lịch, […].

8 Tô Đồng,Thê thiếp thành quần,http://sundailynews.net/the-thiep-thanh-quan-treo-cao-den-long-tac-gia-to-dong/,

tr.3

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)