9 Tô Đồng, Thê thiếp thành quần, tr
2.1.3. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Bộ phim cải biên này, về động thái đối với tác phẩm được cải biên, chúng tôi cho là tương đối đơn giản: lựa chọn để tái hiện hầu như toàn bộ các sự kiện trong tác phẩm
được cải biên. Nhưng quan trọng hơn, là sự thành công ở phương diện trình hiện những ấn tượng thị giác khi chuyển vị chất liệu nghệ thuật từ cách thức tiếp nhận đi từ ngôn từ đến tưởng tượng, sang cách thức tiếp nhận trực quan.
Như đã trình bày, mục tiêu sản xuất của phim điện ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, có thể nói, tập trung vào yếu tố thương mại. Chính vị vậy, thành công đáng kể
của tác phẩm là tạo ra trải nghiệm mới sinh động hơn so với trải nghiệm đã có trên trang sách. Tính chất sự kiện tương đối đơn giản và ngắn gọn từ tác phẩm văn học này không tạo ra quá nhiều thách thức cho nhà cải biên và vì thế, nội dung từ tác phẩm được cải biên được tái hiện hầu như toàn bộ vào sản phẩm điện ảnh, theo nguyên tắc chuyển vị ngôn ngữ diễn đạt.
Thứ nhất, người viết nhận thấy, cách tổ chức sự kiện văn học đã tận dụng ưu thế ngôn từ, định hình nội dung tự sự khái quát hoặc đối tượng tự sự nhắm đến bằng yếu tố tiêu đề. Có đến tám mươi mốt tiêu đề được xây dựng trong truyện dài, nhưng không đồng nghĩa với tám mươi mốt đối tượng tự sự khác biệt. Sự tham gia của tiêu đề mang đến một tác dụng to lớn là tránh được những ràng buộc về trình tự sự kiện. Có những tiêu đề mở đầu cho sự tiếp diễn sự kiện. Nhưng cũng có rất nhiều tiêu đề định hình người đọc chuyển sang tiếp nhận một sự kiện mới, hoặc một đối tượng mới, và trong những hoàn cảnh này, thì tiêu đề không khác gì ấn tượng bản lề cho nội dung trình hiện sắp sửa. Tác phẩm điện ảnh cải biên không sử dụng cách tổ chức trên, thay vào đó, chỉ tận dụng đặc trưng thể loại là tạo ra ấn tượng về thị giác và chủ ý sắp đặt những ấn tượng đó. Nhìn chung, những sự kiện cơ bản liên quan đến hai nhân vật trung tâm từ truyện dài đều được nhà cải biên lựa chọn, tái xây dựng bằng ngôn ngữ điện ảnh, tạo thành những cảnh phim, và sắp đặt các cảnh phim thành một câu chuyện gần như tuyến tính. Nói “gần như” là bởi tác phẩm điện ảnh cải biên mở đầu bằng cảnh phim cha con Thiều đẩy Tường len lỏi qua khu chợ, trên chiếc xe kéo nặng nề - một sự kiện quan trọng sẽ xuất hiện trong diễn biến bộ phim. Với hình thức sắp đặt này, người cải biên chủ ý hướng đến một ấn tượng xúc động và tò mò, đồng thời tạo ra động lực theo dõi dòng tự sự của bộ phim. Câu chuyện (story) mà phim điện ảnh cải biên muốn kể và câu chuyện (story) hiện lên trong truyện dài là tương đồng, mặc dù cách xây dựng cốt truyện (plot) khác nhau: hai anh em ruột Thiều và Tường cùng nhau trải qua những dấu ấn tuổi thơ đặc biệt.
Trong đó, nổi bật là những trò chơi nghịch ngợm mà cậu em thường xuyên gánh đòn cho anh hoặc luôn luôn là hậu phương vững chắc cho anh; là câu chuyện tình của chú Đàn; là câu chuyện cưu mang cô bạn gái tên Mận; là giai đoạn khó khăn của cả làng khi phải đối mặt với thiên tai; tai nạn của Tường và phép màu xảy ra với cậu.