Thao tác chuyển vị ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 52 - 53)

9 Tô Đồng, Thê thiếp thành quần, tr

2.2.3.1. Thao tác chuyển vị ngôn ngữ nghệ thuật

Yếu tố tự sự và miêu tả xuất hiện trong văn bản truyện dài dễ dàng được chuyển vị sang ngôn ngữ điện ảnh thông qua việc xây dựng bối cảnh, đặt vào đó các nhân vật và thiết kế hành vi của nhân vật, diễn đạt những góc độ của sự kiện thông qua các ấn tượng thị giác. Ngôn ngữ điện ảnh trình hiện sinh động lời kể của nhân vật về một đối tượng thứ ba bằng sự tham gia của những cảnh phim minh họa hoặc hồi tưởng. Điều này biểu hiện cụ thể ở trường đoạn nhân vật chú Đản kể chuyện ma cọp, trường đoạn Tường sợ hãi tưởng tượng về hồn ma của ba con Mận, và trường đoạn Thiều hồi tưởng về tai nạn của con Nhi. Sự trình hiện này tạo nên ấn tượng về thực

tại điện ảnh: người xem có cảm giác được xâm nhập vào tâm trí của nhân vật. Từ đó, trải nghiệm điện ảnh trở nên thực sự sâu sắc và chân thực.

Bên cạnh yếu tố tự sự và miêu tả, yếu tố biểu cảm trong văn bản được cải biên, cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nhân vật trong truyện dàiTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh thường xuyên biểu cảm, trước các sự kiện, hay trước một nhân vật khác. Sự chuyển vị các yếu tố biểu cảm này, đối với tác phẩm điện ảnh, được thể hiện bởi diễn xuất của các diễn viên. Ngôn ngữ hình thể, những biến đổi cơ mặt và kĩ thuật nhập vai là phương tiện trình hiện yếu tố cảm xúc đối với loại hình điện ảnh. Người viết đặc biệt chú ý đến những cảnh phim trình hiện cận cảnh diễn biến cảm xúc trước biến cố của ba nhân vật: cảnh phim Tường khóc nức nở vì sự biến mất của cu cậu; cảnh phim Thiều tức giận vì hiểu nhầm với trò chơi đồ hàng của Tường và Mận; cảnh phim diễn tả nỗi đau đớn của Tường khi ông Xung thăm bệnh; và cảnh phim Mận xúc động trong giây phút chia tay. Từ ngôn từ miêu tả khá đơn giản và ngắn gọn đến cách thể hiện của diễn viên để truyền tải cảm xúc như nhà cải biên mong đợi, không phải là thao tác dễ dàng. Thế mới thấy, người diễn viên cũng chính là một nhà cải biên, chuyển vị từ văn bản được tiếp nhận theo lối tưởng tượng sang trình hiện trực quan. Thử ví dụ bằng hai trường hợp, cảnh phim Tường khóc vì mất Cu Cậu và cảnh phim Thiều tức giận vì nghĩ Tường lén ăn thịt gà chung với Mận. Văn bản truyện dài thể hiện hoàn cảnh thứ nhất như sau: “Đến khi biết chắc

Cu Cậu đã biến mất, nó buông cuốc xuống, òa ra khóc. […] Tường chỉ nói được ba tiếng rồi “hức hức14” không nói tiếp được nữa.” Sự xúc động của nhân vật Tường

được thể hiện qua hai câu trên, hình thức biểu hiện là câu đơn có trạng ngữ biểu đạt hoàn cảnh và mở rộng thành phần vị ngữ. Ngữ động từ chính biểu đạt trực tiếp cảm xúc nhân vật: “òa ra khóc”; “hức hức”. Có thể thấy, chất trữ tình của ngôn từ là phương tiện khơi gợi sự tưởng tượng của người tiếp nhận. Khi chuyển vị văn bản này sang hình thức điện ảnh, người xem tiếp nhận trực tiếp - thông qua thính giác và thị giác - tư thế, phát ngôn và biểu cảm của nhân vật: diễn viên đảm nhận nhân vật Tường ngồi khoanh chân dưới đất, đầu hơi cúi, đôi mắt chỉ mở nhẹ, nước mắt giàn giụa, mũi đỏ vì khóc, sụt sịt thành tiếng, khuôn miệng mếu máo, đối thoại cùng Thiều . Sau đó giữ nguyên tư thế và òa khóc to hơn. Như vậy, người xem tiếp nhận

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)