14 Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, tr
3.3.2. “Tính chất phụ nữ” đi liền với trách nhiệm đối với gia đình
Chúng tôi nhận thấy vấn đề này thông qua cách trình hiện nhân vật người mẹ của Thiều và Tường. So với nhân vật người cha, nhân vật người mẹ xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh hơn, và những hoàn cảnh đó đi liền với trạng thái hoặc trách nhiệm đối với nhu cầu tồn tại của gia đình. Nhân vật người mẹ buôn bán ở chợ, bày trò chơi cho lũ trẻ vào mùa lũ, quản lí mâm cơm, đi theo xe buôn và gắn liền với dáng ngồi túc trực trên tấm phản đặt trong nhà, dù là cùng với Tường hay cùng với chồng. Mô hình gia đình của Thiều và Tường được trình hiện mang đậm dấu ấn của tư duy
truyền thống: người cha yêu thương con cái bằng roi vọt, và tất nhiên, người mẹ yêu thương con cái bằng nước mắt.
Tạo hình của người mẹ là tạo hình tiêu biểu của phụ nữ ở nông thôn Việt Nam: tóc búi sau đầu, áo quần đơn sơ và đội nón lá. Ngoài việc đáp ứng tính nhất quán văn hóa với bối cảnh cải biên, tạo hình này còn mang tính công thức rất lớn, định hình tiếp nhận của người xem về tính chất nhân vật. Đi liền với tạo hình này là ấn tượng về người phụ nữ nông thôn tần tảo, và cần phải gắn với tính chất tần tảo. Nhân vật người mẹ được trình hiện với nhiều nhiệm vụ gia đình hơn là người cha. Tính chức năng của người cha gói gọn trong biểu hiện dạy dỗ con cái bằng đòn roi, làm việc, và nắm giữ những tài sản lớn trong gia đình (người cha với hành động bán bò). Những trách nhiệm còn lại đều được thể hiện bởi nhân vật người mẹ, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến con cái. Người mẹ này được xây dựng theo công thức nữ tính chuẩn mực: hành vi và thái độ đối với con cái rất nhẹ nhàng, là thái cực đối lập với sự khó tính của người cha; khi Thiều kể chuyện mình gặp cha con ông Tám, người mẹ chờ đợi sau khi chồng mình bỏ đi rồi mới lên tiếng, cho thấy biểu hiện của qui chuẩn phận vị và thói quen ứng xử điều hòa cương - nhu trong gia đình. Trong cảnh phim ngồi cùng chồng bàn chuyện chữa bệnh cho con trai, nhân vật người mẹ thực hiện hành động đưa tay lên quẹt nước mắt trong tư thế cúi đầu. Đây là một công thức biểu đạt thường xuyên được bắt gặp trong điện ảnh, trình hiện hoàn cảnh tâm lí bất lực và thất vọng, dành cho người phụ nữ.
Trên hết, tồn tại một sự trình hiện phổ quát đối với tất cả những nhân vật nữ rất đáng lưu ý, đó là sự khai thác những vẻ đẹp được xem là qui chuẩn nữ tính của người Việt nhằm thu hút sự chú ý và hài lòng của người xem - sự thỏa mãn về mặt hình ảnh mà một bộ phim thương mại hướng đến. Những nhân vật nữ như Mận, chị Vinh, Nhi được tạo hình với đôi mắt to, và đặc biệt là mái tóc đen dài, tổng thể gương mặt thường ưa nhìn, thậm chí xinh xắn. Trong cảnh phim phá cỗ Trung Thu, các nhân vật nữ đều được trình hiện với cảm xúc vui vẻ, tất cả đều hứng thú với lễ hội, nhóm chị em gái quây quần, nhìn nhau bằng những nụ cười tươi, trong những bộ quần áo và kiểu tóc tương đồng. Điều này tạo nên sự dễ chịu, mãn nhãn nơi người xem. Vẻ đẹp nữ tính ở đây được thiết kế sao cho hài hòa, thống nhất, tuân thủ các khuôn mẫu về vẻ đẹp nữ giới truyền thống.
Nói tóm lại, có thể thấy, các nhân vật nữ trong phim điện ảnh cải biênTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được trình hiện theo cơ chế hoàn thiện chất liệu nghệ thuật, được xem như là sáng tạo của nhà cải biên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là những sáng tạo trong khuôn khổ định hình nữ giới với các biểu hiện mang tính rập khuôn. Một mặt, điều này bắt nguồn từ mục đích làm phim hướng đến sự trình hiện thân thuộc, đảm bảo lối tiếp nhận trong vòng an toàn. Mặt khác, điều này cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của những công thức văn hóa đối với nhà cải biên nói riêng và đối với sự tiếp nhận nói chung.
TIỂU KẾT
Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành đọc huyền thoại người nữ được tái hiện trong ba bộ phim điện ảnh. Huyền thoại này mời gọi người viết thông qua những ấn tượng điện ảnh khác nhau. Tuy nhiên, sự gặp nhau của huyền thoại người nữ trong ba tác phẩm đều là sự gắn liền với những tính chất tiêu cực và hạn chế, trong mối quan hệ với nam giới.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích cơ chế cải biên và đọc huyền thoại người nữ ở ba bộ phim điện ảnh trên, người viết rút ra các đánh giá như sau:
1. Sự tái hiện nên huyền thoại thông qua ấn tượng thị giác là kết quả tất yếu của thao tác cải biên với sản phẩm cải biên thuộc thể loại điện ảnh. Huyền thoại này có thể là chủ đích cải biên; nhưng đôi khi là sự biểu hiện ngoài trung tâm cải biên, là biểu hiện của những chi phối văn hóa lên nhà cải biên.
2. Huyền thoại người nữ hiện diện trong ba tác phẩm điện ảnh thuộc về ba nền điện ảnh Châu Á khác nhau, ra đời ở ba thời điểm khác nhau, sản xuất với những mục đích và thị trường khán giả khác nhau, nhưng vẫn gặp nhau ở sắc thái chung: “tính chất phụ nữ” tồn tại như là ý niệm của sự hạn chế. Do đó, có thể thấy, dù cho xuất hiện trong dòng phim nghệ thuật hay phim thương mại, và dù cho lịch sử điện ảnh đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hình ảnh người phụ nữ vẫn được trình hiện với những tính chất không mấy thay đổi, vẫn được đặt trong mối tương quan yếu thế so với người nam, và vẫn được phản ánh với sự rập khuôn về giới, như là công cụ tình dục, là đối tượng để thể hiện nam tính và vẫn gắn với sự định nghĩa nữ tính đầy giới hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Roland Barthes, Những huyền thoại (Mythologies), Phùng Văn Tửu dịch (2008), NXB Tri Thức
2. Nguyễn Thị Bích (2017), Thời xa vắng - hành trình từ văn học đến điện ảnh,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử
3. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2018), Phật học tinh hoa,NXB Trẻ
4. Clay Conger, Mise en scène là gì và cách bậc thầy Wes Anderson sử dụng nó,
Thảo Tăng dịch,
https://idesign.vn/art-and-ads/mise-en-scene-la-gi-va-cach-bac-thay-wes-anderson-s u-dung-no-209005.html, truy cập ngày 20/5/2020
5. Thích Đạt Ma Phổ Giác (2014), Phật dạy khổ vui trong đời sống ngũ dục, Thư
viện Hoa Sen,
https://thuvienhoasen.org/a22075/phat-day-kho-vui-trong-doi-song-ngu-duc, truy cập ngày 2/6/2020
6. Hà Đỗ (2018), Phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông…rồi lại Xuân và triết lí Phật giáo sống sao cho hết khổ, Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
https://phatgiao.org.vn/phim-xuan-ha-thu-dong-roi-lai-xuan-va-triet-ly-phat-giao-so ng-sao-cho-het-kho-d33006.html, truy cập ngày 2/6/2020
7. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, Ý nghĩa Thangka Vòng luân hồi,
http://daibaothapmandalataythien.org/phat-phap-ung-dung-giao-phap/y-nghia-tranh- thangka-vong-luan-hoi, truy cập ngày 4/6/2020
8. Đào Lê Na (2015), Lí thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - trường hợp Kurosawa Akira,Luận án Tiến sĩ
9. Nguyễn Tiến Nghị (2016),Triết lí “tính Không” trong Triết học Phật giáo, Tạp
chí Nghiên cứu Phật học số 6/2015, Phật giáo Quảng Nam, https://phatgiaoquangnam.com/triet-ly-tinh-khong-trong-triet-hoc-phat-giao/, truy cập ngày 2/6/2020
10. Thanh Tâm (2019), Lời Phật dạy về tham, sân, si của con người, Cổng thông
https://phatgiao.org.vn/loi-phat-day-ve-tham-san-si-cua-con-nguoi-d34878.html, truy cập ngày 8/6/2020
11. Thích Trí Thủ (2010), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Thư viện Hoa Sen,
https://thuvienhoasen.org/a16469/bat-nha-ba-la-mat-da-tam-kinh, truy cập ngày 2/6/2020
12. Phan Bích Thủy (2012), Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh: khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam,Luận án Tiến sĩ
13. Phan Bích Thủy (2011),Phim Đừng đốt - Câu chuyện huyền thoại về cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm,Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sư phạm TP HCM, số 32
14. Thư viện Hoa Sen (2010), Giáo lí căn bản của đạo Phật là gì?,
https://thuvienhoasen.org/a7268/9-giao-ly-can-ban-cua-dao-phat-la-gi, truy cập ngày 2/6/2020
15. Thư viện Hoa sen, Tam độc: Tham, sân, si,
https://thuvienhoasen.org/a1167/6-tam-doc-tham-san-si, truy cập ngày 8/6/2020 16. Mai An Nguyễn Anh Tuấn (2015), Truyện Kiều: từ văn học đến điện ảnh - một phương thức diễn dịch nghệ thuật đầy thử thách, Tham luận hội thảo quốc tế: Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
17. Phan Thu Vân (2017), Chiến tranh Việt Nam và tinh thần hòa giải trong Forrest Gump - Từ văn học đến điện ảnh, Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 14, số 8
Tài liệu Tiếng Anh
18. Luc Herman & Bart Vervacck (2005), Handbook of Narrative Analysis,
University of Nebraska Press
19. Linda Hutcheon (2006),A theory of Adaptation, Routledge
20. Thomas Leitch (2009), Film Adaptation and its Discontents - From Gone with the Wind to The Passion of the Christ,Routledge