Mối tương quan giữa khái niệm và hình thức là mối tương quan biến dạng

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 29 - 30)

4 Roland Barthes, Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức, 2008, tr

1.2.2.2. Mối tương quan giữa khái niệm và hình thức là mối tương quan biến dạng

kiến thức xã hội và khả năng nhận thức sự khác biệt trong tinh thần chính trị của các thể chế, mới có thể được huyền thoại này mời gọi.

1.2.2.2. Mối tương quan giữa khái niệm và hình thức là mối tương quan biếndạng dạng

Trong sự hiện diện của huyền thoại, tất cả các phương diện vẫn tồn tại song hành nhưng luân phiên, theo hình thức như Roland Barthes đã hình dung và gọi là “cửa

quay”. Khi nhìn lại cơ chế phát huy của một huyền thoại, ta nhận thấy hình dung

của tác giả vô cùng sinh động và hợp lí: Hình thức (hay trước đó được nhận diện như nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ) vừa làm nhòe mờ chất liệu để chiếm dụng sự hiện diện, thì ngay lập tức bị đẩy ra xa, bị làm cho trong suốt như thể đó chỉ là sự chuẩn bị cho sự ập đến chắc chắn của một khái niệm mơ hồ. Sự chuyển vị này thật không khác gì cánh cửa quay: một cánh cửa ập đến ta, rồi lại xa khỏi ta. Sự xa dần ấy là cần thiết cho sự ập đến của một cánh cửa khác, dù chưa đến được với ta, nhưng ta nhận thức được rằng việc đó là không thể tránh khỏi.

Trong huyền thoại, hình thức như một vùng chuyển. Một nửa thuộc về hệ thống kí hiệu thứ nhất - mặt này đầy ắp nghĩa, một nửa thuộc về hệ thống kí hiệu thứ hai (hệ thống huyền thoại) - mặt này trống rỗng. Hình thức là cánh cửa dẫn đến huyền thoại.

Như đã nói, khái niệm sẽ xâm chiếm sự tiếp nhận, bằng cách biến dạng hình thức. Và khái niệm làm biến dạng mặt đầy ắp nghĩa. Câu chuyện hiện lên qua hình thức cần phải được tước mất tạm thời. Điều này tương ứng với một đặc trưng cần phải nhấn mạnh: khái niệm chỉ làm hình thức biến dạng chứ không làm biến mất. Hình thức vẫn còn đó, bởi đó là nền tảng cơ bản cho sự sinh ra huyền thoại. Nhưng hình thức không còn là nó nữa, nó biến thái. Và Roland Barthes đã dùng một từ chính xác để miêu tả tính chất này: hình thức bịtha hóa.

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)