Thao tác lấp đầy chất liệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 54 - 58)

14 Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, tr

2.2.3.2. Thao tác lấp đầy chất liệu nghệ thuật

Đây là thao tác cải biên được người viết đặc biệt quan tâm, đối với trường hợp mà bối cảnh tự sự và ấn tượng nhận diện ở nhân vật không phải là đối tượng khai thác chính, như truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Những khoảng trống trình

hiện này tạo ra nhiều cơ hội thể hiện cho nhà cải biên xây dựng ấn tượng thực tại

điện ảnh thông qua việc hoàn thiện những đối tượng sẽ được đặt vào khung hình, mà truyện dài vốn không đề cập. Cụ thể, nhà cải biên phải lấp đầy chất liệu hình ảnh để có thể trình hiện hoàn thiện một nhân vật: kiểu tóc, trang phục, dáng hình cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, lời nói và hành động trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Chưa dừng lại ở đó, nhà cải biên phải lấp đầy chất liệu hình ảnh để trình hiện hoàn thiện yếu tố bối cảnh mà trong đó, nhân vật tồn tại: trình hiện một căn nhà, trình hiện sự sắp đặt nội thất cũng như mối quan hệ giữa nhân vật và nội thất. Hoặc trình hiện sự tồn tại của yếu tố thời gian nhằm biểu hiện tính chất vận động tuyến tính hay không tuyến tính của sự kiện. Sự hoàn thiện các chất liệu nghệ thuật trong môi trường trung giới điện ảnh cũng như sự sắp đặt chúng vào khung hình chính là năng lực dàn cảnh của đạo diễn. Sự dàn cảnh được coi là thành công khi tạo ra ấn tượng về thực tại điện ảnh đủ thuyết phục người xem tin tưởng và đắm chìm trong nó.

Về phim điện ảnh cải biênTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, chúng tôi cho rằng, nhà

cải biên đã thực hiện thao tác lấp đầy chất liệu nghệ thuật đối với hai yếu tố cơ bản là bối cảnh và nhân vật, từ đó tạo nên những ấn tượng đáng kể.

Thứ nhất, về xây dựng bối cảnh, chúng tôi cho rằng đây là điểm thành công của nhà cải biên. Tận dụng khả năng trình hiện không giới hạn của điện ảnh, bối cảnh bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh bao gồm cả sự trình hiện không gian tổng quát đến sự giới hạn trình hiện trong những không gian cụ thể. Sự sáng tạo về bối cảnh tổng quát cho thấy góc độ tiếp nhận văn bản của nhà cải biên. Bằng những cảnh quay góc rộng, thậm chí sử dụng nhiều góc máy cần cẩu, người xem có những định hình bao quát về bối cảnh xảy ra câu chuyện được kể, lần lượt các góc độ từ cao đến thấp, tạo nên dấu ấn toàn cảnh về sự rộng lớn choáng ngợp của không gian: một nơi vừa có núi đồi, vừa có những ghềnh đá hướng ra biển khơi, đất đai mênh mông, cỏ xanh trải dài, hiện diện sự khai thác nông nghiệp và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhìn chung, bộ phim đã tạo ra ấn tượng ban đầu về tính chất không gian là khoáng đạt, dân dã và đơn sơ. Tiếp đến mới là sự trình hiện những khu vực không gian giới hạn hơn: trường học, khu chợ, nhà ở, ruộng đồng, các địa điểm vui chơi, v.v.. trong những thời điểm khác nhau: ban ngày, ban đêm, mùa lũ, dịp lễ hội. Từ đó, có thể nhận thấy, nhà cải biên đã hoàn thiện yếu tố bối cảnh với rất nhiều

góc độ trình hiện, đem đến cho người xem ấn tượng thực sự chiếm hữu không gian điện ảnh. Quan trọng hơn, chúng tôi nhận thấy, ấn tượng điện ảnh được tạo ra từ sự đồng đều, thống nhất và cổng hưởng giữa các không gian. Chủ đích cải biên ở đây hiện lên khá rõ ràng: trình hiện bối cảnh mang đặc trưng nông thôn Việt Nam những năm chín mươi. Ví dụ, không gian trường học mang những nét kiến trúc đặc trưng thời đại: khuôn viên gồm các dãy nhà bao quanh sân chơi, trong sân trồng cây bàng, lớp học sơn ngoài màu vàng nhạt, có cửa chính màu xanh dương, sàn lớp trán bằng xi măng còn sân chơi là sân đất. Không gian nhà ở cũng hiện lên với dấu ấn thời đại tương đồng: những căn nhà một gian lợp ngói, có hai cánh cửa chính bằng gỗ, cửa sổ chạy những song ngang, đặt ở mặt trước; nhà khá giả xây bằng gạch, có bậc tam cấp; nhà khó khăn dựng bằng ván gỗ; mỗi nhà có một khoảng sân đất, có đặt thêm chuồng trại hoặc nhà kho, bao xung quanh là cây trồng, rơm củi đốt lò, hàng rào tạm bợ hoặc tận dụng bằng cây cỏ; nước sơn hầu như không hiện rõ, thay vào đó là những bức tường xỉn màu. Các vật thể trong không gian đồng nhất về tính chất. Chúng gợi cảm giác cũ kĩ và đánh thức kí ức của những ai từng có trải nghiệm với những vật thể đó. Như vậy, ấn tượng về không gian là ấn tượng có điều kiện. Tuy nhiên, ít nhất, đó là ấn tượng về thực tại điện ảnh nhất quán - một giai đoạn cuộc sống đơn sơ và nghèo nàn vật chất.

Thứ hai, song hành với sự lấp đầy chất liệu nghệ thuật về mặt bối cảnh là sự lấp đầy chất liệu nghệ thuật ở khía cạnh nhân vật. Để đáp ứng sự hiểu của khán giả đại chúng, sự trình hiện các nhân vật được làm đầy bởi sự bổ sung về các ấn tượng thị giác: trang phục, kiểu tóc, giọng nói, sự cố định về dáng hình và khuôn mặt. Để đáp ứng tính nhất quán văn hóa trong chủ đích cải biên, tạo hình các nhân vật được thiết kế tương thích với bối cảnh xã hội. Không có đứa trẻ nào quá trắng trẻo, có quần áo quá đẹp đẽ, có giày dép tươm tất hay có kiểu tóc khác lạ. Các nhân vật thiếu nhi trong phim mặc những bộ quần áo đơn giản, tối màu. Đặc điểm chung là cũ và rộng. Trang phục ở nhà cho nhân vật bé trai là những chiếc quần đùi cũn cỡn. Tất cả trẻ con đều mang những đôi dép lê bằng nhựa tệp với màu đất, màu tường. Hành vi vui chơi của các nhân vật này quanh quẩn với những trò tiêu khiển có từ môi trường sống. Những đặc điểm này không hiện lên trong tâm trí ta khi tiếp nhận văn bản truyện dài. Chúng đều là động thái trình hiện của nhà cải biên nhằm hoàn thiện ấn

tượng điện ảnh mà họ muốn mang đến cho người xem. Sự đồng điệu giữa bối cảnh với nhân vật từ đó sinh ra cộng hưởng, đảm bảo tính chân thực của thực tại điện ảnh.

Ngoài ra, sự lấp đầy chất liệu nghệ thuật về nhân vật còn biểu hiện thông qua tác động của kĩ xảo điện ảnh trong việc trình hiện diễn biến cảm xúc của các nhân vật. Người viết cho rằng, việc chậm hóa cảnh phim (kĩ xảo slow motion) góp phần

không nhỏ trong việc nhấn mạnh các biểu đạt, hành vi của nhân vật tại những hoàn cảnh mang tính dấu ấn. Nói cách khác, kĩ xảo điện ảnh làm nổi bật tính chất quan trọng của trình hiện nhân vật trong cảnh phim này so với cảnh phim khác. Nhân vật, vì thế, trở nên tròn đầy hơn trong tiến trình biểu hiện của mình. Mức độ tập trung khi tiếp nhận của người xem, từ đó, được định hướng tương ứng với mức độ ấn tượng của nhân vật đó trong diễn biến phim. Minh chứng cho điều này là trường đoạn hồi tưởng về tai nạn của nhân vật Nhi. Sự chậm hóa các khung hình tạo nên sự tập trung vào những biểu cảm trên khuôn mặt nhân vật và hành vi tương ứng của họ. Lúc này, mức độ hốt hoảng được đẩy lên cao nhất. Sự ngưng đọng về biểu cảm đặt trong thế đối xứng với những hình ảnh xe mô tô sôi động được trình hiện ngay trước đó, càng làm nổi bật tâm lí nhân vật, đặc biệt tập trung ở ánh mắt, khuôn miệng, và biểu tượng cánh hoa vàng. Nhờ trường đoạn này, nhân vật Nhi vẫn tồn tại với dấu ấn nhất định, cân bằng với sự trình hiện không mấy đáng kể về dung lượng trong những cảnh phim còn lại.

TIỂU KẾT:

Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành phân tích cơ chế cải biên áp dụng cho sản phẩm cải biên là điện ảnh. Công thức chung cho hoạt động này chính là hai câu hỏi (1) Điều gì được lựa chọn? và (2) Hoàn thiện sản phẩm bằng ngôn ngữ điện ảnh như thế nào?

Một phần của tài liệu Khoá luận cải biên như là cách thức tái hiện huyền thoại người nữ trường hợp ba phim điện ảnh lồng đèn đỏ treo cao; xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)