Phân loại thư tíndụng

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh huế (Trang 25)

5. Kết cấu khóaluận

1.1.3.3 Phân loại thư tíndụng

Phương thức thanh toán TDCT đã được lựa chọn nhiều nhất làm phương

thức TTQT. Tuy nhiên, để phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh cụ thể nảy sinh

giữa các bên trong quá trình TTQT do đặc thù tập quán các nước, do điều kiện và mối quan hệ hợp tác khác nhau, theo quy ước quốc tế có nhiều loại Thư tín dụng khác nhau để chúng ta có thể lựa chọn loại Thư tín dụng phù hợp nhất với từng yêu cầu thanh toán cụthể.

Căn cứ vào tính chất có các loại Thư tín dụng sau:

– Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

– Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter ofcredit)

Căn cứ vào thời hạn thanh toán, có hai loại thư tín dụng sau:

– Thư tín dụng trả ngay (L/C atsight)

– Thư tín dụng trả chậm (Deffered paymentL/C)

Một số loại thư tín dụng đặc biệt :

– Thư tín dụngkhông thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter

of credit)

– Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền

(Irrevocable without recourse letter ofcredit)

– Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter ofcredit)

– Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter ofcredit):

– Thư tín dụng đối ứng (ReciprocalL/C)

– Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C) – Thư tín dụng dự phòng (Stand–byL/C)

– Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Tranferable L/C)

(Đính kèm phụlục2)

văn bản pháp lý liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

Ngày nay, trong xu thế hội nhập, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia

trên thế giới giao lưu, trao đổi hàng hóa với nhau nhiều hơn. Nhưng trong giao dịch

quốc tế, có không ít những rào cản về phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật và chính trị. Do đó, sự ra đời của hệ thống các quy tắc, luật lệ quốc tế mang tính thống

nhất cho các quốc gia tham gia là điều tất yếu. Các bên tham gia phương thức TDCT thường căn cứ vào các văn bản pháp lý để thực hiện, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hoạt động TTQT bằng một số các văn bản chủ yếu như UCP 600, ISBP 745, ISP 98…

- Quy tắc thống nhất và thực hành về TDCT do Phòng Thương mại Quốc tế

ban hành, số xuất bản 600(UCP600).

- Tập quán Ngân hàng chuẩn Quốc tế về việc kiểm tra chứng từ theo Thư tín

dụng, gọi tắt là ISBP(ISBP745).

- Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế ISP98.

- Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử eUCP1.1.

1.2 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứngtừ tại ngân hàng thươngmại từ tại ngân hàng thươngmại

1.2.1 Khái niệm hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức

tín dụng chứng từ tại ngân hàng thươngmại

- Khái niệm hiệu quả của hoạt động TTQT:

Theo Lê Thị Phương Liên (2006), Luận án tiến sỹ kinh tế, trang 34 – 35 :

“Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả

kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Nó được đo bằng hiệu số giữa

doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT”.

- Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức TDCT:

Dựa trên khái niệm vềhiệu quả hoạt động TTQT, có thể dễ dàng đưa ra một

khái niệm cơ bản về hiệu quả TTQT theo phương thức TDCT như sau: “Hiệu quả

hoạt động TTQT theo phương thức TDCT là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả

kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức TDCT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT theo phương thức TDCT mang

lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT theo phương thức này.”

+ Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT bao gồm: Doanh thu từ phí mở

L/C, chỉnh sửa L/C, doanh thu từ mua bán ngoại tệ cho TTQT theo phương thức

TDCT, doanh thu từ cho vay hoạt động TTQT theo phương thức TDCT,…

+ Chi phí TTQT theo phương thức TDCT bao gồm: Chi phí tiền công, tiền lương cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT theo phương thức TDCT, chi phí

quản lý khác, chi phí khấu hao máy móc, rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT,…

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứngt

1.2.2.1Chỉ tiêu địnhtính

a. Hiệu quảhoạt động TTQT được đánh giá thông qua thời gian tiếp cận và thanh toán L/C

Thời gian thanh toán là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được khách hàng đưa ra cho đến các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Trong thanh toán theo phương thức TDCT thì thời gian thanh toán được hiểu

là khoảng thời gian tính từ khi nhà XK xuất trình BCT hoàn hảo cho ngân hàng

phát hành cho đến khi nhà XK nhận được tiền. Ngoài ra, thời gian ngân hàng kiểm

tra hồ sơ phát hành L/C, thời gian kiểm tra BCT cũng rất quan trọng. Nếu ngân

hàng rút ngắn các thời gian thực hiện những quy trình đó, giúp khách hàng thực

hiện giao dịch nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp khách hàng thuận tiện hơn

trong quá trình XNK hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, ngân hàng nâng cao được uy tín của

mình, thu hútđược nhiều khách hàngmới.

b. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗtrợ nghiệp vụkinh doanh ngoạitệ.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng bán ngoại tệ cho các

khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng NK hoặc mua lại ngoại tệ của các khách

hàng có nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động XK hàng. Khi nghiệp vụ thanh toán

hàng XNK qua ngân hàng càng nhiều thì sẽ càng tạo điều kiện cho NH phát triển được nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh thu dịch vụ và nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanhngân hàng.

c. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗtrợ nghiệp vụtín dụngXNK.

Đối với nhà NK, khi cần NK một khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện hoạt động đó, lúc này nhà NK sẽ đến

ngân hàng xin vay. Ngân hàng khi đó sẽ là người cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho nhà NK trên cơ sở các điều kiện nhất định được thoả thuận. Đối với nhà XK, khi thị trường hàng hoá dịch vụ đòi hỏi cạnh tranh tích cực, nhà XK buộc phải tìm kiếm nguồn đầu tư để thực hiện hợp đồng của mình, lúc này ngân hàng sẽ đóng vai

trò là người cung cấp nguồn tài chính cho nhà XK. Khi ngân hàng cho DN XNK vay, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản tiền đã cho vay này. Sự hợp nhất giữa ngân

hàng và các DN XNK sẽ tạo điều kiệnnâng cao chất lượng tín dụng XNK, đưa hoạt động tín dụng XNK thực sự trở thành một đòn bẩy kích thích sự phát triển nềnkinh

tế.

d. Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường các hỗtrợ dịch vụngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu, bảolãnh…)

Đối với chỉ tiêu này cũng cần đề cập đến mối quan hệ lượng hoá giữa doanh số

TTQT với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng.

e. Hiệu quảhoạt động TTQT được đánh giá thông qua sựphát triển và mở

rộng của mạng lưới các ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốctế.

Chỉ tiêu này được thể hiện ở thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ

chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Thương hiệu của ngân hàng ngày

càng được nhiều người biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định hay

sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Các khách hàng truyền thống, khách

hàng cũ vẫn đến giao dịch với ngân hàng. Đồng thời không ngừng gia tăng được

khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Chính sự hài lòng, sự thoả mãn về tiện ích,

chất lượng, thái độ giao dịch, tính an toàn… của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng. Đó

cũng là hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, làm cho nhiều người

ngày càng biết đến thương hiệu của ngân hàng, đến giao dịch với ngân hàng. Và sự

chấp nhận của thị trường, của khách hàng về các sản phẩm.

1.2.2.2 Chỉ tiêu địnhlượng

Ngoài các chỉ tiêu định tính được nêu ở phần trên, việc đánh giá hiệu quả

hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cũng được phản ánh rõ nét thông qua các chỉ tiêu định lượng.

a. Chỉ tiêu doanh số TTQT theo phương thức TDCT

Doanh số TTQT theo phương thức TDCT là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh. Cụ thể được tính như sau:

Doanh số TTQT theo

phương thức TDCT =

Giá trị thanh toán

L/C XK +

Giá trị thanh toán

L/C NK

Trong đó:

- Giá trị thanh toán L/C NK bao gồm tổng giá trị mở L/C NKvà tổng giá trị

thanh toán BCT L/C NK.

- Giá trị thanh toán L/C XK bao gồm tổng giá trị thông báo L/C XK và tổng giá

trị thanh toánBCT L/C XK.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng

của chi nhánh: doanh thu từ phí hoạt động thanh toán L/C càng cao cho thấy số lượng món cũng như giá trị của món thanh toán L/C ngày càng cao. Từ đó, cho thấy

ngân hàng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, thu hút được lượng

khách hàng lớn, giúp cho hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng ngày càng đạt

hiệu quả cao.

b. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động TTQT theo phương thức TDCT

Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng nhất để đánh giá hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, nó phản ánh hiệu quả thực tế của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng. Nó là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thăng dư, mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT:

Lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT

= Doanh thu TTQT theo

phương thức TDCT

- Chi phí phát sinh theo

phương thức TDCT

Lợi nhuận hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng không ngừng tăng một

cách vững chắc là mục tiêu cơ bản, mục tiêu của tất cả các ngân hàng đều hướng

tới. Để tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng thường tìm các biện pháp để cắt giảm

chi phí hoạt động, tăng cường áp dụng công nghệmới, tăng cường nâng cao trìnhđộ

chuyên môn của thanh toán viên để góp phần tăng doanh thu từ hoạt động TTQT

theo L/C.

c. Chỉ tiêu tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo L/C so với doanh thu TTQT

theo L/C

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số TTQT theo phương thức TDCT là phần lợi

nhuận thu được trên một đơn vị doanh thu TTQT theo phương thức TDCT hay có

thể hiểu là một đồng doanh thu TTQT theo phương thức TDCT đem lại bao nhiêu

đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động TTQT theo phương thức

TDCT của ngân hàng càng đạt hiệu quảcao.

Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT so

với doanh thu TTQT theo phương thức TDCT

Lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT

=

Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT

d. Chỉ tiêu tỷ lệ giữa chi phí TTQT theo L/C so với doanh thu TTQT

theo L/C

Chỉ tiêu này cho thấy được một đồng doanh thu thanh toán L/C phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ

giữa tỷ lệ đầu ra, đầu vào để đạt được mức hiệu quả. Tỷ lệ này càng nhỏ thì sẽ cho

hiệu quả càngcao.

Tỷ lệ chi phí TTQT theo phương thức TDCT so với

doanh thu TTQT theo

phương thức TDCT

Chi phí TTQT theo phương thức TDCT

=

Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo

phương thức tíndụng chứng từ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng NHTM cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới nó.

Các nhân tố đó bao gồm các nhân tố khách quan –các nhân tố tác động từ nền kinh

tế trong, ngoài nước hoặc cũng có thể từ tình hình chính trị xã hội cũng như chính

sách tiền tệ của NHNN liên quan tới L/C. Ngoài ra còn có nhân tố chủ quan –nhân tố đến từ chính NHTM, các nhân tồ này được coi là vô cùng quan trọng bởi các

nhân tố khách quan đối với tất cả các NHTM có thể là giống nhau nhưng mỗi

NHTM khác nhau sẽ xuất hiện các nhân tố chủ quan khác nhau, có thể là hệ thông

công nghệ ngân hàng liên quan tới L/C hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của

cán bộ công nhân viên tại bộ phận TTQT,… Hai loại nhân tố trên được xem là hai nhân tố cơ bản nhất khi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

1.2.3.1 Nhân tốkháchquan

- Tình hình nền kinh tế trong nước

Trong một nền kinh tế ổn định và phát triển thì hoạt động của ngân hàng sẽ

an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng yên tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển dịch vụ mới, trong đó bao gồm hoạt động TTQT theo phương

thức TDCT.

-Môi trường chính trị- xã hội

Sự ổn định của chính trị- xã hội tạo điềukiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc

tế của một nước phát triển. Tính ổn định của chính trị càng cao thì mức an toàn

trong đầu tư càng cao, do đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm hơn trong

kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh XNK. Và trên cơ sở đó, hình thành nhu cầu chuyển vốn ngoại tệ ra, vào qua ngân hàng ngày càng tăng lên, hiệu

quả mang lại cho hoạt động TTQT cũng tăngtheo.

-Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới đều phải tuân thủ, chịu sự

chi phối bởi luật pháp quốc gia đó hoặc luật pháp nước sở tại và thậm chí là Thông lệ và tập quán quốc tế cũng như Luật và công ước quốc tế. TTQT theo phương thức

TDCT không những phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước

sở tại mà còn chịu sự chi phối của các cơ chế, các quy tắc và chuẩn mực quốc tế như UCP 600,ISBP,…

- Chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia tại từng thời kỳ nhất định

Một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp

tới hoạt động thanh toán XNK là chính sách tỷ giá. NHNN có thể sử dụng công cụ

tỷ giá hối đoái để khuyến khích hoặc hạn chế XNK, điều này làm giảm khả năng

TTQT qua ngân hàng, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng doanh thu TTQT của

ngânhàng.

-Đồng tiền thanh toán

Sự ổn định của đồng ngoại tệ được các bên tham gia chọn là đồng tiền thanh

toán trong các giao dịch XNK có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của

các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Nếu đồng tiền thanh toán mất giá thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động XK, nếu đồng tiền thanh toán tăng giá sẽ ảnh hưởng tới các

hoạt động NK. Theo sau sự kém hiệu quả trong kinh doanh XK của các doanh

nghiệp là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng của hoạt động TTQT qua ngânhàng.

- Kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp XNK

Các doanh nghiệpXNK chính là khách hàng của NHTM, do đó kiến thức về

nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp XNK đóng vai trò quan trọng trong

việc đẩy nhanh tiến độ và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch giữa

NHTM và các doanh nghiệp XNK.

1.2.3.2 Nhân tốchủquan

-Chính sách đối ngoại củaNHTM

Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm việc mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, quy trình nghiệp vụ TTQT,… Nếu chính sách đối ngoại ngân hàng đưa ra là đúng đắn thì sẽ giúp ngân hàng duy trì và tăng cường mối quan

hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó giúp ngân hàng hoàn thiện hơn quy trình nghiệp vụ, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, giúp ngân hàng tăng doanh thu,

giúp ngân hàng tồn tại và pháttriển.

- Chính sách khách hàng

Một chính sách ưu đãi cho khách hàng hợp lý, linh hoạt giúp ngân hàng giữ

được các khách hàng quen thuộc cũng như thu hút và phát triển mối quan hệ với

nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu TTQT, từ đó nâng cao

hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng.

- Trìnhđộ chuyên môn của thanh toán viên

Thanh toán viên là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan

đến hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.

NHTM có được những thanh toán viên giàu kinh nghiệm, nắm vững quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cũng như các quy định cụ thể liên quan

đến phương thức TDCT và trình độ ngoại ngữ sẽ có tốc độ xử lý các giao dịch nhanh, đảm bảo tính an toàn và chính xác cao trong giao dịch. Từ đó nhận được sự

hài lòng và độ tín nhiệm cao của khách hàng, giúp cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của NHTM đạt hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận và uy tín cho ngânhàng.

- Quan hệ của NHTM với ngân hàng đại lý nước ngoài

Quan hệ đại lý có vai trò rất quan trọng đối với nghiệp vụ ngân hàng ngày nay.

Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là TTQT, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia

khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương mại song phương. Thiết

lập quan hệ đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương

giữa NHTM và một ngân hàng khác bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ

pháp lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động TTQT. Thiết lập quan hệ

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh huế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)