5. Kết cấu khóaluận
2.2.3.1 Các chỉ tiêu địnhtính
a. Chỉ tiêu thời gian thực hiện thanh toán L/C tại Chi nhánh Huế
Theo quy định về thời gian thực hiện đối với Đơn vị thực hiện của Maritime
Bank:
- Kể từ khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ khách hàng, ngân hàng
trong nước hoặc nước ngoài, trong vòng 2 giờ đồng hồ, CBTH tại Đơn vị thực hiện
có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan tới TT.TNTTTM.
- Nghiệp vụ tín dụng chứng từ sau khi được TT.TNTTTM xử lý và thông báo kết quả đến Đơn vị thực hiện thì CBTH có trách nhiệm thông báo lại kết quả nghiệp
vụ đến khách hàng trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Có thể thấy quy định này là khá khét khe, đòi hỏi cán bộ phải thành thạo
nghiệp vụ, thường xuyên túc trực và cập nhập thông báo từ TT.TNTTTM thì mới có
thể thực hiện đúng quy định.
Còn đối với thời gian thực tế để thực hiện thanh toán L/C NKtrên tại ngân
hàng Maritime Bank Chi nhánh Huế từ 3 đến 4 ngày, thời gian thực hiện thanh toán
L/C XK từ 4 đến 5 ngày. Tổng thời gian thanh toán L/C còn phụ thuộc vào hoạt động L/C, có hoạt động giao ngay thì sẽ thanh toán ngay, còn hoạt động trả chậm quy định bao nhiêu ngày thì sẽ trả sau bấy nhiêu ngày. Tùy vào hoạt động thanh
toán và thời gian thỏa thuận trên chứng từ mà ngân hàng sẽ thực hiện các quy trình nghiệp vụ của mình. Nhìn chung, mọi quy trình đềuđược thực hiện trong thời gian quy định, cán bộ nghiệpvụ được giao nhiệm vụyêu cầu làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao, đảm bảo công việc của khách hàng luôn được thuận lợi. Nhưng do số lượng CBTH còn hạn chế đồng thời quy trình xử lý lại phụ thuộc nhiều vào TT.TNTTM nên làm kéo dài thời gian thanh toán.Hiện tại ở chi nhánh vẫn chưa có trường hợp nào quá hạn xử lý thanh toán L/C nhưng với thực trạng hiện naythì e rằng trong trường hợp số lượng L/C cần phải thanh toán đột ngột tăng nhanh thì chi nhánh sẽ không đủ thời gian để xử lý thanh toán trong thời hạn quy định của Điều 14, UCP 600: “... tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo
ngày xuất trìnhđể quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không.”
b. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một chi nhánh phần nào ảnh được tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh đó thông doanh số kinh doanh ngoại tệ. Doanh
số này nói lên số lượng ngoại tệ mua bán trong năm đó, nếu hoạt động TTQT diễn
ra thuận lợi tức là doanh số này cũng tăng theo.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 2.1: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại Maritime Bank Huế năm 2015- 2017
(Nguồn: Phòng tổng hợp –Maritime BankHuế)
Năm 2015, doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 6.969,85 triệu đồng như đã nói ở trên thì doanh số cũng sấp xỉ 5% doanh số thanh toán L/C nhập/xuất tại chi nhánh trong năm đó. Đến năm 2016, doanh số kinh doanh ngoại tệ
chỉ đạt 4.267,5 triệu đồng, nguyên nhân là do doanh số thanh toán L/C nhập/xuất
giảm một cách đáng kể nên kéo theo việc sụt giảm doanh số kinh doanh ngoại tệ. Đến năm 2017, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 16.729,95 triệu đồng một mức tăng kỷ lục đối với chi nhánh, nguyên nhân là trong năm 2017 doanh số thanh toán
L/C nhập/xuất cũng đã tăng một mức đáng kinh ngạc kéo thanh doanh số kinh
doanh ngoại tệ tăng theo.
Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh phụ thuộc vào hoạt động
TTQT, tức là khi khách hàng có nhu cầu NK hàng hóa thì sẽ nạp tiền Việt Nam vào tài khoản tại chi nhánh sau đó nhân viên bộ phận TTQT sẽ mua ngoại tệ thông qua các ngân hàng định chế tài chính hoặc là khi khác hàng XK được bạn hàng quốc tế
trả tiền hàng và có nhu cầu bán để chuyển sang tiền Việt Nam họ sẽ nhờ nhân viên bộ phận TTQT bán lượng ngoại tệ đó để chuyển thành tiền Việt Nam. Ngoài nghiệp
6969.85 4267.5 16725.95 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2015 2016 2017
vụ này thì hầu như tại chi nhánh rất ít phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến mua
bán ngoại tệ. Cũng được biết thì doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh không
nhiều, chiếm khoảng 5% đến 7% doanh số thanh toán L/C nhập/xuất do tiền ngoại
tệ về khách hàng trả nợ chứ không bán ngoại tệ lại.
c. Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu
Bảng2.5: Cơ cấu tổng dư nợXNK của Maritime Bank Huế giai đoạn 2015-
2017
Đơn vị tính: Triệuđồng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ XNK - - 2799 3.29 32550 22.29 Tổng dư nợ 224102 100 84913 100 145992 100
(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Maritime Bank Huế)
Trong một năm nếu tổng dư nợ XNK biến động tăng tức là các doanh nghiệp
XNK có nhiều nhu cầu XNK hàng hóa nên sẽ vay nợ ở ngân hàng để có thể đáp ứng
các nhu cầu đó. Khi đó các doanh nghiệp này cần có một phương tiện để thanh toán
với các bạn hàngở nước ngoài. Đến lúc này hoạt động TTQT mới bắt đầu phát huy
tác dụng là cầu nối thanh toán cho các doanh nghiệp XNK và bạn hàng nước ngoài. Theo phân tích ở trên có thể thấy rằng tổng dư nợ XNK sẽ tỷ lệ thuận với doanh số
TTQT, cho nên từ tổng dư nợ XNK ta cũng phần nào đánh giá được hoạt động
TTQT.
Năm 2013, Maritime Bank thay đổi chính sách tín dụng, vì vậy nhiều DN không đáp ứng được chính sách tín dụng của Maritime Bank nên không được cấp
hạn mức, trong đó hầu hết là các DN XNK. Vì vậy từ năm 2014- 2015 thì cho vay ngoại tệ giảm đi rất nhiều thậm chí trong năm 2015 là bằng 0. Sự sụt giảm của tổng
dư nợ của chi nhánh trong năm 2016, hoạt động tín dụng XNK của chi nhánh chỉ tăng nhẹ. Năm 2016 dư nợ XNK đạt 2.799 triệu đồng. Nhận thức được điều này,
trong năm 2017 vừa qua chi nhánh đã không ngừng tạo điều kiện cho các đơn vị
NK tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãiđể họ đầu tư các thiết bị vật tư hàng hóa,
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng
trong nước đạt chất lượng cao và hàng hóa XK đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ
mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta. Thêm vào đó, việc các doanh
nghiệp gia tăng NK như vậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT nóichungvàphươngthứcTDCTnóiriêngpháttriển.VềXK,chinhánh cũng tăng cường
hỗ trợ các đơn vị XK tiếp cận nguồn vốn để bổ sung nguyên vật liệu đầu vào. Nhờ
các biện pháp đúng đắn đó mà trong năm 2017 vừa qua tổng dư nợ của chi nhánh
cũng như dư nợ XNK đã có xu hướng gia tăng tổng dư nợ tăng 71.9% và dư nợ XNK tăng 1063% so với năm 2016.
d. Số lượng ngân hàng đại lý
Hiện nay, Maritime Bankđang sở hữu một mạng lưới ngân hàng đại lý bao
gồm hơn 600 ngân hàng tại hơn 60quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sự
phát triển ngân hàng đại lý có tác động to lớn đến doanh số và hiệu quả thanh toán
tín dụng chứng từ của ngân hàng. Không những thế bằng việc mở rộng quan hệ đại
lý ở nhiều nước trên thế giới Maritime Bank đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước khác. Maritime Bank đã luôn tăng cường
thiết lập và phát triển quan hệ với các tổ chức tài chính và các ngân hàng trên thế
giới theo phương châm thiết thực và hiệu quả trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi từ đó góp phần tạo dựng uy tín cho Maritime Bank.
e. Đa dạngdịch vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu, bảolãnh…)
Ngoài các sản phẩm cơ bảnnhư: thông báo và sửa đổi thư tín dụngXK, nhận
bộ chứng từ và thanh toán XK,xác nhận L/C, chuyển nhượng L/C, chiết khấu bộ
chứng từ XK, phát hành Thư tín dụng NK, thanh toán Thư tín dụng NK, bảo lãnh giao hàng,... thì các sản phẩm bổ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
ở Maritime Bankcủa cũng khá đa dạng, bao gồm:
- Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng: Maritime Bank cấp tín dụng cho khách
hàng xuất khẩu nhằm bổ sung vốn lưu động, phục vụ việc thu mua nguyên vật liệu và các chi phí khác để sản xuất, gia công chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.
- Tài trợ nhập khẩu từ nguồn Refinancing: Maritime Bank tài trợ thanh toán
tiền hàng nhập khẩu theo phương thức L/C với nguồn vốn rẻ từ các ngân hàng đại
lý, lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thông thường.
- Tài trợ nhập khẩu UPAS L/C: Maritime Bank tài trợ vốn nhập khẩu dưới
hình thức phát hành L/C trả chậm cho phép đòi tiền trả ngay, áp dụng cho khách
hàng nhập khẩu đáp ứng các điều kiện mở L/C nhập khẩu trả chậm theo quy định
hiện hành Maritime Bank, quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật Việt
Nam;
- Chuyển tiền quốc tế chiều đi: Đáp ứng đa dạng mục đích chuyển tiền của doanh nghiệp.Full No Deduct cho phép người thụ hưởng nhận đúng số tiền chuyển
(không bị trừ phí bởi ngân hàng trung gian hoặc ngân hàng của người thụ hưởng).One Deduct cho phép khách hàng chuyển tiền biết trước chính xác số tiền người thụ hưởng sẽ nhận được.
Các sản phẩm của hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ở Maritime Bank Huế là khá đa dạng, phục vụ được hầu hết các yêu cầu của khách
hàng. Tuy vậy, với một lượng lớn các sản phẩm như vậy mà hầu như là sản phẩm
nào cũng có quy trình phức tạp và đòi hỏi phải có trìnhđộ nghiệp vụ cao do đó các
sản phẩm này thường ít được giới thiệu và chỉ tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu. Việc làm này giúp hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được ổn định và hoàn thiện các sản phẩm cơ bản hiện có.
2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu doanh số TTQT theo L/C
Vớidoanh số phát hành và thanh toán XNK tại Maritime Bank Huếqua bảng
2.6 ta thấyrằng hoạt động thanh toán XNKtheo phương thức TDCT của ngân hàng
Maritime Bank Huếcó sự biến động qua từng năm. Năm 2015, các hoạt động ngoại thương được chú trọng đặc biệt là XK khi mà tỷ giá có xu hướng tăng mạnh.
Maritime Bank Huế đã thúc đẩy hoạt độngXKtheo phương thức TDCT. Trong khi
đó, doanh số phát hành L/C NK và doanh số thanh toán BCT NK lại khá thấp chỉ
lần lượt đạt mức 5.524 triệu đồng và 5.690 triệu đồng lý do là tỷ giá trong năm này
đang tăng và lượng khách hàng chọn Maritime Bank Huế làm ngân hàng phát hành vẫn còn chưa nhiều.Năm 2016, NHNN chính thức áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm
từ đầu năm đã làm tỷ giá và thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định trong
bối cảnh chịu sức ép từ những biến động khó lường trên thị trường quốc tế, vì thế
các doanh nghiệp trong năm nay có thể yên tâm hơn để NK hàng hóa. Thực tế tại
Chi nhánh cho thấy, doanh số phát hành L/C NK đã tăng 5.132 triệu đồng đạt mức
10,656 triệu đồngvà doanh số thanh toán BCT NK cũng tăng 5.498 triệu đồng đạt
mức 11.188 triệu đồng. Riêng về mảng XK, doanh số L/C XK giảm chỉ còn 71.131 triệu đồng và doanh số thanh toán BCT XK chỉ còn 74.162 triệu đồng. Chứng tỏ
chính sách tỷ giá mới đã tácđộng rất lớn đến hoạt động XNK của các doanh nghiệp trong nước.
Bảng2.6: Doanh sốphát hành và thanh toán XNK tại Maritime Bank Huế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh số phát hành L/C NK 5.524 10.656 64.733
Doanh số thanh toán BCT NK 5.690 11.188 87.390
Doanh sốthông báo L/C XK 129.186 71.131 238.772
Doanh số thanh toán BCTXK 133.707 74.162 247.129
Doanh số TTQT theo phương thức
TDCT 274.107 167.137 638.024
(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Maritime Bank Huế)
Đến năm 2017, hoạt động TDCT tại Maritime Bank Huế có một bước tiến vượt bậc,tăng cả về giá trị thanh toán L/C XK (phát hành và thanh toán) và giá trị
thanh toán L/C XK (thông báo và thanh toán).Điều này cho thấy, lãnh đạo ngân
hàng Maritime Bank Huế nỗ lực đưa ra nhữngphương án chiến lược nhằm cải thiện
tình hình hoạt động TDCT tại Chi nhánh và chính sách tỷ giá của NHNN bắt đầu
phát huy hiệu quả,việc này đã mang lại kết quả tích cực, khi mà doanh số phát hành L/C NK đã tăng gấp 5 lần đạt 64.733 triệu đồng và doanh số thanh toán BCT NK vượt trội hơn khi tăng gần 7 lần đạt 87.390 triệu đồng, doanh số L/C XK tăng hơn
2.3 lần đạt 238.772 triệu đồng và doanh số thanh toán BCT XKcũng tăng 2.3 lần đạt
247.129 triệu đồng.
Kết quả này cho thấy, lãnhđạo cùng cán bộ nhân viên Maritine Bank Huế đã
đi đúng hướngvàđang có những chiến lược phù hợp trong thờikỳkinh tếthị trường như hiệnnay.
Vềdoanh số thanh toán BCT theo phương thức TDCTtại Martime Bank Huế Đơn vị tính: Triệuđồng
Biểu đồ2.2: Doanh số thanh toán BCT theo phương thức TDCT
(Nguồn: Phòng tổng hợp –Maritime Bank Huế)
Nhìn biểu đố 2.2 ta thấy rằng, doanh số thanh toán BCT NK theo phương
thức TDCT tạiMaritime Bank Huế ngày càng tăng nhanh vượt bậc.
Nếu trong năm 2015 doanh số thanh toán BCT NK chỉ đạt 5.690 triệu đồng
thì đến năm 2016, con số này đã tăng gấp đôi, đạt 11.188triệu đồng và đến năm
2017, con số này đã tăng hơn 15 lần so với năm 2016 và 8 lần so với năm 2015.
Nguyên nhân tăng có doanh ssoo thanh toán BCT NK là do qua thời gian khách hàng NK tin tưởng và sử dụng sản phẩm phát hành L/C tại ngân hàng.
Đặc biệt, trong năm 2017 nhờ đẩy mạnh quan hệ khách hàng mà ngân hàng
đãđem lại doanh số ngoài mong đợi. Doanh số thanh toán BCT XK giảm sâu là do
trong năm 2016 tỷ giá có nhiều biến động và chịu tác động lớn từ các nền kinh tế
lớn như Trung Quốc và Mỹ. Đến 2017 tỷ giá ổn định, số lượng ngân hàng đại lý tăng nhiều nên doanh số thanh toán BCT XK tăng cao.
Về cơ cấu giá trị thanh toán L/C XNK tại Maritime Bank Huế
Đơn vị tính: Triệuđồng
Biểu đồ2.3: Thể hiện cơ cấu giá trị thanh toán L/C XNKtại Maritime Bank Huếtừ năm2015- 2017
(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Maritime Bank Huế)
11214 21844 152123 262893 145293 485901 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu
Năm 2016, các hoạt động ngoại thương được chú trọng, ngân hàng Maritime BankHuế đã thúc đẩy hoạt động thanh toán NK theo phương thức TDCT, đạt giá trị
thanh toán là 21.844 triệu đồng, đến năm 2017, hoạt động thanh toán L/C có một bước tiến vượt bậc, tăng cả về giá trị phát hành L/C và giá trị thanh toán L/C. Điều
này cho thấy, lãnhđạo ngân hàng Maritime BankHuế đã ý thức được điều kiện kinh
tế rất khó khăn và nỗ lực đưa ra những phương án chiến lược nhằm cải thiện tình hình thanh toán L/C NK, việc này đã mang lại kết quả tích cực, khi mà giá trị thanh toán L/C đã tăng lên152.123triệu đồng. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo cùng cán bộ
nhân viên ngân hàng Maritime Bankđãđi đúng hướngvàđang có những chiến lược
phù hợp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiệnnay.
Đối với hoạt động thanh toán L/C XK. Trong năm 2015, giá trị thanh toán
L/C đạt mức 262.893 triệu đồng. Năm 2016, nền kinh tế thế giới khó khăn nên doanh số thanh toán XK gặp khó khăn chỉ đạt 145.293 triệu đồng. Song đến năm
2017, hoạt động thanh toán L/C XK đạt giá trị cao hơn so với năm 2015. Điều này cho thấyMaritime Bankđã thúc đẩy rất tốt hoạt động thanh toán L/C XK của mình, mang lại kết quả tốt trong năm2017.
Vềsố món thanh toán quốc tế theo L/C tại Maritime Bank Huế
Bảng 2.7:Số món thanh toán quốc tế theo L/C tại Maritime Bank Huế năm
2015 -2017
Năm L/C xuấtkhẩu L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Maritime Bank Huế)
Năm 2016, với giá trị thanh toán xuất khẩu giảm mạnh kéo theo số món
thanh toán L/C XK cũng giảm năm 2016 chỉ còn lại 22 món. Đến năm 2017,tổng số món thanh toán L/C XK đạt 74 món với giá trị tương ứng là 485.901 triệu đồng.Số món qua hàng năm cũng cho thấy kết quả của hoạt động TDCT.Số món thanh toán
L/C NK có có tốc độ tăng khá nhanh qua từng, đặc biệt là trong năm 2017 tăng đến 65 món tăng hơn 4 lần so với năm 2016, số món thanh toán năm 2017 đạt 81 món tăng nhanh là nhờ chi nhanh đẩy mạnh hoạt động quan hệ ngân hàng đại lý và đa
dạng hóa các sản phẩm mà khách hàng đặc biệt là các khách hàng đã sử dụng các
dịch vụ xuất khẩu. Nhìn chung, số món thanh toán L/C tại chi nhánh đến cuối năm 2017 tăng cao tương ứng với các giá trị thanh toán lớn. Nhưng nên lưu ý đến số
món thanh toán L/C XK nhiều hơn, tránh tình trạng giảm mạnh như năm 2016.
b. Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận TTQT theo phương thức TDCT
Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT có sự sụt giảm trong năm
2016.Doanh thu và chi phí đều giảm nhưng tỷ lệ giảm chi phí lại ít hơn, có thể thấy