5. Kết cấu khóaluận
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt
Nam.
Tên tiếng Anh:Vietnam Maritime Commercial Stock Bank. Tên giao dịch: Maritime Bank
Hội sở chính: Số 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận
Đống Đa, Thành phốHà Nội. Logo:
Nhận thấy Thừa Thiên Huế là một tỉnh đóng vai trò cầu nối giữa hai miền
Bắc- Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp và du lịch - dịch vụ chiếm gần 78% trong GDP; nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng trong quá trình phát triển là rất lớn. Vì vậy, Ban lãnh đạo MaritimeBank đã quyết định thành lập chi nhánh tại thành phố Huế. Ngày 18/3/2011 MaritimeBank
đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động điểm giao dịch đầu tiên tại tại số 40
Lê Lợi, Phường Phú Hội, TP. Huế. Đây là điểm giao dịch thứ 142 của
MaritimeBank trên toàn hệthống.
Sau gần 01 năm hoạt động, MaritimeBank Huế đã phát triển ổn định và hiệu
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
P. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
KHCN KHDN HỖ TRỢ
GĐKHCN GĐKHDN
GD GD PHÒNGTD QHKH PHÒNG HCTH PHÒNG KT
quả, được đánh giá là ngân hàng uy tín của người dân địa phương. Tính đến cuối
tháng 11/2011, MaritimeBank Huế đã phục vụ gần 2000 khách hàng doanh nghiệp,
cá nhân sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tổng huy động vốn ước đạt
gần 500 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ sự tín nhiệm của các khách hàng trên địa bàn và các khu vực lân cận dành cho chi nhánh ngày càng cao.
Thấy được nhu cầu, tiềm năng phát triển kèm theo mức độ tín nhiệm ngày càng cao của người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Ban Lãnh đạo MaritimeBank đã quyết định mở rộng và chuyển đổi trụ sở MaritimeBank Huế sang một địa điểm
mới khang trang, rộng rãi và thuận tiện hơn, trụ sở cũ sẽ tiếp tục phục vụ khách
hàng với tư cách một trong hai điểm giao dịch của MaritimeBank tại thành phốHuế. 2.1.1.2 Cơ cấu tổchức và nhiệm vụcác phòngban
a. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2:Cơ cấu tổ chứcNgân hàng TMCP Hàng Hải- Chi nhánh Huế
(Nguồn: Phòng Hành chính - Maritime Bank Huế)
b. Nhiệm vụ các phòngban:
- Ban Giám Đốc (BGĐ): Gồm 1 Giám đốc , 1 Phó giám đốc, 1 Giám đốc khối KHDN và 1 Giám đốc khốiKHCN.
+ Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động
cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Được phép ủy quyền cho nhân
viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường làủy quyền cho
PhóGiám Đốc, các trưởngphòng....
+ Phó giám đốc: Là người trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của
phòng trong ngân hàng.
+ Giám đốc khối KHDN: Quản lý các hoạt động và hiệu quả của nhóm bán
lẻ tại chi nhánh để đạt được chỉ tiêu của khối SME đề ra.
+ Giám đốc khối KHCN: Quản lý các hoạt động và hiệu quả của nhóm bán lẻ
tại chi nhánh để đạt được chỉ tiêu của khối KHCN và Hộ kinh doanh cá thế.
- Phòng hỗtrợ:
+ Bộ phận xử lý giao dịch: chịu trách nhiệm về việc chuyển tiền, mở tài khoản thanh toán.
+ Bộphận quản lý tín dụng: thực hiện nhiệm vụ giải ngân hồ sơ vay, quản lý
nợ, giám sát hồ sơ tín dung trươc, trong và sau khi vay.
+ Bộ phận TTQT: thực hiện các nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước
ngoài,...
- Phòng dịch vụ khách hàng: gồm các bộ phận tín dụng cá nhân và doanhnghiệp:
+ Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng,
triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn lập chứng từ kế toán.
+ Thực hiện công tác tiếp thị để mở rộng thị phần. Xây dựng kế hoạch kinh
doanh hàng tháng.
+ Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
- Phòng kế toán vàquỹ:
+ Phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch
toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau, phát
hành các loại HC và làm dịch vụ thanh toán khác. Hàng ngày phòng còn thực hiện
kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngânhàng.
+ Phòng kế toán là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số
liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của Ngân hàng.
+ Phòng ngân quỹ là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng
từ phát sinh, đảm bảo thực hiện chính xác kịp thời đúng chế độ kho quỹ. Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, xác định tiền đúng tiêu chuẩn lưu thông, là nơi bảo quản tiền
mặt, các giấy tờ, Chứng từ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.
- Phòng hànhchính:
+ Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, quản
lý, phân phối công cụ lao động, văn phong phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác
lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõiđánh giá quá trình thực hiện kếhoạch.
- Phòng giaodịch:
+ Bộ phận dịch vụ: tiếp thị (quản lý thựchiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản
phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý và chăm sóc khách hàng và một số chức năng
khác); thẩm định (thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và một số chức năng khác).
+ Bộ phận hỗ trợ: xử lý giao dịch, quản lý tín dụng (hỗ trợ công tác tín dụng,
kiểm soát tín dụng, quản lý nợ); quản lý công tác kế toán và quỹ (công tác kế toán,
công tác kho quỹ).
1.1.3 Danh mục sản phẩm và dịchvụ
2.1.1.3.1 Khách hàng cánhân
- Sản phẩm cho vay: Vay mua bất động sản, vay thấy chi tài khoản, cho vay
khách hàng ưutiên.
- Sản phẩm thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng du lịch MaritimeBank Visa, thẻ tín dụngMaritimeBank Platinum.
- Dịch vụ tài khoản: Gói tài khoản M-Money, gói tài khoản M1-Account, gói tài khoảnM-Payroll.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử: Internet Banking, Mobile Banking, SMSBanking. - Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm gửi tiền trả lãi ngay, tiết kiệm lãi suất cao nhất, tiền gửi có kỳ hạn trựctuyến.
- Dịch vụ chuyển và nhận tiền: Chuyển & nhận tiền quốc tế, chuyển & nhận
tiền trongnước.
- Mua/ bán ngoại tệ tạiquầy.
- Gói sản phầm dịch vụ: Gói sản phẩm Meed, gói tài khoản M1-Account, gói tài khoảnM-Payroll.
- Sản phẩm đầu tư: Quyền chọn tiền tệ, tiền gửi bảo đảm sức mua, chứng chỉ
Quỹ.
- Sản phảm bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo
hiểmnhàM-Homecare.
2.1.1.3.2 Khách hàng doanhnghiệp
- Dịch vụ thu hộ:M-Tax - Dịch vụ thuế trọn gói, thu hộ hóađơn.
- Sản phảm, dịch vụ khác: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, thấuchi.
- Phát hành tín dụng thư,thanh toán thư tín dụng, nhờ thu NK. - Dịch vụ ngân hàng điện tử:Internet Banking, SMSBanking.
- Tiền gửi và tài khoản doanh nghiệp: Giải pháp Giao dịch trọn gói, tài khoản
thanh toán lãi suất bậc thang,tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linhhoạt.
- Dịch vụ thanh toán:Chuyển tiền trong nước,thanh toán hóa đơn, chuyển tiền
quốc tế chiều đi.
- Bão lãnh ngân hàng: Dịch vụ Bảo lãnh.
- Sản phẩm chuyên biệt danh cho doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình: Tiền
gửi, tài trợ NK.
- Gói tín dụng ưu đãi: Tín dụng toàn diện dành cho doanh nghiệp, tín dụng dự
phòng cho doanh nghiệp,tín dụng toàn diện cho doanh nghiệp vimô.
- XK: Thông báo, sửa đổi thư tín dụng XK, nhận BCT và thanh toán, xác nhậnL/C.
2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánhHuế
Qua 6 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Huế đã không ngừngnâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ ngân hàng và triểnkhai các hoạt động phục vụ chokhách hàng một cáchnhanh chóng hiệu quả, nâng cấp cơ
sở hạtầng,công nghệ thông tin để ứngdụng vào quá trình kinh doanh. Việc pháttriển
nhằmmục tiêu lợinhuận,góp phần pháttriểnkinh tếtỉnh ThừaThiên Huế.
Theo bảng 2.1 năm2015d ư n ợ c h o v a y chỉcòn224,102 triệu đồng giảm 10% tương ứng 25,012 triệu đồng so với năm 2014 là 249,114 triệu đồng.Đến năm
2016 chỉ đạt 84.913 triệu đồng giảm 62.1% so với năm 2015một mức giảm đáng báo động với cho Chi nhánh. Xét về thời hạn cho vaycó một sự chuyển dịch từ cho
vay trung thời hạn sang cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 68%
nguyên nhân một phần là do NHNN ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN đưa
ra lộ trình cắt giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, phần còn lại là Maritime Bank Huế cũng đang tích cực thay đổi cơ cấu nợ
cho vay theo thời hạn để giảm rủi ro về thanh khoản. Về dư nợ theo loại tiền trong các năm 2014 đến năm 2016tỷ trọng USD trên dư nợ cho vay thấp là do chính sách của Maritime Bank với các khách hàng vay USD là rất khắt khe cộng với thời điểm này lượng khách hàng ở chi nhánh còn ít chưa có nhu cầu về USD. Xét về thành phần kinh tế thì Chi nhánh chú yều phục vụ khách hàng doanh nghiệp nên cơ cầu này là điều dễ hiểu.
Bảng2.1: Tổng dư nợ cho vay củaMaritimeBankHuế trong năm 2014 –2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp- MaritimeBankHuế)
Nhìn vào bảng 2.2,trong năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của Maritime
Chi tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dư nợ cho vay 249.114 224.102 84.913 145.992
1.Theo thời hạn
- Ngắn hạn 37.268 14.460 58.198 127.639
- Trung dài hạn 211.846 209.642 26.715 18.353
2. Theo loại tiền
- VND 247.514 224.102 82.114 113.442
- USD 1.600 - 2.799 32.550
3. Theo thành phần kinh tế
- Cho vay ngoài quốc doanh 236.768 210.960 57.713 129.440
- Cho vay cá nhân 12.346 13.142 27.200 16.552 Trường Đại học Kinh tế Huế
Bank Huế đạt 335.865, đến năm 2016tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank
Huế đạt 375.660 triệu đồng tăng 38.795 triệu đồng so với năm 2015. Trong năm
2017, tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank Huế đạt 447.127 triệu đồng tăng 19,34% so với năm 2016. Nhìn chung thì tổng nguồn vốn huy động qua các năm ở Maritime Bank Huế điều tăng. Xét theo tiền gửi của các thành phần kinh tế,
có sự tăng của cả 2 doanh nghiệp và dân cư, nhưng thành tiền gửi của thành phần dân cư có sự đồng đều hơn so với doanh nghiệp. Xét về tiền gửi theo kỳ hạn, các năm gần đây tiền gửi không kỳ hạn có sự gia tăng nhanh chóng hơn so với tiền gửi
có kỳ hạn.
Bảng2.2: Tổngnguồn vốn huy độngcủaMaritimeBankHuế trong năm 2015– 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng nguồn vốn huy động 324.915 335.865 374.660 447.127
Theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi doanh nghiệp 201.100 201.520 206.063 250.737
- Tiền gửi dân cư 123.815 134.345 168.597 196.390
Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 99.850 99.500 115.060 185.240
- Tiền gửi có kỳ hạn 225.065 236.365 259.600 261.887
(Nguồn: Phòng tổng hợp –MaritimeBankHuế)
Qua bảng 2.3, nhìn chúng ta có thể thấy lợi nhuận kinh doanh qua các năm
có dấu hiệu giảm sút khá đáng kể. Từ năm 2015 đến 2016, từ mức lợi nhuận 44.651
triệu đồng giảm 34.2% còn 29.340 triệu đồng đây là một kết quả kinh doanh đáng báo động cho chi nhánh. Trong đó, nguyên nhân phải kể đến là trong năm 2016
nhiều biến động lượng tiền cho vay giảm đáng kể dẫn đến thu nhập bị ảnh
hưởng.Tổng thu nhập giảm đồng nghĩa với việc các hoạt động của ngân hàng diễn
ra cũng giảm nên đã giảm bớt được được các loại chi phí như: chí phí huy động vốn,
chi phí hoạt động dịch vụ và chi phí hoạt động, do đó tổng chi phí năm 2016 giảm
34,2% còn 24.059 triệu đồng. Từ năm 2016 đến 2017, lợi nhuận có biến động giảm
nhẹ ở mức 7%và chỉ đạt 4.907 triệu đồng. Tuy vậy,biến độnggiảm này vẫn nằm ở
mức tạm chấp nhận được và không đáng báo động như năm 2016. Nguyên nhân
chính là do tổng chi phí năm 2017 là do sự thúc đẩy hoạt động xúc tiến quan hệ
khách hàng và các chiến dịch quản bá Marketing.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Maritime Bank Huế giai đoạn năm 2015 –2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổngthunh ập 44.651 29.34 36.85 -15.31 -34,2 7.510 25,59 Tổngchi phí 36.614 24.059 31.943 -12.55 -34,2 7.884 32,77 Lợi nhuận 8.037 5.281 4.907 -2.756 -34,2 -374 -7 (Nguồn: Phòng tổng hợp –MaritimeBankHuế)
2.2Hhiệu quả hoạt độngthanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam –Chi nhánhHuế
2.2.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, Maritime Bank Huế hoạt động trên nhiều mảng khác nhau như: tín dụng, thanh toán, đầu tư,… Trong đó, Maritime Bank được biết đếnlà một trong những Ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh
ngoại tệ và thanh toán quốc tế vớ các sản phẩm đa dạng và dịch vụ tốt.
2.2.1.1 Các sản phẩm, dịch vụthanh toán quốc tếtại Ngân hàng Thương mạiCổphần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế Cổphần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
a.Các dịch vụ xuất khẩu
- Thông báo, sửa đổi thư tín dụng xuất khẩu:Maritime Bank nhận L/C, sửa đổi
L/C từ ngân hàng nước ngoài và thông báo trực tiếp cho Người thụ hưởng hoặc qua
Ngân hàng chuyển tiếp. Ngay sau khi nhận được L/C hoặc tu chỉnh từ Ngân hàng phát hành và kiểm tra tính xác thực, Maritime Bank sẽ thông báo qua điện thoại cho khách hàng để cử nhân viên đến Ngân hàng nhận (cán bộ đến nhận L/C hoặc tu
chỉnh cần mang theo giấy giới thiệu của cơ quan).
- Nhận bộ chứng từ và thanh toán:Maritime Bank giữ vai trò trung gian, tiếp
nhận bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng nước ngoài của khách hàng và chuyển đi. Sau
khi nhận được thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu từ ngân hàng nước ngoài, Maritime Bank sẽ thực hiện báo có vào tài khoản chỉ định của khách hàng.
- Xác nhận L/C:Sau khi nhận được L/C xuất khẩu từ ngân hàng nước ngoài chỉ định Maritime Bank là ngân hàng xác nhận, Maritime Bank sẽ thông báo L/C xuất
khẩu cho khách hàng và xác nhận L/C theo yêu cầu.
- Chuyển nhượng L/C:Sau khi nhận được L/C xuất khẩu từ ngân hàng nước
ngoài chỉ định Maritime Bank là ngân hàng chuyển nhượng, Maritime Bank sẽ
thông báo L/C xuất khẩu cho nhà xuất khẩu và thực hiện chuyển nhượng L/C theo yêu cầu đồng thời thông báo L/C chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai.
- Nhờ thu xuất khẩu:Maritime Bank nhận bộ chứng từ đòi tiền theo phương
thức nhờ thu từ phía khách hàng để chuyển cho ngân hàng nước ngoài. Sau khi nhận được thanh toán, Maritime Bank thực hiện báo có vào tài khoản chỉ định của khách
hàng.
- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Ngay sau khi giao hàng và hoàn thiện bộ
chứng từ đòi tiền, khách hàng là nhà xuất khẩu có thể xuất trình và yêu cầu
Maritime Bank chiết khấu bộ chứng từ. Ngân hàng sẽ tiếp nhận và ứng trước tiền
hàng cho nhà xuất khẩu.
- Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng: Maritime Bank cấp tín dụng cho khách
hàng xuất khẩu nhằm bổ sung vốn lưu động, phục vụ việc thu mua nguyên vật liệu và các chi phí khác để sản xuất, gia công chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.
b.Dịch vụ nhập khẩu
- Phát hành tín dụng thư: Maritime Bankphát hành thư tín dụng theo yêu cầu
của khách hàng là nhà nhập khẩu. Theo đó, Maritime Bank cam kết sẽ thanh toán thư tín dụng vào ngày đáo hạn khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ.
- Thanh toán thư tín dụng: Maritime Bank chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng nước ngoài gửi đến
và kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với L/C, Maritime
Bank sẽ thông báo tới khách hàng và thực hiện thủ tục thanh toán hay từ chối ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhờ thu nhập khẩu:Maritime Bank tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu, chỉ thị
nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài, xử lý bộ chứng từ và thông báo cho nhà nhập
khẩu theo chỉ dẫn của ngân hàng chuyển tiếp chứng từ.
- Bảo lãnh giao hàng:Maritime Bank thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng
theo đề nghị của khách hàng để công ty vận tải giải phóng hàng hóa tại cảng/địa điểm nhận hàng trước khi nhận được chứng từ vận tải gốc.
- Tài trợ nhập khẩu từ nguồn Refinancing: Maritime Bank tài trợ thanh toán