5. Kết cấu khóaluận
3.2.4 Tăng cường thực hiện tốt các chínhsách kháchhàng
Chính sách khách hàng là một bộ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của
ngân hàng. Sự tồn tại của khách hàng quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, để có thể duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới thì ngoài những lợi thế sẵn có của chính từng ngân hàng cần
phát triển chiến lược Marketing định hướng khách hàng. Đặc biệt, trong lĩnh vực
ngân hàng với thị trường cạnh tranh, sản phẩm đơn điệu đồng nhất thì việc ápdụng
Marketing linh hoạt, sáng tạo sẽ là công cụ để thu hút khách hàng, tạo cầu nối gắn
kết hoạt động của ngân hàng với thị trường và tăng sức cạnh tranh để chiến thắng các đối thủkhác.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động Maketing ở các ngân hàng vẫn chưa được
chú trọng đúng mức, việc nghiên cứu áp dụng kĩ thuật Marketing còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, với mục tiêu để khách hàng biết đến ngân hàng và nắm được các loại hình dịch vụ mà ngân hàng phục vụ luôn đem tới sự thuận tiện, an toàn và hiệu quả thì ngân hàng cần chú trọng vào khâu nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác
Marketingnhư:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý
Nhằm củng cố thị trường, mở rộng thêm khách hàng và có những bước đi vững
chắc, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện chính sách
khách hàng hợp lý, không phân biệt thành phần kinh tế, chính sách khách hàng gắn
liền hiệu quả kinh doanh của khách hàng với hiệu quả, sự an toàn trong hoạt động
kinhdoanhcủangânhàng.Chínhsáchkháchhàngphảikếthợpnhiềuloạihìnhdịch vụ tổng
hợp để đáp ứng các nhu cầu tổng thể như: chính sách về tín dụng, dịch vụ thanh
toán nhanh và an toàn, lãi suất hấp dẫn, thỏa mãn các nhu cầu mua bán ngoại tệ kết
hợp với tư vấn và xây dựng mối quan hệ xã hội mật thiết giữa NH và khách hàng.
Thứ hai, xây dựng chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Chất lượng dịch vụ là cái mà khách hàng chỉ có thể cảm nhận được, nó xuất
phát từ nhu cầu khách hàng và kết thúc bằng sự “đánh giá” của họ. Chất lượng dịch
vụ phải thường xuyên được cải tiến và nâng cấp sao cho phù hợp với nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm TTQT không như các sản phẩm khác, nó thường đơn điệu và khó cải tiến, hơn nữa nó còn phải tuân thủ chặt chẽ của
tập quán quốc tế, do đó việc tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn là điều vô cùng khó
khăn. Tuy nhiên trong xu thế cạnh tranh hiện nay muốn tồn tại được thì Maritime Bank cần phải thực hiện đánh giá được sản phẩm đang nằm ở giai đoạn nào “Triển
khai – Tăng trưởng- Chín muồi – Suy thoái”, để áp dụng chiến lược Marketing phù hợp cho giai đoạn đó.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo.
Đối với các dịch vụ TTQT ở Maritime Bank công tác tuyên truyền quảng cáo thường hướng tới các hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có
nhu cầu về TTQT, XNK hàng hóa và các công ty của nước ngoài có nhà máy sản
xuất trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Để tiếp cận được các đối tượng này, Maritime Bank triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng trên địa bàn và đặc
biệt ở các khu vực trọng tâm như: Khu công nghiệp Phú Bài, khu công nghiệp Tứ
Hạ, khu công nghiệp Phong Thu,… Và không chỉ dừng lại ở các hoạt động tiếp thị, chăm sóc Maritime Bankthường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông, báo đài hoặc treo các băng rôn, áp phích nhằm gia tăng công tác tuyên truyền quảng cáo nhưng phải đảm bảo chi phí phùhợp.