Các tiêu chí để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong

Một phần của tài liệu motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích việt nam (Trang 27 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.Các tiêu chí để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong

trong truyền thuyết và cổ tích

Trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam cũng như thế giới, tồn tại một loại nhân vật là lực lượng siêu nhiên thiện. Đây là những thực thể hình thành từ trí tưởng tượng của con người, mang những đặc điểm khác thường. Sự có mặt của nhân vật này bắt nguồn từ thế giới quan của người nguyên thủy vốn sợ hãi trước lực lượng tự nhiên nên cho rằng có sự tồn tại của một thế lực nào đó khác con người. Có những lực lượng siêu nhiên làm hại con người như loài yêu quái nhiều

phép thuật, chuyên ăn thịt người. Song cũng có những lực lượng siêu nhiên hỗ trợ, giúp đỡ con người để cuộc sống của loài người tốt hơn. Loại nhân vật này có nhiều tên gọi khác nhau trong các tài liệu nghiên cứu mà chúng tôi tìm hiểu được. Chẳng hạn: thần tiên, phúc thần,… Trong đề tài này, để đảm bảo sự nhất quán, chúng tôi gọi loại nhân vật này là: thần linh. Vì thần linh có những đặc điểm, chức năng khác nhau trong mỗi thể loại, chi phối đến sự khác biệt trong mối quan hệ hôn nhân giữa người và thần linh ở từng thể loại nên chúng tôi xác lập hệ thống tiêu chí riêng cho từng thể loại.

1.3.1. Các tiêu chí để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết

Để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết chúng tôi dựa trên hai tiêu chí. Một là xác định nhân vật thần linh; hai là điều kiện hôn nhân.

Đối với việc xác định nhân vật thần linh, theo chúng tôi, loại nhân vật được xem là thần linh phải có những đặc điểm sau.

Thứ nhất, về nguồn gốc, thần linh có thể xuất thân từ lực lượng siêu nhiên hay con người. Những lực lượng siêu nhiên bao gồm các vị thủy thần (Sự tích hai

hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương; Sự tích bảy anh em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh thời Hùng Vương), nàng tiên trên trời (Truyền

thuyết về Thiên Ya Na, Liễu Hạnh Tiên chúa,…), sơn thần (Sự tích Thần Thông, Cương Nghị, Hùng Cường thời Hùng Vương; Sự tích đức Thánh Tản;…), thần tướng trên trời (Sự tích đức Thiên Cang thời Hùng Vương).

Thứ hai, về đặc điểm phi thường, những đặc điểm phi thường của thần linh có mặt trong sự xuất hiện ở cõi tục, diện mạo và hành động. Thần linh có thể xuất hiện ở thế giới của con người dưới hình thức đầu thai làm kiếp người (Truyện

thần Câu Mang thời Hùng Vương). Ngoài ra còn có dạng thần linh được con

người sinh ra một cách thần kỳ. Đức thánh mẫu của Doãn Công khi thụ thai ngài đã có một ngôi sao từ trên trời sa xuống, bà nuốt đi và sau đó sinh ra ngài (Sự tích

Doãn Công dẹp giặc Tô Định). Diện mạo của thần linh có những đặc điểm kỳ lạ

Nguyệt Tinh công chúa thời Hùng Vương: mặt rồng mũi hổ, sau lưng có hai

mươi tám vảy như vảy cá, tay dài chấm gối, trên trán có một cái sừng bằng thịt nhô lên, lòng bàn chân có bảy cái lông dài hơn một tấc, tiếng vang như sấm, mắt sáng như sao. Về hành động, họ có những khả năng kỳ bí để thực hiện những việc mà sức người bình thường không làm được. Tản Viên Sơn Thánh có những phép lạ có thể thông trời tỏ đất, dời núi lấp sông (Truyện Trung Định công thời Hùng

Vương). Trong hành tung, tuy họ xuất hiện ở cõi tục nhưng đời sống khác thường.

Chẳng hạn Đại vương Sơn Tinh họ Nguyễn cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh huyện Phong Châu (Truyện núi Tản Viên).

Thứ ba, về chức năng của thần linh, thần linh xuất hiện trong cuộc sống của con người và có một vai trò nhất định đối với xã hội loài người. Ở đây, dưới nhiều hình thức khác nhau, thần linh luôn là lực lượng giúp đỡ cho con người để đời sống của loài người tốt hơn. Dựa vào vai trò của thần linh đối với cuộc sống của nhân dân, chúng tôi phân thần linh thành hai loại như sau: thần linh anh hùng và thần linh văn hóa. Thần linh đã giúp đỡ con người trong vấn đề sinh tử cấp bách của cộng đồng bao gồm chiến tranh, thiên tai và bệnh tật. Ngài Chung công đã giúp Hùng Duệ Vương đánh tan giặc Đại Man Thạch (Sự tích Thánh Tản Viên

và Quí Minh). Ngoài việc chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, họ có thể hỗ trợ con người ở nhiều mặt khác như sinh ra thần linh anh hùng, hiến kế và tiến cứ tướng tài cho nhà vua (Sự tích thần Linh Lang, Truyện thần Câu Mang thời Hùng Vương, Sự tích Linh Công, Thủy Công, Đài Công thời Hùng Vương, Truyện Bảng Công và Hải Công đời Trần, Truyện tích Nam Hải Đại Vương – Thục An Dương Vương,...). Không chỉ vậy, thần linh còn làm nên những giá trị vật

chất, tinh thần và trở thành chỗ dựa tâm linh của nhân dân. Bà Phù Thánh Linh Nhân đã được nhân dân gọi là Phật Quan Âm tái sinh vì đã thay vua trị dân rất phép tắc, làm cho bốn phương ấm no, yên bình. Bà Chúa Lẫm trong truyền thuyết cùng tên xuất thân là cô gái nghèo nhưng chăm chỉ, kết hôn với hoàng tử, trở thành hoàng hậu. Khi trong nước xảy ra mất thóc trong kho lương thực, bà đã giải quyết giúp dân. Bà còn giúp dân cày cấy, xây dựng đời sống hưng thịnh. Biết ơn bà, nhân dân đã tôn bà là Bà Chúa Lẫm. Hay đơn giản hơn họ là những con người

có công trạng to lớn đối với cộng đồng vì cuộc đời họ tạo nên niềm tin tín ngưỡng cho nhân dân nên được nhân dân thờ phụng. Nàng Mỵ Nương kết hôn với Trọng Thủy và vì tình phu thê mà để nỏ thần rơi vào tay giặc nhưng khi nàng chết đi, mối đùn ở ngôi mộ và nhân dân vẫn tôn thờ nàng là một vị thần (Sự tích Thục

Nương và công chúa Mỵ Châu).

Vì thần linh trong truyền thuyết có dạng mang nguồn gốc là con người, kết hôn với con người, sau đó hiển thánh. Đây là hôn nhân giữa người với người nên chúng tôi không xét trường hợp này. Vì vậy, tiêu chí thứ hai được đặt ra đó là điều kiện hôn nhân. Ở đây, thần linh hóa thân trong kiếp người rồi kết hôn với con người hoặc không hóa thân trong kiếp người mà xuất hiện với hình dạng thật trước khi kết hôn với con người. Trường hợp thứ nhất, thần linh mang kiếp thường dân trong xã hội. Họ là người có cha mẹ, danh tánh, quê quán, hoặc mồ côi, không biết tên tuổi. Liễu Hạnh Tiên chúa trong truyền thuyết cùng tên đầu thai xuống trần làm nàng Giáng Tiên – con gái của ông Lê Thái Công ở thôn Vân Cát, xã Yên Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định dưới thời vua Anh Tôn nhà Lê (1557). Khi không hóa thân trong kiếp người thần linh hiện diện ở cõi tục là những vị thần núi, thần Quả, nữ thần giữ của. Trường hợp này xuất hiện trong các truyện như Sự tích

bốn Đại vương họ Đinh thời Hùng Vương, Sự tích đức Thánh Tản, Truyện bà Hiển Nhân, Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng.

Tóm lại, để xác định motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết, cần phải xét hai tiêu chí đó là xác định nhân vật thần linh và điều kiện hôn nhân.

1.3.2. Các tiêu chí để lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh trong

cổ tích

Đối với thể loại cổ tích, việc lựa chọn motif hôn nhân giữa người và thần linh gặp gỡ truyền thuyết ở tiêu chí thứ nhất nhưng vì đặc trưng thể loại nên nó có những biểu hiện riêng.

Để xác định nhân vật thần linh trong cổ tích, chúng tôi lưu ý các khía cạnh sau: Thứ nhất, về nguồn gốc, nhân vật thần linh trong cổ tích là những vị thủy thần (Công chúa Thủy tề, nàng tiên cá) trong các truyện Anh đánh cá và công chúa

thủy tề, Nàng tiên cá; những nàng tiên trên trời (Sao Mai và Sao Hôm, Sự tích

núi Vàng); con gái của thần trời (Chàng Sính); con gái mặt trời (K’Ong mồ côi), con gái thần ngà voi chúa (Chàng Amã Ja – Arèq).

Thứ hai, về đặc điểm phi thường, sự kỳ lạ ở nhân vật thần linh có thể được tìm thấy trong khả năng của họ. Thần linh có thể hóa phép tạo ra nhiều của cải vật chất (Của thiên trả địa), nàng tiên trong truyện Sao Mai và Sao Hôm có khả năng bay giữa hai cõi trời và đất. Về diện mạo, thần linh có thể mang những lốt của con vật như cá, ốc, rùa,… (Duyên tiên, Nàng tiên ốc, Ông Trạng lấy rùa,…). Khi cần thiết họ có thể cởi bỏ lốt. Thần linh thường mang lốt để xuất hiện ở cõi trần để con người không thể phát hiện.

Thứ ba, về chức năng, thần linh kết hôn với con người để mang lại điều tốt đẹp cho họ. Đó là sự giàu sang, trừng phạt kẻ xấu để giúp con người lấy lại công lý (Của thiên trả địa, Hai anh em khác họ) hay đơn giản là giúp con người sống

hạnh phúc vì có một người gắn bó với mình tuy cuộc sống không được sung túc (Nàng tiên ốc, Nàng tiên cá,…)

Việc xác định nhân vật thần linh ở hai thể loại trên đây thực chất là để phân định với con người và thế giới cõi trần. Cũng từ đó có thể thấy được mối quan hệ hôn nhân giữa hai cõi được tác thành qua con đường nào và bằng cách nào.

Tiểu kết chương:

Vì sự hình thành và biểu hiện của motif hôn nhân giữa người và thần linh có nền tảng từ cơ sở lịch sử - xã hội nên việc tìm hiểu những hình thái hôn nhân – gia đình trong lịch sử, nhu cầu hôn nhân, thế giới quan của người nguyên thủy là tiền đề cho việc tìm hiểu dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh và đi xa hơn là so sánh motif này ở hai thể loại. Qua đây, chúng tôi phần nào lí giải được cách thức hình thành motif hôn nhân giữa người và thần linh ở truyền thuyết và cổ tích Việt Nam. Việc đưa ra các tiêu chí để lựa chọn motif là những công cụ cần thiết để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. Một số vấn đề về lý thuyết về motif, type, mối quan hệ giữa motif và type đã tạo ra cơ sở lý luận để triển khai đề tài này, đặc biệt là chương ba: so sánh motif hôn nhân giữa người và thần linh ở truyền thuyết và cổ tích trên hai bình diện vai trò của motif đối với cốt truyện.

CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC CỦA MOTIF HÔN NHÂN GIỮA NGƯỜI VÀ THẦN LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM

Để phân loại dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh, chúng tôi dựa vào mối quan hệ hôn nhân giữa người với các dạng thần linh. Đặc điểm riêng của mỗi dạng thần linh sẽ chi phối đến cuộc hôn nhân giữa họ và con người, ảnh hưởng đến sự vận động của cốt truyện và đặc trưng thể loại.

Để xác định dạng thần linh ở truyền thuyết, chúng tôi dựa vào hình thức thần linh xuất hiện ở thế giới của con người. Theo đó, có hai dạng. Thứ nhất, đó là thần linh hóa thân trong kiếp người, kiếp người ở đây là mọi thân phận trong xã hội từ những người mồ côi, vô danh cho đến những người có cha mẹ (Người con gái núi

Tam Đảo, Sự tích Doãn Công dẹp giặc Tô Định, Bà chúa nghề tằm,…). Thứ

hai, đó là thần linh không hóa thân trong kiếp người. Họ là những vị thần núi, người ở cung tiên,… trong các truyện như Truyện núi Tản Viên; Sự tích Thần

Thông, Cương Nghị, Hùng Cường thời Hùng Vương;… Từ đây, có hai dạng thức hôn nhân trong truyền thuyết: hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người; hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người.

Để xác định dạng thần linh ở cổ tích, chúng tôi dựa vào đặc điểm của nhân vật thần linh và phân thần linh thành hai loại: thần linh có lốt vật và thần linh không có lốt vật. Lốt vật là một đặc điểm thuộc về diện mạo của thần linh. Nó mang tính tạm thời khi thần linh có thể cởi bỏ lốt. Thần linh có lốt vật xuất hiện trong những truyện như: Anh đánh cá và công chúa thủy tề, Nàng tiên ốc,... Trong những

truyện này thần linh mang những lốt của con vật như cá, ốc, rùa,… Thần linh không có lốt vật có mặt trong các truyện: Từ Thức, Của thiên trả địa, Chàng Sính,... Đó là nàng tiên ở trên trời và có hình dáng rất xinh đẹp (Sao Mai và Sao Hôm, Cưới vợ Mường Trời), con gái của vua Thủy tề (Hai anh em khác họ),... Từ đây, có hai dạng thức hôn nhân ở cổ tích: hôn nhân giữa người và thần linh có lốt vật; hôn nhân giữa người và thần linh không có lốt vật.

Như vậy, tiêu chí xác định dạng thức hôn nhân của motif hôn nhân giữa người

Một phần của tài liệu motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích việt nam (Trang 27 - 33)