6. Kết cấu của luận văn
2.1. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền
với các dạng thần linh. Để xác định dạng thần linh ở truyền thuyết, chúng tôi dựa vào hình thức thần linh xuất hiện ở cõi trần. Đó là thần linh hóa thân trong kiếp người và thần linh không hóa thân trong kiếp người. Để xác định dạng thần linh ở cổ tích, chúng tôi dựa vào đặc điểm diện mạo của thần linh đó là thần linh có lốt vật hoặc không có lốt vật. Từ sự phân loại này, chúng tôi tiến hành mô tả cơ cấu hôn nhân của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong từng loại. Trong từng dạng thức hôn nhân, khi nghiên cứu, xét thấy còn có sự hình thành những nhóm hôn nhân riêng nên chúng tôi tiếp tục phân nhóm để mô tả dựa trên diễn biến của cuộc hôn nhân. Kết hợp với việc mô tả dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh, chúng tôi còn so sánh các kiểu hôn nhân trong một dạng thức, so sánh các dạng thức hôn nhân với nhau và tham chiếu truyện của người Kinh với đồng bào thiểu số thuộc motif hôn nhân giữa người và thần linh.
2.1. Các dạng thức của motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết thuyết
Kết quả thống kê cho thấy motif hôn nhân giữa người và thần linh chiếm tỉ lệ: 3.43% (34/991 truyện) trong truyền thuyết và 7.24% (27/373 truyện) trong cổ tích. Như vậy, motif này xuất hiện trong cổ tích nhiều gấp hai lần so với truyền thuyết. Tuy nhiên vấn đề chính là cách biểu hiện của nó trong từng thể loại có những dạng thông điệp như thế nào. Đó là điều cần làm rõ ở từng thể loại.
Trong truyền thuyết, tỉ lệ số truyện chứa dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người bằng tỉ lệ số truyện chứa dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người: 1.71% (17/991 truyện).