6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Hệ thống motif
Ở truyền thuyết gồm các motif: motif sinh nở thần kỳ, motif công trạng phi thường, nhóm motif về sự ra đi của thần linh (motif ngài hóa, motif hiển linh, motif phong thánh). Ở cổ tích có hai motif sau: motif phá vỡ lốt vật của thần linh, motif thử thách.
Qua sự liệt kê motif thuộc hệ thống motif ở truyền thuyết và cổ tích trên, chúng tôi thấy hai nhóm truyện của truyền thuyết và cổ tích không có sự gặp gỡ trong hệ thống motif. Dưới đây, chúng tôi xin mô tả hệ thống motif ở mỗi thể loại.
Trong nhóm truyện của truyền thuyết, tỉ lệ số truyện chứa motif sinh nở thần kỳ: 1.01 % (10/991 truyện), tỉ lệ số truyện chứa motif công trạng phi thường: 1.92% (19/991 truyện), tỉ lệ số truyện chứa motif ngài hóa: 1.11% (11/991 truyện), tỉ lệ số truyện chứa motif hiển linh: 0.40% (4/991 truyện), tỉ lệ số truyện chứa motif phong thánh : 1.11% (11/991 truyện).
Nguyễn Bích Hà trong công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong
truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Áđã liệt kê sơ lược mười dạng khác nhau của sự sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ và rút ra các nhận xét. Tác giả đã từng nhận xét rằng sự ra đời thần kỳ phổ biến trong cổ tích đến mức dường như nó có nhiều và quen thuộc hơn là sự ra đời bình thường của các nhân vật. Thiết nghĩ, nhận định này không chỉ đúng với cổ tích và còn thích hợp khi đánh giá truyền thuyết. Trong truyền thuyết, motif sinh nở thần kỳ xuất hiện khi nhân dân muốn làm rõ nguồn gốc của thần linh hay con của thần linh và con người. Sự thụ thai thần kì thể hiện qua một giấc mộng được kể lại. Ông Đinh Tuấn nằm mơ thấy cụ già đưa tới bảy đứa trẻ và nói nhà ông tu nhân tích đức nên phụng mệnh Thiên đình đưa bảy đứa trẻ này đầu thai làm con để sau này chúng giúp nước cứu dân (Sự tích bảy anh
em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh thời Hùng Vương). Cũng có
trường hợp sự thụ thai thần kì là sự kết hợp của giấc mộng thần kỳ và sự việc kỳ lạ diễn ra trực tiếp. Khi Ả Lễ cưới Đức công, bà đã nằm mộng thấy con rồng từ đám mây bay xuống giễu quanh ba vòng. Lúc tắm ở bến sông, con giao long giễu quanh dưới chân, phun dãi thơm vào thân thể bà. Đức công cũng có giấc mơ kỳ lạ. Sau đó bà sinh ra ba người con trai cũng chính là ba vị thần linh giúp vua Hùng trị thủy, đánh tan giặc (Sự tích Linh Công, Thủy Công, Đài Công thời Hùng
Vương).
Sau khi thụ thai, thời gian mang thai của người mẹ cũng dài hơn bình thường. Người bình thường mang thai khoảng chín tháng nhưng người vợ trong cuộc hôn nhân giữa người và thần linh lại mang thai có thể là mười hai tháng (Sự tích hai
hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương), mười bốn tháng (Sự tích
Dương Công và Nguyệt Tinh công chúa thời Hùng Vương), hai mươi bốn tháng (Sự tích bảy anh em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh thời Hùng Vương),...
Khi sinh nở, họ có thể sinh ra con người hoặc vật như quả trứng (Sự tích
Dương Công và Nguyệt Tinh công chúa thời Hùng Vương), cái bọc (Sự tích
Thần Thông, Cương Nghị, Hùng Cường thời Hùng Vương). Và từ những quả
trứng, cái bọc đó bước ra những người con của thần linh và con người. Đáng lưu ý, xuất hiện trong lúc sinh nở là những hiện tượng tự nhiên lạ. Chẳng hạn khi mẹ ngài Dương Công sinh ra ngài, trời bỗng tối tăm mù mịt, gió mưa sấm sét nổi lên ầm ầm, đẻ xong thì trời quang mây tạnh.
Sự thụ thai và sinh nở kì lạ có thể được giải thích từ hiện thực cuộc sống, tín ngưỡng nguyên thủy và quan niệm về sự sống của con người. Vì khi đời sống của người nguyên thủy còn ở giai đoạn thấp, họ gắn chặt với tự nhiên, ăn những thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên giữa con người và tự nhiên có một quan hệ gần gũi. Hơn nữa, xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, trong mỗi sự vật, hiện tượng đều có một lực lượng tồn tại, có tính cách như con người và bên cạnh đặc điểm siêu nhiên. Các vật có quan hệ với nhau và với con người. Cũng vì không có sự hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân nảy sinh mầm sống trong cơ thể con người nên người xưa tin vào sự chi phối của lực lượng siêu nhiên, sự kết hợp giữa lực lượng siêu nhiên và con người sẽ giúp tạo ra con người mới. Những điều trên đã dẫn đến sự hình thành motif về sự thụ thai kì lạ giữa con người và tự nhiên. Không chỉ vậy, vì hiện thực cuộc sống còn nhiều khó khăn, việc con người sinh ra những quái thai cũng đã ảnh hưởng đến kết quả của sự sinh nở thần kỳ đó là vật chứ không phải con người.
Sự ra đời kỳ ảo của nhân vật đã làm cho truyện thêm ly kỳ, hấp dẫn. Đây cũng là màu sắc đặc trưng của truyện dân gian. Bên cạnh đó, nó thường báo hiệu những hành trạng phi thường, những khả năng kỳ diệu của nhân vật.
Về motif công trạng phi thường ở truyền thuyết, chúng tôi thấy có hai dạng. Thứ nhất, đó là công trạng của những vị thần linh đã giúp con người chống lại kẻ thù – những kẻ gây ra tai họa đe dọa tính mạng của người dân. Chúng tôi gọi họ là thần linh anh hùng. Thứ hai, đó là công trạng của những vị thần linh đã tạo công đức cho nhân dân bằng những việc làm cụ thể. Chúng tôi gọi họ là thần linh văn hóa. Thần linh anh hùng có thể giúp đỡ nhân dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Với cách trực tiếp, họ sẵn sàng ra trận và xả thân cho sự nghiệp bảo vệ sự yên bình của con người. Sơn Tinh đã giúp vua Hùng đánh đuổi quân của Thục Phán (Sơn
Tinh đánh giặc), Thiên Cang thần tướng đã giúp vua tiêu diệt giặc Xích Quỷ (Sự tích đức Thiên Cang thời Hùng Vương),… Với cách gián tiếp, thần linh đã kết
hôn với con người và sinh ra những thần linh mới để tiêu diệt kẻ thù. Thần Câu Mang đã giúp vua đánh giặc Mắt Xanh (Truyện thần Câu Mang thời Hùng
Vương), bảy anh em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh – con của thủy thần và con người đã giúp vua dẹp loạn trong nước (Sự tích bảy anh em Lương, Hải,
Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh thời Hùng Vương),… Trong trường hợp này đa phần là các nữ thần kết hôn với con người, chỉ riêng truyện Sự tích Thần Thông,
Cương Nghị, Hùng Cường thời Hùng Vương là nam thần kết hôn với con người. Những kẻ thù mà họ đối mặt không chỉ là lực lượng siêu nhiên ác mà còn là những con người hiếu chiến gây loạn trong nước hoặc đi xâm lược. Bọn chúng không chỉ đe dọa vận mệnh của đất nước mà trong một số trường hợp còn trực tiếp phá hoại gia đình của thần linh và con người. Đó là vị thủy thần vì không cưới được nàng Mỵ Nương nên đã đem quân đánh Sơn Tinh và đe dọa sự yên bình của đời sống con người (Truyện núi Tản Viên); mười sáu tù trưởng nổi loạn ở Tuyên Quang, Hưng Hóa trong Sự tích bảy anh em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc,
Lĩnh thời Hùng Vương; quân Thục Phán luôn lăm le chiếm đoạt ngôi vua của Hùng Vương trong truyền thuyết Sơn Tinh đánh giặc; bọn Tô Định tham tàn trong Sự tích Doãn Công dẹp giặc Tô Định;… Những kẻ hiếu chiến không chỉ
xuất hiện ở thời Hùng Vương mà còn tồn tại dưới thời phong kiến.
Đối mặt với những kẻ hùng ác đó, có trường hợp thần linh chiến thắng những cũng có trường hợp họ thất bại. Tuy nhiên, dù thắng lợi hay không, thần linh anh
hùng vẫn sống trong sự ngưỡng mộ và cõi bất tử mà người dân đã dành cho họ. Đối với nhân dân, sự ra đi của thần linh là sự trở về cõi khác, đã là thần linh thì họ mãi luôn âm phù che chở cho nhân dân.
Mối quan hệ hôn nhân giữa người và thần linh đã tạo điều kiện để các vị thần làm nên công trạng phi thường. Kết hôn với con người, thần linh có điều kiện đến gần với thế giới của loài người hơn. Không chỉ vậy, gắn bó với con người trong mối quan hệ mật thiết – tình gia đình, việc thần linh giúp đỡ xã hội loài người cũng có động lực mạnh hơn. Vì cứu xã hội loài người thoát khỏi cảnh tang thương cũng chính là bảo vệ gia đình mình.
Đối với công trạng của thần linh văn hóa, chúng tôi nhận thấy mỗi vị thần bằng những việc làm cụ thể đã đem lại những giá trị vật chất, tinh thần lớn lao cho nhân dân. Và cũng như những thần linh anh hùng, những thần linh văn hóa mãi mãi bất tử trong tâm thức dân gian và đời đời được người dân thờ phụng. Nàng Mưjưk đã từ bỏ cuộc hôn nhân với người chồng xứ người để trở về quê hương giúp đỡ nhân dân làm ăn sinh sống (Truyện nàng Mưjưk). Thần Tản Viên đã nhờ nhân dân tạo tình huống vui để giúp nàng Mỵ Nương khuây khỏa nỗi buồn khi xa nhà mà từ đó hình thành trong dân gian tục rước chúa trai chúa gái và trò bách nghệ khôi hài (Tản Viên đón vợ),…
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của một người sống ở cõi trần như lập gia đình, giúp đỡ nhân dân,... thần linh kết thúc cuộc sống ở trần gian bằng sự ra đi (còn gọi là ngài hóa, hiển thánh). Tuy không sống ở trần gian nhưng thần linh vẫn rất linh ứng, âm phù cho nhân dân. Sau sự ra đi đó, để biểu lộ lòng biết ơn và tôn kính, nhân dân và triều đình phong kiến đã phong thánh cho họ. Qua khảo sát nhóm motif về sự ra đi của thần linh chúng tôi thấy có ba motif sau: motif ngài hóa, motif hiển linh và motif phong thánh.
Motif ngài hóa miêu tả sự từ giã trần gian để trở về với quê hương thật sự của thần linh. Có thể tìm thấy motif này trong những truyện như: Sự tích Linh Công,
Thủy Công, Đài Công thời Hùng Vương; Sự tích Dương Công và Nguyệt Tinh công chúa thời Hùng Vương;… Sự ra đi của họ luôn gắn liền với những hiện tượng tự nhiên kì lạ. Bà Hoạch Nương sau khi sinh ra bảy người con trai cũng
chính là bảy vị tướng tài đã nói với chồng rằng mình xin trở về với quê hương mây nước. Sau khi dứt lời, trời tối sẫm, cỗ xe rồng dưới sông đi lên, bà lên xe đi mất (Sự tích Bảy anh em Lương, Hải, Long, Lôi, Sơn, Nhạc, Lĩnh, thời Hùng
Vương). Cũng có trường hợp thần linh ra đi cũng bình thường như những con
người sống ở cõi trần. Họ có thể bị ốm mà hóa (Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc,
Chân Võ thời Hùng Vương).
Quê hương của những vị thần có thể là dưới nước (thủy cung) hay trên trời. Với niềm thành kính sâu xa và lòng biết ơn sâu sắc dành cho những vị phúc thần, người dân đã bất tử hóa sự ra đi của họ. Motif ngài hóa đã diễn tả một cách kỳ ảo và long trọng quá trình rời khỏi trần gian của thần linh. Tuy chấm dứt cuộc sống ở trần gian nhưng họ vẫn luôn tồn tại ở một thế giới khác và hỗ trợ con người. Trước tình tiết sau khi thắng trận Thánh Gióng bay về trời, Trần Thanh Mại nhận định: “thoát ly đi như thế là tỏ ra không tham quyền cố vị, không thèm những bả phú vinh hoa, những điều mà người ta thường thấy trong xã hội phong kiến, do đó, trong tất cả các giải pháp kết thúc thì chỉ có cách để cho người ấy trở lại cõi trời là “đẹp” hơn hết cả” (dẫn theo [81, 54]). Có thể thấy nhận định này cũng phù hợp đối với trường hợp ngài hóa của các thần linh trong đề tài của chúng tôi.
Tuy đã rời khỏi cõi trần nhưng thần linh vẫn có thể xuất hiện trở lại cõi trần, hiển linh hỗ trợ con người. Lúc con người cần đến thần linh, họ có thể cầu đảo để nhận được sự giúp đỡ của các ngài. Thần linh thường trao đổi với con người qua giấc mộng. Linh Công, Thủy Công, Đài Công là những vị thần linh xuất hiện dưới thời Hùng Vương nhưng tới đời Trần, khi vua đánh giặc Nguyên đã đến cầu đảo ở đền các vị và thắng trận (Sự tích Linh Công, Thủy Công, Đài Công thời Hùng
Vương).
Kết thúc của mỗi câu chuyện trong thời đại này thường là sự bất tử, sự hóa thân hay nói như C.Mác đó là biểu hiện của quá trình cá nhân nhập thân vào công xã. Theo Bùi Quang Thanh: “đó là nhu cầu thiết yếu của con người bắt buộc phải nâng cao sức mạnh của mình, đề cao sức mạnh của tập thể để sinh tồn và phát triển” [78, 59].
Sau khi thần linh ra đi, để bày tỏ sự trân trọng và niềm tôn kính thiêng liêng, nhân dân và triều đình phong kiến đã dành cho họ nhiều sắc phong. Những sắc phong này dành cho những vị thần linh đã kết hôn với con người, những con người đã hóa thần linh sau khi kết hôn với thần linh và những người con thần linh được sinh ra từ cuộc hôn nhân giữa con người và thần linh. Những đời vua sau này còn truy phong cho họ. Hùng Huy Vương đã phong cho đức Cang công là: “Thượng đẳng Phúc thần”, tặng phong bốn chữ: “Thiên Cang Đại Vương” và cũng sắc phong cho những người vợ của ngài. Bà Chính cung phu nhân được tặng phong hai chữ “Hoàng hậu”, bà Thứ phi Nguyệt Loan công chúa được gia phong Đoan trang Huệ hòa Từ hạnh, Nhu nhân Tôn thần (Sự tích đức Thiên Cang thời
Hùng Vương). Ba vị thần linh Thần Thông, Cương Nghị, Hùng Cường – con của
một vị sơn thần và người phụ nữ nhân đức sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm đã được vua phong làm Phúc thần (Sự tích Thần Thông, Cương Nghị, Hùng
Cường thời Hùng Vương). Mặc dù có ý kiến cho rằng việc triều đình phong kiến sắc phong cho các thần nhằm mục đích phục vụ lợi ích chính trị. Vua chúa ban sắc phong cho thần linh, thần linh cũng là triều thần của vua nên muôn dân càng phải kính nể vua. Nhìn ở một khía cạnh tích cực hơn, chúng tôi nhận thấy sự sắc phong này thể hiện sự quan tâm của vua chúa đối với đời sống tín ngưỡng của nhân dân. Những sắc phong trên cũng rất long trọng, thể hiện sự tôn kính đối với bậc thánh thần.
Sang thể loại cổ tích, dưới đây chúng tôi sẽ trình bày hai motif của kiểu truyện hôn nhân giữa người và thần linh: đó là motif phá vỡ lốt vật của thần linh và motif thử thách. Tỉ lệ số truyện chứa motif phá vỡ lốt vật của thần linh: 2.14% (8/373 truyện), tỉ lệ số truyện chứa motif thử thách: 4.29% (16/373 truyện).
Trong cổ tích, sự phá vỡ lốt vật của thần linh là do thần linh tự nguyện trút lốt vật hoặc một đối tượng khác thực hiện. Sự phá vỡ lốt vật xảy ra trước khi con người con người và thần linh kết hôn với nhau. Sau khi phát hiện thần linh ẩn trong lốt vật, con người đã tìm cách phá vỡ cái lốt đó và họ đã trở thành vợ chồng (Nàng tiên ốc). Trường hợp thần linh tự trút lốt vật xuất hiện ở những truyện như Duyên tiên, Cô con gái thần nước mê chàng đánh cá,... thần linh đã tự nguyện
trút bỏ lốt vật để xuất hiện trong hình dáng xinh đẹp và kết hôn với con người. Lốt vật như ranh giới giữa người và thần linh, phải phá bỏ nó thì mới chung sống với con người được. Hình tượng lốt vật thường bắt gặp trong cổ tích là một hình tượng thú vị. Lốt vật trong kiểu truyện hôn nhân giữa người và thần linh là một đặc điểm, phẩm chất của nhân vật thần linh. Trong những truyện như Hóa thành dê, Sọ Dừa,… Lốt vật chính là kiếp người phải mang lốt xấu xí dị dạng. Để đem lại công bằng và đem lại sự yêu thương đối với những kiếp sống đó, cổ tích đã cho họ được cởi lốt để hiện nguyên hình là một con người lý tưởng về phẩm chất và diện