Hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người

Một phần của tài liệu motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích việt nam (Trang 39 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Hôn nhân giữa người và thần linh không hóa thân trong kiếp người

Trong dạng thức này, hôn nhân giữa người và thần linh biểu hiện thành hai nhóm hôn nhân và một số kiểu hôn nhân tồn tại trong từng truyện đơn lẻ. Dưới đây chúng tôi lần lượt mô tả chúng và kết hợp so sánh với dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người.

2.1.2.1. Nhóm hôn nhân: Gia đình con người – thần linh chống ngoại xâm

Dạng hôn nhân này có mặt trong các truyền thuyết: Sự tích bốn Đại vương họ

Đinh thời Hùng Vương; Truyện núi Tản Viên; Sơn Tinh đánh giặc; Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương;…

Ở dạng này, thần linh thường kết hôn với những con người xuất sắc trong xã hội. Những đối tượng kết hôn với thần linh đã tạo nên một sự kết hợp tương xứng, xứng đáng mà nhân dân muốn dành cho thần linh. Đó là những bậc vua chúa. Tản Viên Sơn Thánh đã cưới công chúa Mỵ Nương – con gái vua Hùng Vương thứ mười tám (Truyện núi Tản Viên), nàng tiên trong truyện Sự tích hai hoàng tử

Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương được Hùng Huy Vương lập làm hoàng hậu.

Tuy xuất hiện ở cõi trần trong diện mạo thật và là lực lượng siêu nhiên nhưng thần linh vẫn tuân theo mọi hoạt động diễn ra trong xã hội loài người. Ở đây, sự chủ động trong hôn nhân thuộc về con người. Vua Hùng Vương đã mở hội kén chồng và lựa chọn chàng rể tốt nhất (Sự tích bốn Đại vương họ Đinh thời Hùng

hồ đã rước ngay về kinh thành làm lễ thành hôn. Có thể thấy rằng con người luôn ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân trong sự gắn kết giữa con người và thần linh để được sự hỗ trợ cao nhất từ họ. Điều này đã thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của con người về lực lượng siêu nhiên. Từ chỗ sợ hãi lực lượng siêu nhiên thường thấy trong thần thoại, con người đã trở nên tự tin hơn. Họ tôn kính, tôn thờ, chung sống cùng thần linh chứ không cảm thấy yếu ớt trước các vị thần nữa. Trong truyền thuyết, lực lượng siêu nhiên đã xích lại gần thế giới con người hơn. Đây cũng là đặc trưng của truyền thuyết.

Bên cạnh đó, đời sống hôn nhân cũng có những nét kỳ ảo. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là cuộc hôn nhân giữa con người và một lực lượng thần kỳ. Trong Sự

tích bốn đại vương họ Đinh thời Hùng Vương, hôn nhân giữa Sơn Tinh và Mỵ

Nương là do trời định, bốn vị Đại vương họ Đinh đã tâu trước với vua Hùng về việc này. Trong các truyện như Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương; Sự tích Linh Công, Thủy Công, Đài Công thời Hùng Vương; Truyện thần Câu Mang thời Hùng Vương,… việc sinh nở của các bà mẹ cũng

diễn ra không bình thường. Họ thường có những cơn mộng kỳ lạ trước khi mang thai, thời gian mang thai kéo dài hơn người thường,… Người con họ sinh ra có những đặc điểm khác thường về diện mạo, khả năng,…

Cũng cần lưu ý rằng yếu tố kỳ ảo và yếu tố đời thường hòa quyện nhau một cách tự nhiên trong đời sống hôn nhân của con người và thần linh.

Sau khi kết hôn, những cuộc hôn nhân giữa con người và thần linh thuộc dạng này đều đối mặt với biến cố. Biến cố bắt nguồn từ những kẻ tham lam, hiếu chiến muốn phá hoại sự yên bình của gia đình – thần linh nói riêng, đất nước nói chung. Đa phần chúng là kẻ thù ngoại xâm. Dưới thời Hùng Vương, đó là quân của Thục Phán muốn đánh Duệ Vương để cướp ngôi. Đó là lực lượng siêu nhiên ác ở cõi nước. Trong Truyện núi Tản Viên, Thủy Tinh – vị thần ở cõi nước vì không cưới được nàng Mỵ Nương nên đã đem quân đánh Sơn Tinh.

Trước những kẻ thù phá hoại gia đình con người – thần linh nói riêng và đất nước nói chung, gia đình con người – thần linh đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Các thành viên trong gia đình từ thế hệ trước đến thế hệ sau đều

tham gia vào cuộc chiến. Nếu thần linh không chiến đấu trực tiếp thì họ chống giặc bằng những việc làm gián tiếp như hiến kế, sinh ra người con thần linh anh dũng trên trận mạc. Họ đã chiến đấu với tình yêu thương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Sơn Tinh đã kiên trì đấu tranh chống lại Thủy Tinh vào mỗi mùa lũ hàng năm để không bị mất người vợ Mỵ Nương (Truyện núi Tản Viên). Những thành viên trong gia đình cũng đã tương trợ nhau trong cuộc đấu tranh chung ấy. Xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa những người trong gia đình mà các thành viên trong gia đình con người – thần linh đã luôn hỗ trợ nhau. Nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, phải đối mặt với kẻ thù độc ác, sự tương trợ đó càng rõ nét, mạnh mẽ và tạo nên một nguồn sức mạnh to lớn. Ở mức cao nhất, đó là sự hi sinh cho nhau. Khi đối diện với quân Thục, Sơn Tinh trong vai trò vừa là con rể vừa là một vị tướng tài đã tiến cử cho vua Hùng những vị tướng giỏi, hiến những kế hay và bản thân ngài cũng đã ra trận làm nên chiến thắng (Truyện Bảng Công và Hải Công

đời Trần, Sự tích Nhạc Sơn cư sĩ thời Hùng Vương, Sự tích Cao Sĩ đời vua Hùng,…). Tuy chỉ là con rể nhưng Sơn Tinh đã chiến đấu hết mình. Điều đó không chỉ cho thấy tình nghĩa gia đình trước hoạn nạn mà còn làm nổi bật vai trò của hôn nhân gia đình đối với vận mệnh đất nước.

Trải qua biến cố, gia đình con người – thần linh có thể đoàn tụ hoặc không đoàn tụ. Đây cũng là tình hình chung của mọi gia đình sau cơn biến động của đất nước. Trường hợp gia đình con người – thần linh đoàn tụ nằm trong những truyện mà ở đó những thành viên của gia đình đã chiến thắng kẻ thù như Sự tích Cao Sơn, Quý Minh; Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương;… Trường hợp gia đình con người – thần linh không đoàn tụ nằm trong

các truyện mà ở đó các thành viên của gia đình đã thất bại trước kẻ thù như Sự tích bốn Đại vương họ Đinh thời Hùng Vương; Sự tích Thần Thông, Cương Nghị, Hùng Cường thời Hùng Vương.

Một điều đáng lưu ý là dù đoàn tụ hay không đoàn tụ, trải qua tai ương, gia đình vẫn luôn là một khối thống nhất. Đặc điểm này là cơ sở nền tảng để hình thành sức mạnh của gia đình con người – thần linh khi đối mặt với kẻ thù. Nếu không cùng hưởng hạnh phúc thì họ chia sẻ với nhau mất mát. Trong truyện Sự

tích Thần Thông, Cương Nghị, Hùng Cường thời Hùng Vương, khi các người

con ra trận và có thể hi sinh, vẫn còn đó hạt nhân của gia đình là người chồng và người vợ. Mối thâm tình này được giải thích từ mối quan hệ máu mủ ruột thịt của các thành viên trong gia đình. Khi có vấn đề gì xảy ra, mọi thành viên trong gia đình đều chịu ảnh hưởng. Đây cũng là đặc tính của gia đình nói chung.

Dạng hôn nhân này cũng giống với nhóm hôn nhân đầu tiên ở dạng thức một: Gia đình con người – thần linh chống ngoại xâm được hình thành để tạo cầu nối cho thần linh giúp con người chống kẻ thù. Tuy nhiên, nếu ở dạng thức một, hầu hết thần linh đảm nhận vai trò người vợ, người mẹ và gián tiếp chiến đấu chống kẻ thù thì ở dạng thức này đa phần thần linh trực tiếp chống kẻ thù. Điều này đã giúp khẳng định dạng thức xuất hiện của thần linh có chi phối đến vai trò của họ trong cuộc hôn nhân giữa con người và thần linh nói riêng, trong xã hội loài người nói chung.

Dưới đây là mô hình hôn nhân:

Thần linh kết hôn với vua/con vua

Thần linh chống lại kẻ phá hoại gia đình con người – thần linh và đất nước

Trực tiếp Gián tiếp

Gia đình con người – thần linh đoàn tụ/không đoàn tụ

2.1.2.2. Nhóm hôn nhân: Thần linh giúp con người với điều kiện kết hôn

Dạng hôn nhân này xuất hiện ở hai truyền thuyết: Truyện bà Hiển Nhân

Truyện đền thờ Trương Ba.

Ở dạng này cuộc hôn nhân giữa thần linh và con người bắt nguồn từ điều kiện được đặt ra bởi một trong hai phía. Đây là dạng hôn nhân duy nhất ở cả hai thể

loại. Việc lấy hôn nhân để làm điều kiện trao đổi giữa con người và thần linh, để con người nhận được sự giúp đỡ từ thần linh đã nói lên tính chất quan trọng của hôn nhân trong sự kết nối giữa con người và thần linh, cõi tục và cõi thần tiên.

Cuộc hôn nhân giữa người và thần linh trong Truyện bà Hiển Nhân mang tầm quốc gia vì nhờ nó mà nhà vua đã được thần linh giúp đỡ để chiến thắng ngoại xâm. Trong khi đó, cùng thuộc nhóm hôn nhân này nhưng cuộc hôn nhân giữa người và thần linh trong truyện Truyện đền thờ Trương Ba mang tính cá nhân bởi hai cô gái đã nhận lời làm vợ của thần Đế Thích để được thần giúp mình về nước.

Hình thức kết hôn thể hiện qua việc con người nhận lấy sự kết thúc của kiếp người để chuyển sang thế giới của thần linh. Hình thức này biểu hiện cụ thể qua việc con người nhảy xuống sông tự vẫn như ở truyện thứ nhất hoặc qua dạng trừu tượng hơn là con người cúi đầu xuống, hình thể dần biến mất chỉ còn lại nắm tóc trong truyện thứ hai.

Đáng chú ý, sau khi kết hôn với thần linh, con người cũng trở thành thần linh và được nhân dân phụng thờ. Chúng tôi gọi đây là hình thức hóa thần linh.

Dưới đây là mô hình hôn nhân:

Thần linh giúp con người với điều kiện kết hôn

Con người nhận lấy cái chết để làm vợ thần linh

Con người hóa thần linh

2.1.2.3. Một số kiểu hôn nhân khác

Bên cạnh hai nhóm hôn nhân trên, motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết còn có những biểu hiện khác xuất hiện trong từng truyện riêng lẻ.

Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng đã mở ra một cuộc hôn nhân may mắn giữa con người và thần linh. Kết quả của cuộc hôn nhân này là con người được hưởng sự giàu sang. Đây là hôn nhân giữa người và nữ thần giữ của. Cũng là

dạng hôn nhân nhờ may mắn mà được tác hợp thường gặp trong cổ tích nhưng ở đây tính chất của hôn nhân hoàn toàn khác. Đây là sự may mắn đơn thuần, còn trong cổ tích sự may mắn đó là do người xưa muốn dành tặng cho những người khó khăn, tội nghiệp trong xã hội có giai cấp. Dạng hôn nhân này đã gợi mở về sự chuyển hóa của motif hôn nhân giữa người và thần linh ở hai thể loại.

Kiểu hôn nhân này giống với kiểu hôn nhân đơn lẻ ở dạng thức hôn nhân giữa người và thần linh hóa thân trong kiếp người xuất hiện trong truyện Liễu Hạnh Tiên chúa. Cả hai đều là một đời sống hôn nhân tốt đẹp sau khi con người và thần linh trở thành vợ chồng.

Dưới đây là mô hình hôn nhân:

Con người may mắn kết hôn với thần linh

Hưởng giàu sang

Đối với truyện Tản Viên đón vợ, có thể thấy rằng hôn nhân giữa Tản Viên và Mỵ Nương xuất hiện trong truyền thuyết đa phần là dạng hôn nhân hỗ trợ cho sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Chỉ riêng trường hợp này cuộc hôn nhân đó đã có vai trò tạo nên nét đẹp văn hóa cho dân tộc. Sau khi kết duyên, người chồng thần linh giúp đỡ người vợ trần gian và đã mang lại những sáng tạo văn hóa. Sau khi lấy Sơn Tinh về núi Tản, ngày tết Ngọc Hoa xin về thăm gia đình và khi quay về núi, nàng buồn không chịu đi nữa. Sơn Tinh đã nhờ dân làng giúp mình bày trò vui, hát hò, đưa kiệu rước và làm trò quanh đám rước. Đến sau này, người dân làng Vi, Trẹo vẫn còn tục rước chúa giai, chúa gái và trò bách nghệ khôi hài diễn lại sự tích đưa Ngọc Hoa về núi Tản (Tản Viên đón vợ).

Dạng hôn nhân này đã góp phần tô đẹp, hoàn thiện ý nghĩa của hôn nhân giữa người và thần linh nói riêng, hôn nhân trong cuộc đời nói chung.

Thần linh kết hôn với con vua

Thần linh giúp vợ vượt qua khó khăn

Hình thành những giá trị văn hóa

Thần linh kết hôn với con người và kết quả của cuộc hôn nhân đó là sự ra đời của một vị thần linh mới. Dạng hôn nhân này chỉ xuất hiện trong một truyền thuyết đó là Sự tích Công chúa Thượng Ngàn. Công chúa Thượng Ngàn là con gái của thần Tản Viên và Mỵ Nương – con vua Hùng. Dạng hôn nhân này gặp gỡ những dạng hôn nhân trên trong việc kéo thế giới thần linh gần lại với thế giới con người. Không chỉ vậy, nó còn ngợi ca, lãng mạn hóa cuộc hôn nhân này. Bởi kết quả của cuộc hôn nhân chính là sự xuất hiện của một vị thần mới, gần gũi với thế giới con người hơn và giúp đỡ con người. Điều này cũng giúp giải thích vì sao thần linh được kết hôn với đối tượng ở địa vị cao trong xã hội loài người. Qua đây, tầm vóc của con người cũng được nâng cao hơn khi được tác hợp với thần linh và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thần linh mới. Trong dạng thức hôn nhân giữa con người và thần linh hóa thân trong kiếp người, nhóm hôn nhân: gia đình con người – thần linh chống ngoại xâm đã gặp gỡ dạng hôn nhân này khi kết quả của mối nhân duyên giữa con người và thần linh là một thần linh mới. Nhưng khác với người con của con người – thần linh trong Sự tích công chúa Thượng Ngàn, hầu hết những người con của con người – thần linh trong nhóm hôn nhân: gia đình con người – thần linh chống ngoại xâm đều trực tiếp ra trận, sát cánh bên con người trong công cuộc bảo vệ vận mệnh của cộng đồng. Họ gần gũi với con người hơn.

Dưới đây là mô hình hôn nhân:

Sinh ra người con thần linh giúp đỡ nhân dân

Từ sự đối chiếu hai dạng thức hôn nhân, chúng tôi nhận thấy điểm chung giữa chúng đó là vấn đề hôn nhân được nâng lên tầm quốc gia, hôn nhân có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giữ nước. Trước những kẻ thù phá hoại đất nước, gia đình con người – thần linh đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Từ đây có thể thấy rằng mối quan hệ hôn nhân giữa con người và thần linh có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Gia đình là nơi tạo ra nguồn sức mạnh to lớn cho đất nước. Vì đây là nơi sinh ra những con người mới, tiếp nối những thế hệ trước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ giang sơn. Những truyền thuyết như Truyện thần Câu Mang thời Hùng Vương; Sự tích hai hoàng tử Bảo Quốc, Chân Võ thời Hùng Vương;… đã tập trung mô tả và ngợi ca công

đức chống ngoại xâm của những vị thần linh được sinh ra từ sự kết hợp giữa con người và thần linh. Không chỉ vậy, gia đình còn là chiếc nôi dưỡng nuôi ý thức bảo vệ tổ quốc, yêu quê hương như yêu cha mẹ, yêu mái nhà mà mình đã sỉnh ra và lớn lên. Đồng thời, gia đình còn là nơi hình thành và dưỡng nuôi nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao cho sự nghiệp chiến đấu bảo vệ bờ cõi. Bởi lẽ mỗi thành viên trong gia đình luôn ý thức được chiến đấu bảo vệ đất nước cũng chính là chiến đấu bảo vệ những người thân yêu trong gia đình. Bởi kẻ thù phá hoại sự yên bình của đất nước, gây cảnh điêu đứng cho nhân dân cũng là đe dọa sự ấm êm của mỗi gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội nên chịu tác động trước mọi vấn đề của

Một phần của tài liệu motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích việt nam (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)