6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Dạng thức của motif
Trong truyền thuyết và cổ tích, motif hôn nhân giữa người và thần linh trong vai trò là motif chi tiết có những biểu hiện khá phong phú. Chúng tôi đã tóm lược chúng thành một số dạng và trình bày khái quát trước khi tiến hành so sánh.
Đối với truyền thuyết, ở dạng hôn nhất thứ nhất, thần linh đã kết hôn với con người và giúp đỡ họ chống ngoại xâm. Sơn Tinh đã cưới Mỵ Nương – con gái con vua Hùng để từ đó trở thành con rể - một thành viên quan trọng trong gia đình vua Hùng và bộ máy quản lý đất nước. Nhờ vị trí này mà Sơn Tinh đã cùng vua bàn kế đánh giặc, tiến cử nhiều vị tướng tài góp phần vào chiến thắng. Bản thân Sơn Tinh cũng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường và đánh lui được bọn xâm lược. Hôn nhân giữa con người và thần linh còn cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người và thần linh anh hùng.
Mối quan hệ hôn nhân giữa con người và thần linh ở dạng thức này chính là ước mơ của con người về một cuộc sống được thần linh bảo hộ.
Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này:
Thần linh kết hôn với con người
Một dạng hôn nhân thứ hai đó là thần linh kết hôn với con người và đã mang lại điều tốt đẹp cho con người. Sau khi kết hôn, thần linh đem đến cho con người sự giàu có (Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng).
Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này:
Thần linh kết hôn với con người
Thần linh đem đến cho con người sự giàu có
Ở dạng thứ ba, thần linh kết hôn với con người và sau đó đã sinh ra thần linh. Dạng hôn nhân này là tình tiết lý giải nguồn gốc thần kỳ giữa nhân vật thần linh trong truyền thuyết. Công chúa Thượng Ngàn là con gái của Tản Viên và Mỵ Nương (Sự tích Công chúa Thượng Ngàn).
Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này:
Thần linh kết hôn với con người
Sinh ra thần linh
Với dạng thứ tư, thần linh đã kết hôn với con người và mang lại cho họ đời sống hôn nhân bình dị, hạnh phúc. Sau khi cưới Đào lang, nàng giáng tiên đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thuận và sinh cho chồng một đứa con trai khiến cửa nhà thêm vui vẻ (Liễu Hạnh Tiên chúa).
Dưới đây là mô hình của dạng hôn nhân này:
Thần linh kết hôn với con người
Thần linh đem lại cho con người đời sống hôn nhân bình dị, hạnh phúc Với dạng thứ năm, trong Truyện đền thờ Trương Ba, thần linh kết hôn với con người để giúp đỡ họ. Hôn nhân là điều kiện trao đổi để con người nhận được sự giúp đỡ này. Nó đồng nghĩa với việc con người chấm dứt kiếp sống ở cõi tục. Sau đó, những con người này cũng được nhân dân tôn thờ như các vị thần linh.
Con người gặp khó khăn
Đưa ra điều kiện hôn nhân để được thần linh giúp đỡ
Con người chết
Được tôn thờ
Đối với cổ tích, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có hai dạng hôn nhân thuộc motif hôn nhân giữa người và thần linh với vai trò là motif chi tiết.
Ở dạng thứ nhất, những con người bất hạnh có phẩm chất tốt may mắn được kết hôn với thần linh và từ đó họ chung sống hạnh phúc. Dạng hôn nhân này xuất hiện trong truyện Của thiên trả địa. Trong Của thiên trả địa, anh Địa là một
chàng trai nghèo, mồ côi đã làm thuê để nuôi anh Thiên học với lời hứa hẹn khi anh Thiên thành công sẽ giúp đỡ anh Địa nhưng khi anh Thiên đỗ trạng nguyên thì lại xua đuổi anh Địa.
Thần linh ở đây là tiên trên trời. Họ xuất hiện và trở thành vợ hoặc chồng của con người sau khi con người trải qua nhiều khó khăn, thử thách, chịu nhiều bất hạnh. Ở đây, thần linh được thần linh ở bậc cao hơn quyết định hôn nhân. Sau khi kết hôn, thần linh đã đem lại hạnh phúc cho con người bằng cách giúp đỡ con người có cuộc sống sung túc hơn và trừng trị kẻ xấu. Nàng tiên sau khi kết duyên vợ chồng với anh Địa đã hóa phép ra cửa nhà, của cải và biến anh Thiên thành kẻ nghèo khổ (Của thiên trả địa).
Dưới đây là mô hình hôn nhân của dạng này:
Con người tốt, bất hạnh
Thần linh muốn kết hôn
Thần linh giúp đỡ con người
Chung sống hạnh phúc ở thế giới con người
Dạng hôn nhân thứ hai có mặt trong hai truyện: Hai anh em khác họ và
Chàng Sính. Trong dạng hôn nhân này, sự kết hôn giữa con người và thần linh do một lực lượng thần linh có quyền lực hơn (cha của thần linh) tác hợp. Hôn nhân giống như sự trả ơn của thần linh dành cho con người vì con người đã giúp đỡ thần linh. Điều kiện hôn ước có thể được đưa ra lúc thần linh muốn con người giúp đỡ (Chàng Sính). Sau khi kết hôn con người và thần linh chung sống hạnh phúc ở thế giới của con người hoặc thế giới của thần linh. Cốt truyện của Chàng Sính phức tạp hơn khi có thêm tình tiết con người giúp gia đình thần linh vượt qua khó khăn. Có thể thấy rằng tình tiết này đã thắt chặt hơn mối quan hệ mật thiết giữa con người và thần linh.
Dưới đây là mô hình hôn nhân:
Con người giúp đỡ thần linh
Thần linh gả con cho con người
Chung sống hạnh phúc Con người giúp gia đình thần linh vượt qua khó khăn
Chung sống hạnh phúc mãi mãi
Dạng hôn nhân giữa người và thần linh ở hai thể loại đều gặp gỡ nhau khi hôn nhân chính là sự ban thưởng, giúp đỡ của thần linh dành cho con người. Ở mỗi thể loại, sự giúp đỡ đó dành cho những đối tượng khác nhau. Trong truyền thuyết, thần linh đã kết hôn với bậc vua chúa để có mối quan hệ mật thiết với con người, từ đó giúp đỡ nhân dân. Thần linh cũng có thể kết hôn với thường dân để giúp đỡ họ hoặc hoàn thành kiếp người của mình. Còn ở cổ tích, thần linh chủ yếu giúp đỡ cho người nào được kết hôn với thần. Phần lớn họ là những con người tốt nhưng bất hạnh. Bên cạnh đó, hôn nhân giữa người và thần linh ở hai thể loại đều giống nhau khi đời sống hôn nhân diễn ra phù hợp với phong tục, tập quán và đời sống của con người. Cụ thể là vợ chồng thần linh cũng sinh con cái, cuộc hôn nhân của
họ được quyết định bởi vua chúa, cha mẹ. Khi đất nước có ngoại xâm thì mỗi gia đình đều bị ảnh hưởng và có trách nhiệm trong công cuộc chống kẻ thù. Sự tương đồng ở hai thể loại có thể được lý giải từ việc người xưa đã lý giải cuộc sống của thần linh dựa vào đời sống của con người. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa người và thần linh có những nét tương đồng với đời sống hôn nhân của người trần gian cũng là điều dễ hiểu. Việc thần linh xuất hiện, kết hôn với con người, giúp đỡ cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn không chỉ có ở truyền thuyết mà còn xuất hiện trong cổ tích là vì thời nào cũng có khó khăn và con người đã nuôi dưỡng một ước mơ bay bổng về sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên.
Về sự khác biệt có thể thấy hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết đa phần gắn với vấn đề lớn của cộng đồng. Còn ở cổ tích thì nó chủ yếu gắn với vấn đề đời thường, cá nhân. Ở truyền thuyết, thần linh kết hôn với con người để giúp đỡ con người chống ngoại xâm, thần linh kết hôn với con người và đã sinh ra người con thần linh có công đức to lớn đối với nhân dân. Trong cổ tích, thần linh kết hôn với những người tốt nhưng bất hạnh, bị đối xử bất công để mang lại cho họ cuộc sống giàu sang, hạnh phúc và giúp đỡ họ trừng phạt những kẻ xấu xa.