Trong hơn một thập kỷ qua, nghiên cứu về sự hài lòng, gắn bó trong công việc cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngoại quốc, đối tượng nghiên cứu khá đa dạng và phản ánh nhiều khía cạnh trong mỗi đối tượng, tiêu biểu có thể kể đến:
‘Ian Howard Frederick Bull (2003) nghiên cứu về mối quan hệ sự thỏa mãn trong công việc và sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trong trường trung học ở Western Cape, nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa đồng nghiệp là nhân tố quan trọng nhất để phát triển mức độ gắn bó với tổ chức của giáo viên’. (Lâm Quốc Việt, 2013)
Luddy (2005) nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên trong Viện y tế công cộng ở Weterm Cape, đã chỉ ra 2 yếu tố chính tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên là cơ hội thăng tiến và tiền lương.
‘A. Addae và K. Praveen (2006) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin tổ chức và sự quan tâm đối với tổ chức với mẫu là người lao động tại Trinidad và Tobago dựa trên nền văn hóa Anglo, họ chứng minh rằng thông tin rõ ràng và mối quan hệ dung hòa sẽ mang đến sự hài lòng trong công việc’. (Lâm Quốc Việt, 2013)
Kabir va Parvin (2011) thực hiện nghiên cứu nhân viên làm việc trong các công ty khác nhau, phân tích thái độ và môi trường làm việc để xác định yếu tố hài lòng trong công việc của nhân viên, kết quả cho thấy: lương và phụ cấp, mối quan hệ
giữa đồng nghiệp với cấp trên, thành quả công việc là những yếu tố tác động mạnh.
Rast và Tourani (2012) nghiên cứu nhằm xác định mức độ của người lao động hài lòng trong công việc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt lớn giữa nhân viên nam và nhân viên nữ.
Islam et al. (2012) tiến hành phân tích và đánh giá sự thành công của các tổ chức dựa trên sự hài lòng công việc của nhân viên công ty. Tác giả thu được các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong nghiên cứu của mình là: Lương, thưởng và cơ hội thăng tiến trong tương lai, quá trình làm việc, chính sách công ty, tầm nhìn và chiến lược của công ty.