Kết luận và giải thích mô hình

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên ngành xây dựng làm việc trong môi trường nhà nước tại tỉnh trà vinh (Trang 81 - 83)

Mục đích xây dựng được một mô hình giải thích tốt về sự hài lòng trong công việc của nhóm kỹ sư làm việc trong môi trường Nhà nước tại tỉnh Trà Vinh. Với kinh nghiệm bản thân, sự giúp đỡ chân thành của nhóm chuyên gia (15 người) trong bước khảo sát định tính. Một mô hình nghiên cứu được hình thành xoay quanh 7 nhóm nhân tố, với 25 biến quan sát độc lập, và 3 biến phụ thuộc.

Sau phân tích, xếp hạng mức độ ảnh hưởng của mô hình theo hệ số chuẩn hóa beta của các nhóm nhân tố như sau:

Bảng 5.1 Xếp hạng nhân tố ảnh hưởng của mô hình

Hệ số beta Nhân tố Hạng

0.510 Lãnh đạo I

0.264 Môi trường làm việc. II

0.218 Đồng nghiệp và đạo đức nghề nghiệp III

0.216 Cơ hội thăng tiến IV

0.188 Lương và phụ cấp. V

Sau khi xếp hạng, chúng ta nhận thấy kết quả phản ánh đúng thực tiễn hiện nay là mức lương (hạng 5) ít ảnh hưởng nhất trong mô hình hồi quy.

Một khám phá thật thú vị là vai trò ‘Lãnh đạo’ được các kỹ sư đánh giá rất cao, hạng nhất, ảnh hưởng vượt trội và cách xa nhân tố được xếp hạng 2. Qua đó cho thấy nhu cầu tự nhiên của con người là được cấp trên trân trọng những đóng ý kiến đóng góp của mình (Ld1). Được đối xử công bằng, công tâm trong mọi trường hợp (Ld2). Được quan tâm đời sống vật chất, hỗ trợ khi nhân viên dưới quyền gặp khó khăn trong công việc (Ld4). Và lãnh đạo càng có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, càng được nhân viên tôn trọng và kính nể (Ld3).

Môi trường làm việc cũng được các kỹ sư đánh giá cao, một môi trường lành mạnh, ít áp lực cạnh tranh (Mtlv3) luôn hấp dẫn một bộ phận không nhỏ người lao động. Bên cạnh đó, khi làm việc được trang bị đầy đủ phương tiện để đảm tiến độ công việc, an toàn, sạch sẽ và không độc hại (Mtlv1) là những yếu tố luôn được đánh giá cao. Mối quan hệ với các phòng ban chuyên môn, sở ngành cũng giúp các kỹ sư hình thành dần kỹ năng quản lý nhà nước (Mtlv3) là bước đệm dẫn đến những vị trí cao hơn trong công việc. Nhưng ở vị trí hiện tại chắc chăn các kỹ sư đang làm việc tại tỉnh Trà Vinh an tâm công tác hơn so với các đồng nghiệp công tác trong môi trường doanh nghiệp tư nhân. Rõ ràng, các kỹ sư đánh giá cơ quan Nhà nước chiếm ưu thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân (Mtlv4).

Với nhóm nhân tố ‘Đồng nghiệp và đạo đức nghề nghiệp’ cũng được các kỹ sư quan tâm. Đồng nghiệp phải đáng tin cậy trong công việc (Dn1), khi gặp khó khăn cùng nhau tháo gỡ (Dn2), và đôi khi chúng ta rất cần một đồng nghiệp như một người bạn để chia sẻ (Dn3). Qua kết quả nghiên cứu, cũng cho thấy tư tưởng, phẩm chất đạo đức của người kỹ sư rất tốt. Họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm trong công việc (Dd1), tuân thủ chuẩn mực chuyên môn, trung thực và có nguyên tắc trong công việc (Dd2). Và một phẩm chất đáng được trân trọng của bất kỳ ai, làm việc ở đâu, trong vài trò gì thì cũng đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân (Dd3).

Cơ hội thăng tiến trong mô hình này cũng được các kỹ sư thừa nhận. Mặc dù nhóm nhân tố này được nhìn nhận với những mặt tốt và đối lập của nó. Chính sách thăng tiến, minh bạch (Ch1) luôn là thước đo tốt nhất để người lao động phấn đấu vươn lên. Được đào tạo, học tập và phát triển kỹ năng (Ch4), cho thấy nhu cầu hoàn

thiện bản thân được các kỹ sư khá quan tâm, nhu cầu này nằm ở đỉnh thang đo xét theo mô hình cấp bậc của A. Maslow. Tuy nhiên các kỹ sư cũng thừa nhận những mối quan hệ cá nhân giúp thăng tiến nhanh hơn (Ch2) và một số ít cũng kỳ vọng bị động rằng được thăng tiến theo thời gian tham gia công tác (Ch3). Những mặt tốt và đối lập của nó luôn tồn tại là một tất yếu của quy luật phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên ngành xây dựng làm việc trong môi trường nhà nước tại tỉnh trà vinh (Trang 81 - 83)