Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên ngành xây dựng làm việc trong môi trường nhà nước tại tỉnh trà vinh (Trang 56 - 58)

Bảng 4.7 Thống kê mô tả các nhân tố

Nhân tố Mẫu Min Max Mean

Tính chất địa phương 140 1 5 3.60

Cơ hội thăng tiến 140 1 5 3.45

Lương và phụ cấp 140 1 5 3.29

Môi trường làm việc 140 1 5 3.33

Lãnh đạo 140 1 5 3.40

Đồng nghiệp 140 1 5 3.45

Đạo đức nghề nghiệp 140 1 5 3.70

Sự hài lòng 140 1 5 3.39

Giá trị trung bình của nhóm nhân tố ‘Tính chất địa phương’ bằng 3.60 cho thấy các kỹ sư đánh giá ở mức độ đồng ý với các biến quan sát.

Giá trị trung bình của nhóm nhân tố ‘Cơ hội thăng tiến’ bằng 3.45 cho thấy các kỹ sư đánh giá ở mức độ đồng ý với các biến quan sát.

Nhóm nhân tố ‘Lương và phụ cấp’ được các kỹ sư đánh giá thấp, giá trị trung bình của nhóm biến là 3.29, giá trị này rơi vào khoảng đo nằm ở mức ý nghĩa là trung lập, không ý kiến. Rõ ràng đây là một phản ánh sát thực đã được đề cập nhiêm túc ở nhiều cấp độ quản lý vĩ mô.

Nhóm nhân tố ‘Môi trường làm việc’, có giá trị trung bình bằng 3.33, giá trị ở mức trung lập, không đồng ý cũng không bác bỏ.

biên giữa khoảng đo trung lập và đồng ý.

Với giá trị trung bình của nhóm nhân tố ‘Đồng nghiệp’ bằng 3.45, điều này phản ánh đối tượng khảo sát đánh giá rất cao vai trò của đồng nghiệp trong công việc.

Nhóm nhân tố ‘Đạo đức nghề nghiệp’ có giá trị trung bình 3.70, giá trị này phản ánh mức độ hài lòng của các kỹ sư đối với nhóm nhân tố này khá cao.

‘Sự hài lòng’ là nhóm biến phụ thuộc, nhóm này có giá trị trung bình lên đến 3.39 nằm ở mức cận biên của khoảng đo ‘Rất đồng ý’. Giá trị này cho thấy các kỹ sư rất hài lòng với vị trí công việc hiện tại, đặc biệt biến Shl3 (Có kế hoạch gắn bó lâu dài) có giá trị rất cao (M = 3.46) góp phần tăng thêm độ tin cậy về sự hài lòng trong công việc của mô hình.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên ngành xây dựng làm việc trong môi trường nhà nước tại tỉnh trà vinh (Trang 56 - 58)