Tính chất lý học của nhôm

Một phần của tài liệu Tổng quan kiến thức kim loại (Trang 53 - 54)

M O+ 2HX  X 2+ H2O,

H 3BO 3+ 3C3O → B(OC3) 3+ 32O (trimety borat)

4.4.1. Tính chất lý học của nhôm

Al kim loại kết tinh trong hệ lập phương tâm diện, là kim loại màu trắng bạc, khi để trong không khí có màu xám do bề mặt bị phủ lớp màng oxit mỏng, dày khoảng 1.10-5 mm (ở điều kiện thường).

Al nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp (6500C) và sôi ở nhiệt độ cao (24670

C).

Al lỏng có độ nhớt cao, độ nhớt giảm khi có thêm lượng nhỏ Mg hay Cu, nên trong hợp kim đúc của Al luôn có Cu. Ở nhiệt độ thường, Al tinh khiết khá mềm, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Lá nhôm mỏng được dùng làm tụ điện, ở 100-1500C Al tương đối dẻo có thể dát thành lá mỏng có độ dày 0,005mm nhưng đến khoảng 6000C Al trở nên dòn, dễ nghiền thành bột.

Al có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao. Độ dẫn nhiệt của Al cao gấp 3 lần của Fe nên Al được dùng để chế tạo máy trao đổi nhiệt và làm dụng cụ nhà bếp. Al lại có độ dẫn điện bằng 0,6 lần độ dẫn điện của Cu nhưng lại nhẹ gấp 3 lần của Cu nên được dùng làm dây dẫn điện thay cho Cu.

Bề mặt Al nguyên chất rất trơn bóng, có khả năng phản xạ đến 90% tia sáng đồng đều với các bước sóng khác nhau nên được dùng làm vật liệu mạ lên kính viễn vọng. Al cũng phản xạ tốt các tia nhiệt nên được dùng làm xitec bảo đảm không bị đốt nóng bởi các bức xạ mặt trời.

Al có khả năng tạo hợp kim với nhiều nguyên tố khác với độ bền cao và nhẹ như đuyara (94%Al, 4%Cu, 2% gồm Mg, Mn, Fe và Si) cứng và bền như thép mềm, được dùng trong công nghiệp ôtô và máy bay; hợp kim silumin (85%Al, 10-14%Si và 0,1%Na) rất bền và rất dễ đúc được dùng để sản xuất động cơ máy bay, động cơ tàu thuỷ...

Một phần của tài liệu Tổng quan kiến thức kim loại (Trang 53 - 54)