M O+ 2H+ O+ → 2+ +H2O
8 M+ 30HNO 3→ M(NO3) 3+ 3NH4NO 3+ 9H2O
9.4. Khảo sát các nguyên tố Actinoit (An)
9.4.1. Đặc điểm chung
Gồm các nguyên tố có Z = 90 (103) được xếp vào cùng một ô với actini (Z = 89): thori (Th), protactini (Pa), uran (U), neptuni (Np), plutoni (Pu), amerixi (Am), curi (Cm), beckeli (Bk), califoni (Cf), ensteni (Es), fecmi (Fm), menđelevi (Md), nobeli (No) và laurenxi (Lr).
Cấu hình electron hoá trị: 5f0-14
6s26p6 6d0-2 7s2 Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm thori (Th - Cm): Có đặc tính vừa của nguyên tố f, vừa của nguyên tố d.
+ Nhóm Beckeli (Bk - Lr): Có đặc tính của nguyên tố f điển hình, giống với các lantanoit.
Số oxi hoá đặc trưng là +3, ngoài ra còn có số oxi hoá +2, +4, +5, +6, +7 (+2, +7 ít gặp). Tất cả các atinoit đều là nguyên tố phóng xạ.
9.4.2. Đơn chất
9.4.2.1. Tính chất
Từ Th đến Cm là những kim loại màu trắng bạc, trở nên xám đen trong không khí, có tỉ khối lớn, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.
Các nguyên tố Actinoit đều hoạt động. Trong không khí, đa số các actinoit bị oxi hoá dần bởi oxi và nitơ, ở dạng bột mịn có tính tự cháy.
Khi đốt cháy trong oxi, các actinoit tạo nên những hợp chất ứng với số oxi hoá bền nhất của nguyên tố. Ví dụ: Th + O2 ThO2 4Pa + 5O2 t0C 2Pa2O5 3U + 4O2 t0C U3O8 (hay UO2.2UO3)
Khi đun nóng, các actinoit tác dụng vơí đa số nguyên tố không - kim loại. Thori, uran và actinoit khác tác dụng dễ dàng với H2 tạo hiđrua có thành phần biến đổi giữa AnH3và AnH4.
Tạo hợp kim với nhiều kim loại.
Phản ứng với nước (phức tạp) và với axit. Không tác dụng với kiềm ở điều kiện thường.
9.4.2.2. Điều chế
Trong các actinoit, chỉ có Th, U và Pa tồn tại trong tự nhiên, các nguyên tố còn được tổng hợp nhân tạo.
Th và U được điều chế bằng phương pháp nhiệt kim loại Ví dụ: ThO2 + 2Ca Th + 2CaO
UF4 + 2Mg t0C
U + 2MgF2
Ngoài ra, U còn có thể điều chế bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy gồm K[UF5], CaCl2, NaCl.