Các phương pháp làm giảm độ cứng

Một phần của tài liệu Tổng quan kiến thức kim loại (Trang 40 - 42)

M O+ 2HX  X 2+ H2O,

3.7.3. Các phương pháp làm giảm độ cứng

Để giảm độ cứng của nước, người ta tạo kết tủa MCO3 trong nước bằng cách đun nóng, dùng hoá chất, trao đổi ion...

Phương pháp nhiệt: đun sôi nước làm giảm lượng M(HCO3)2 tạo kết tủa MCO3, M(HCO3)2 t0C

MCO3 + CO2 + H2O.

Phương pháp hoá học: dựa trên nguyên tắc đưa vào nước các ion CO32-, OH- để tạo CaCO3↓, Mg(OH)2↓ người ta có thể dùng vôi tôi, xút, Na3PO4...

M(HCO3)2 + Ca(OH)2  MCO3↓ + CaCO3 + 2H2O MgSO4 + Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaSO4 MSO4 + Na2CO3  MCO3 + Na2SO4

Phương pháp trao đổi ion:

nhiên và nhân tạo gọi là ionit (cationit, anionit) như: cationit RHn, anionit R‟(OH)n với R, R‟ là gốc hữu cơ.

Các ionit sẽ trao đổi các gốc hữu cơ của chúng với các ion trong dung dịch: RH2 + Ca2+  RCa + 2H+

R‟(OH)2 + SO42  R‟SO4 + 2OH-

Khi nước chảy qua các hạt ionit, các cationit sẽ giữ lại các ion Ca2+, Mg2+..., các anionit sẽ giữ lại các ion CO32-, SO42-..., OH- và H+ được sinh ra trung hoà với nhau làm pH của nước không đổi.

Các ionit được tái sinh bằng axit, kiềm: RCa + 2HCl  RH2 + CaCl2

R‟CO3 + 2NaOH  R‟(OH)2 + Na2CO3 Nước cứng

RH2 R(OH)2

Nước mềm

Hình 3.2: Sơ đồ làm mềm nước bằng nhựa trao đổi ion

Ngoài ra, người ta còn thường dùng zeolit (Na2Al2Si2O8.xH2O) làm cationit. Ion Na+ ở trong mạng lưới tinh thể của zeolit có khả năng di chuyển nhất định, khi dội nước cứng qua các hạt zeolit, một số ion Na+

đi vào nước nhường chỗ cho các ion Ca2+, Mg2+ và Fe2+ có trong nước.

Na2Al2Si2O8.xH2O + Ca(HCO3)2  CaAl2Si2O8.xH2O + 2NaHCO3 Để tái sinh zeolit đã sử dụng, chỉ cần cho dung dịch bão hoà NaCl đi qua zeolit đó, CaAl2Si2O8.xH2O + 2NaCl  Na2Al2Si2O8.xH2O + CaCl2.

       

Một phần của tài liệu Tổng quan kiến thức kim loại (Trang 40 - 42)