M O+ 2HX X 2+ H2O,
H 3BO3 BO2 B2O3 nước nước
Và quá trình xảy ra ngược lại khi cho B2O3 kết hợp với nước.
Tùy theo điều kiện của phản ứng, axit metaboric có thể tồn tại ở 1 trong 3 dạng thù hình. Một trong các dạng đó là HBO2 dạng tà phương gồm những đơn vị kiến trúc vòng liên kết với nhau bằng liên kết hidro:
Hình 4.2: Cấu tạo của phân tử H3BO3
Tuy công thức là H3BO3 nhưng axit orthoboric là axit 1 nấc và rất yếu, yếu hơn axit cacbonic:
H3BO3 + H2O →[B(OH)4]- + H+, k =10-9
Ở đây axitboric không phân ly proton như một số axit khác mà kết hợp với OH- của nước giải phóng proton của nước, nghĩa là nguyên tử B còn có một obitan trống đã nhận cặp electron tự do của ion OH-. Lực axit tăng lên mạnh khi cho thêm vào dung dịch những hợp chất hữu cơ chứa nhiều nhóm hidroxyl. Trong phân tính hóa học người ta cho thêm grixerol vào dung dịch axitboric rùi chuẩn độ axit đó bằng bazơ mạnh với chất chỉ thị là phenolphtalein. Lực axit sở dĩ tăng lên là do giữa axitboric và grixerol đã tạo thành một phức chất có khả năng phân ly mạnh.
Khi trung hòa dung dịch axitboric trong nước bằng bazơ, tùy theo bản chất của cation trong bazơ đó mà thu được các kiểu muối borat khác nhau: Ca(H2BO3)2, AgBO2, Na2B4O7… Ví dụ:
4H3BO3 + 2NaOH → Na2B4O7 + 7H2O
Muối orthoborat được tạo nên khi nóng chảy axitboric với natri cacbonat: 2H2BO3 + 3Na2CO3 → 2NaBO3 + 3H2O + 3CO2
Trong dung dịch, muối orthoborat không thể được tạo nên vì bị thủy phân hoàn toàn, muối này bị thủy phân mạnh hơn meta và tetraborat.
Axitboric phản ứng với rượu, ví dụ như rượu metylic, rượu etylic. Khi có mặt axit sunfuric đặc tạo nên este: