Các bãi biển đang được khai thác

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 45 - 53)

Khu vực Thành phố Vũng Tàu có các bãi tắm:

Bãi trước

Là mặt tiền của Vũng Tàu, nằm về hướng tây - nam, còn gọi là bãi “Tầm Dương”. Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng. Bên dưới những bóng cây xanh rợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát... bên tiếng sóng biển du dương.

Trung tâm thành phố Vũng Tàu tọa lạc ở khu vực Bãi Trước với nhiều toà nhà, khách sạn mới, hiện đại được mọc lên càng tô điểm cho Bãi Trước một nét đẹp vừa xa xưa vừa hiện đại. Đêm về, con đường ven biển rực sáng với hệ thống đèn cao áp, trên các tòa nhà cao lộng gió, những quán cà phê rực rỡ muôn ánh đèn đủ sắc màu tỏa sáng lung linh cùng xa xa những chiếc tàu neo đậu với những vầng ánh sáng xanh đỏ tỏa lan trên mặt biển tạo cho bãi trước một vẻ đẹp thật quyến rũ về đêm.

Bãi sau

bãi biển dài và thơ mộng nhất của Vũng Tàu. Đường Thùy Vân, con đường đầy hoa chạy dọc theo Bãi Sau, một bên là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách sạn dáng vóc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu du lịch đủ các loại hình dịch vụ giải trí vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt có một sân golf rộng hơn 100ha đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Bãi Sau còn có khu rừng dương - một cánh rừng rộng với những cây phi lao cổ thụ xanh rợp trên nền cát trắng. Bãi sau là nơi thu hút nhiều du khách lui tới vui chơi tắm biển nghỉ mát ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào những các ngày tết, lễ, đón mừng năm mới… Bãi Sau tràn ngập người ghé đến, trên bờ cũng như dưới nước như không còn chỗ trống tạo nên một sức sống của một trung tâm du lịch nổi tiếng khắp nơi.

Bãi Dứa

Từ Bãi Trước, dọc theo đường Hạ Long là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam uốn lượn trên một đoạn triền núi lấn ra bờ biển sẽ đưa ta tới Bãi Dứa. Người xưa kể lại rằng sở dĩ có tên bãi Dứa, vì trước đây triền núi nhô ra biển rất nhiều những cây dứa dại (một loại cây có hương thơm như gạo nếp hoặc nàng hương) tỏa thơm ngát một vùng. Cái đẹp ở đây không ồn ào tấp nập mà là một vẻ đẹp mộng mơ, tĩnh lặng. Biển len lỏi trong các hẽm núi, ghềnh đá, tạo nên các vũng nhỏ ôm ấp những mạch nước ngầm trong suốt đang rí rách. Phía trên triền núi dọc theo đại lộ Hạ Long là các nhà nghỉ, khách sạn theo kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi. Xen kẽ những ngôi chùa miếu khá nổi tiếng ở Vũng Tàu như Niết Bàn Tịnh Xá, miếu Ông Nam Hải.

Bãi Dâu

Nằm ở phía tây Núi Lớn, dọc theo đường Trần Phú, từ Bạch Dinh (Bãi Trước) đến Bãi Dâu xa chừng 3km. Bãi này trước đây gọi là bãi Vũng Mây, vì trên triền hòn Núi Lớn đoạn này có nhiều cây mây mọc. Vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX, một thương nhân người Pháp đến đây lập cơ sở nuôi tằm và trồng rất nhiều dâu trên triền núi và dọc theo bờ biển nên dần theo thời gian tên Vũng Mây được thay thế bằng Bãi Dâu.

Ngày nay Bãi Dâu được mở rộng hơn, bao gồm những vịnh nhỏ khoảng giữa Núi Lớn. Do nằm bên triền núi ăn sát ra biển, Bãi Dâu được kiến tạo bởi nhiều vịnh nhỏ xinh xắn, những gộp đá nhỏ xen giữa triền cát vàng cát trắng mịn màng. Đường Trần Phú uốn lượn cheo leo trên vách núi, một bên là biển cả mênh mông, một bên là núi rừng, cỏ cây xanh thẳm. Giữa khung cảnh núi rừng xanh ngắt nổi bật lên tượng Đức Mẹ Maria, Phật Bà Quan Âm hoà quyện bên tiếng sóng biển dạt dào, tiếng gió ngàn vi vút tạo nên một âm thanh vừa huyên náo, vừa tịch liêu làm thư thái tâm hồn du khách thập phương dù lần đầu ghé đến.

Dọc đường Trần Phú với cảnh sơn thuỷ hữu tình, bãi tắm nên thơ, những quán ăn với món ngon miền biển… thu hút được nhiều người tới du lịch thưởng ngoạn.

Nghinh Phong

Từ Niết Bàn Tịnh Xá, theo đại lộ Hạ Long qua hết Bãi Dứa là tới Nghinh Phong có nghĩa là "đón gió" thổi suốt bốn mùa. Như một cánh tay vươn dài ra biển, Nghinh Phong tạo thành hai bãi biển ở hướng tây và hướng đông. Đó là bãi Vọng Nguyệt (hay Ô Quắn) và bãi Hương Phong, xa xa là Hòn Bà - Bồng đảo nơi du khách có thể ghé đến vào những khi thuỷ triều hạ thấp.

Những đêm vào mùa trăng mọc, hay lúc hoàng hôn, biển ở đây sáng rực như được dát một lớp bạc óng ánh. Bên tiếng sóng rì rào, trước mặt biển sáng bạc mênh mông bao la của trời mây sóng nước làm người ta dễ lâng lâng bay bổng tâm hồn. Ba mặt tiếp giáp với biển của Nghinh Phong là vách núi dựng đứng khá cao, đứng trên đường nhìn xuống ta cảm thấy biển ở đây như xanh hơn nơi khác, lộng gió và mát mẻ lạ thường. Bãi tắm ở đây trong và sâu là nơi dành cho người hiếu động, thích cảm giác mạnh từ những ngọn sóng dập dồn và rất thích hợp cho những người ưa thích bộ môn câu cá.

Các khu vực lân cận thành phố Vũng Tàu cũng có nhiều bãi tắm đẹp, còn nguyên nét hoang sơ như ở Côn Đảo có các bãi: bãi Ông Đụn, Hòn Cau, An Hải, Lò Vôi, Đầm Trầu; ở Long Điền cóbãi biển Long Hải, ngoài ra còn có bãi Thùy Dương (huyện Đất Đỏ), Hồ Tràm, Hồ Cốc( Xuyên Mộc)…

2.2.2. Các loại hình du lịch biển

Nếu như những năm đầu mới thành lập, ngành du lịch tỉnh chỉ khai thác dựa trên các tiềm năng, lợi thế sẵn có là tắm biển thì hiện nay sản phẩm du lịch đã đa dạng hơn. Nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành, mang nét đặc trưng riêng của Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hiện nay, Bà Rịa-Vũng Tàu đã có các loại hình du lịch chính đang được khai thác có hiệu quả như: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa kết hợp thể thao; du lịch MICE; du lịch tâm linh, về nguồn...

Loại hình du lịch sinh thái được tổ chức chủ yếu ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu và Vườn quốc gia Côn Đảo. Đối tượng khách chủ yếu là học sinh, sinh viên trong nước và du khách nước ngoài đi tham quan, khảo cứu động thực vật và bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn và vườn quốc gia. Việc phục vụ khách du lịch sinh thái không chú trọng nhiều đến hiệu quả kinh tế mà chủ yếu là bảo vệ môi trường rừng, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng là sản phẩm du lịch chính, được tổ chức ở các bãi tắm, resort ven biển, trong đó bao gồm nghỉ dưỡng cuối tuần và nghỉ dưỡng cao cấp. Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần là loại hình du lịch truyền thống của Bà Rịa- Vũng Tàu với nguồn khách chủ yếu đến từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ đến tham quan, tắm biển. Đặc điểm của loại hình du lịch này là thời gian lưu trú ngắn, phần lớn tập trung ở các bãi tắm của TP. Vũng Tàu, khu vực Long Hải (huyện Long Điền). Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tập trung ở các khách sạn, resort từ 3 sao trở lên, nằm dọc ven biển từ TP. Vũng Tàu đến huyện Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo. Đặc điểm của loại hình du lịch này là khách có thời gian lưu trú dài, chi tiêu cao, với các resort như: Bình An, Vũng Tàu Intourco resort, Imperial Beach Club (TP. Vũng Tàu); Anoasis Beach resort, Long Hải Beach resort (huyện Long Điền); Hồ Tràm Beach resort & spa, Sài Gòn – Hồ Cốc, Sài Gòn – Bình Châu (huyện Xuyên Mộc); các khu resort ở Côn Đảo...

Loại hình du lịch văn hóa kết hợp thể thao thường được tổ chức thu hút du khách nhân dịp các lễ hội, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn diễn ra tại tỉnh trong

thời gian qua như: Giải Cờ tướng châu Á năm 2002, Giải Cờ vua Đông Nam Á năm 2006, Giải Cờ vua trẻ Thế giới năm 2008, Cuộc thi hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam và Thế giới năm 2009, Festival Diều quốc tế, Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế, Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực thế giới 2010; Khai hội Văn hóa-Du lịch... Trong thời gian diễn ra những sự kiện đó, ngành du lịch đã kết hợp khai thác tour để phục vụ khách tham quan các di tích lịch sử, danh thắng và tham dự các lễ hội truyền thống của địa phương. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay có một số sự kiện được tổ chức thường niên như Festival Diều quốc tế, Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế, Khai hội Văn hóa-Du lịch với điểm nhấn là nghi thức bắn súng thần công, đã góp phần tạo thêm những sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách và quảng bá du lịch.

Ngoài ra, một số lễ hội cũng đã và đang được nâng cấp nhằm phát triển du lịch văn hóa - tâm linh như: Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam (TP. Vũng Tàu); Lễ hội Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền). Bước đầu, việc nâng cấp các lễ hội trên đã có hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch.

Tuy vậy, theo đánh giá của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn đơn điệu, thiếu các điểm đến hấp dẫn, độc đáo. Do đó, hoạt động du lịch còn mang tính mùa vụ. Lượng khách quốc tế so với tổng số khách du lịch còn ít. Mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách còn thấp, thời gian lưu trú ngắn. Để khắc phục tình trạng này, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch, đặc biệt là các dự án phức hợp, có vốn đầu tư lớn, nhiều sản phẩm, dịch vụ, có sức lan tỏa cao nhằm sớm đưa vào hoạt động làm đầu kéo ngành du lịch các địa phương trong tỉnh phát triển.

2.2.3 Tổng hợp - đánh giá - so sánh lợi thế của các điểm du lịch biển Các điểm du lịch biển Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nhân văn

Môi trường du lịch Lượng khách đến Loại hình du lịch Thành phố Vũng Tàu Bãi sau Biển, rừng dương

- Tượng Chúa Kitô - Festival Diều quốc tế - Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế

- Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực - Khai hội Văn hóa-Du lịch

Thấp Rất cao Nghỉ dưỡng Văn hóa thể thao Hội nghị Bãi trước Biển Khu du lịch Hồ

Mây, Bạch Dinh, Hải Đăng Các chương trình

hội chợ, triển lãm lễ tết

Thấp Cao

Bãi Dâu Biển tượng Đức Mẹ Bãi Dâu Trung bình

Cao Nghỉ dưỡng Bãi Dứa BIển Nhiểu chùa dọc đường bờ

biển như: Hải Vân, Niết Bàn Tịnh Xá, Quan Âm… Trung bình Cao Nghi dưỡng, tham quan Huyện Long Điền Long Hải

Lễ hội Dinh Cô Làng chài Phước Hải Chiến khu Minh Đạm

Cao Nghỉ dưỡng Huyện Xuyên Mộc Hồ Tràm - Biển - Rừng ngập mặn - Suối nước Tốt Trung bình Nghỉ dưỡng

nóng Bình Châu Côn Đảo - Vườn

quốc gia Côn Đảo - Có nhiều đảo Rất phong phú di tích lịch sử cách mạng: Cầu Tàu, chuồng cọp, nghĩa trang hàng dương,… Tốt Trung bình Sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan

So sánh với một số điểm du lịch biển ở Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về mặt tài nguyên du lịch thì nơi này cũng khá đa dạng. Tuy nhiên về môi trường du lịch thì lại không bằng hai địa điểm tên do lượng khách đông, công tác quản lý chưa tốt và tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ cảng biển. Về lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tuy rất đông nhưng chi tiêu ít, lại ít khách quốc tế hơn.

2.2.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc khai thác các điểm du lịch biển ở đây

Hiện nay, các doanh nghiệp và các tổ chức công ngày càng quan tâm đến tác động kinh tế của du lịch ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, nhà nước và địa phương. Đánh giá các tác động kinh tế của du lịch có xu hướng nhấn mạnh lợi ích tích cực của du lịch

Mặt khác, các tác động về môi trường, xã hội, văn hóa và tài chính chú trọng nhiều vào ảnh hưởng tiêu cực của du lịch. Tuy vậy, vẫn có những tác động tiêu cực của du lịch (như tính mùa vụ của du lịch và các công việc thù lao thấp) và trong nhiều trường hợp có tác động môi trường và xã hội tích cực (như bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong vùng, giáo dục cả du khách và cư dân địa phương bảo vệ tốt nguồn tài nguyên).

Những thay đổi về cung kéo theo những thay đổi về số lượng, như mở thêm cơ sở mới, đóng cửa cơ sở hiện có hoặc mở rộng hay thu hẹp công suất. Thay đổi về cung cũng có thể mang lại những thay đổi chất lượng như chất lượng môi trường,

cơ sở hạ tầng của địa phương và dịch vụ công để hỗ trợ du lịch hoặc các trạng thái sản phẩm và dịch vụ du lịch cung cấp trong khu vực.

Đánh giá tác động kinh tế của những thay đổi trong cầu du lịch. Những thay đổi về dân số, thay đổi về vị trí cạnh tranh trong khu vực, hoạt động marketing hoặc thay đổi khẩu vị và sở thích của khách hàng có thể làm thay đổi mức độ hoạt động du lịch, mức độ tiêu dùng và hoạt động kinh tế kèm theo.

Những nghiên cứu tác động kinh tế cung cấp các thông tin để giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về hậu quả của các tác động khác nhau lên các doanh nghiệp cũng như lên các ngành kinh tế khác.

Giúp chúng ta hiểu tốt hơn về quy mô và cơ cấu doanh nghiệp du lịch trong vùng nhất định và mối liên kết với các thành phần kinh tế khác. Hiểu biết này mang lại lợi ích trong việc xác định đối tác tiềm năng cho các doanh nghiệp du lịch.

Với chứng minh rằng du lịch có tác động kinh tế lớn, doanh nghiệp du lịch có thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách dành nhiều nguồn lực hơn cho ngành du lịch hoặc thiết lập các chính sách khuyến khích du lịch.

Du lịch bền vững hướng tới ba mục tiêu chính: mục tiêu về kinh tế, xã hội, và môi trường, trong đó:

Mục tiêu kinh tế (đời sống kinh tế của cộng đồng và doanh nghiệp): phải đạt sự tăng trưởng của ngành, có lợi nhuận trong kinh doanh, gia tăng cơ hội việc làm, và tạo các lợi ích tại các điểm đến.

Mục tiêu xã hội (có xét về tác động đến nền văn hóa bản địa & du khách và lợi ích mà người lao động trong ngành du lịch được hưởng): hệ thống di sản văn hóa được gìn giữ; có sự tham gia của cộng đồng; dịch vụ và cơ sở hạ tầng nâng cấp; Chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Mục tiêu môi trường (kể cả môi trường tự nhiên và nhân tạo): đảm bảo tài nguyên tự nhiên được bảo vệ, quản lý sử dụng và kiểm soát được các tác động đến môi trường, truyền thông và giáo dục, xây dựng các mối quan hệ đối tác vững bền.

Tóm lại, để phát triển du lịch bền vững, bất cứ một quốc gia, một địa phương hay một nhà kinh doanh du lịch đều phải duy trì sự cân bằng của ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường.

Với sự phân tích ở trên ta thấy rẳng việc khai thác các điểm du lịch biển ở tình Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt mục tiêu kinh tế. Hiện nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tình, mang lại một nguồn thu lớn khoảng 2000 tỉ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động, giúp cơ sở hạ tầng tỉnh tốt hơn và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh; giúp cho những khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế như Hồ Tràm_ Xuyên Mộc là một ví dụ. Tuy nhiên do du lịch có

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 45 - 53)