Tác động đối với hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 105 - 106)

Theo đánh giá của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, các chất thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông và biển ngày càng nhiều, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, nhất là mảng du lịch biển. Ước tính đến năm 2020, lượng chất thải tăng nhanh ở vùng ven bờ với nitơ tổng số từ 26 - 52 tấn/ngày, tổng lượng amonia từ 15 - 30 tấn/ngày... Đây là chưa nói đến chuyện ảnh hưởng ô nhiễm từ chất thải ra từ các doanh nghiệp kiểu như Vedan hiện đang khiến khách du lịch tại Vũng Tàu cũng ngần ngại khi chọn ăn đặc sản ngay tại biển...

Trong một năm, Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát động nhiều đợt ra quân làm sạch môi trường du lịch nhằm các ngày lễ lớn hay dịp cuối tuần, huy động được hàng ngàn người tham gia. Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ có thể làm sạch môi trường bãi biển một cách tạm thời. Có đến những bãi biển Vũng Tàu mới thấy hết vấn nạn ô nhiễm môi trường do rác thải từ các hộ buôn bán hàng rong, khách du lịch và người dân thiếu ý thức xả bừa bãi trên bãi biển và do nước thải của các khu dân cư ven biển, các xí nghiệp sản xuất không qua xử lý đổ thẳng ra biển... Khu vực Bãi Sau, có rất nhiều gánh hàng rong bán cua, nghẹ, bánh, trái cây…đáp ứng nhu cầu của khách du lịch bình dân nhưng rác thải lại được họ xả thẳng lên bãi cát hay cẩn thận hơn là đào một cái lỗ nông rồi chôn ngay xuống. Rác thải tạo thành một lớp dày xen lẫn với cát trên bờ biển, cộng với những lúc thủy triều xuống để lại trên bờ biển hàng đống bao nilong, lưới rách, vỏ bánh kẹo, cành cây… làm cho vùng bờ biển không khác gì mới trải qua một trận bão lớn. Nước thải ven bờ cộng với nước thải thừ các ghe tàu đánh cá làm cho nước biển bị nhuộm màu đen và bốc mùi hôi thối nhất là ở các khu vực có nhiều khách du lịch mà ít có sự quản lý như Bãi Trước, Bãi Sau. Vào các ngày nghỉ hay lễ tết, khu vực Công viên ở Bãi TRước biến

thành một khu vực ăn nhậu khổng lồ mà sau đó hầu như rác thải vẫn ở nguyên tại chỗ họ đã từng ngồi làm cho các công nhân vệ sinh hết sức vất vả. Tất cả điều đó đang góp phần làm cho môi trường du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu mất điểm trong mắt du khách. Do đó, để du lịch phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường du lịch không chỉ đơn thuần là công việc của chính quyền địa phương, công ty du lịch mà còn là ý thức của du khách, lẫn người dân sở tại.

Trong thời gian gần đây, du khách có mức thu nhập cao hoặc người nước ngoài thường chọn những khu nghỉ dưỡng, resort khép kín có bãi biển riêng, nhà hàng, hồ bơi… để đảm bảo vấn đề vệ sinh, tránh được nạn chèo kéo, chặt chém. Nhưng do không gian lưu trú bó hẹp như vậy làm cho khách không có ngày lưu trú dài, chi tiêu lại thấp do ít mua sắm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)