Đánh giá tác động của ô nhiễm môitrường biển đến hoạt động của ngành

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 98)

phải tự xây bờ kè chắn sóng. Tuy vậy nếu xây bờ kè dài 200m để chắn sóng phải tốn chi phí khoảng 4 tỷ đồng nên không thể lo nổi trong một sớm một chiều, mà nếu xây không có quy hoạch cụ thể chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực ven biển. Đặc biệt, việc xây dựng bờ kè không đồng bộ cũng là nguyên nhân khiến các khu du lịch kề bên chưa xây càng bị xâm thực nặng hơn.

Từ tháng 7/2005, Đề án chống xói lở biển bằng công nghệ Stabiplage của Pháp đã được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm tại cửa biển Lộc An, với mục tiêu chống xói lở bờ biển trên chiều dài 500m. Qua thử nghiệm cho thấy, công nghệ này đã bít được các cửa mở, chặn đứng xói lở, đồng thời phục hồi lại bãi cát và tiến ra phía biển một cách tự nhiên, trung bình khoảng 25 – 30m, có nơi từ 60 – 70m. Ngoài ra, bãi cát được bồi tụ, nâng cao và trải dài, ước tính khoảng 30.000 –

40.000m2 bãi cát được bảo vệ ổn định với lượng cát tích tụ tự nhiên 145.000 – 150.000m3. Nhưng để áp dụng được công nghệ này trên toàn tuyến bờ biển của tỉnh đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn nên chưa thể áp dụng rộng rãi ở các khu vực bị xói lở khác. Trước mắt, để hạn chế hiện tượng xâm thực, UBND tỉnh đã có chủ trương dừng việc nạo vét tại Cửa Lấp. Trong khi chưa có biện pháp khả thi ngăn chặn hiện tượng xói lở bờ biển, các ngành và các cấp chính quyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu cần quản lý chặt chẽ hoạt động nạo vét, hút cát ở các cửa sông, cửa biển; đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt rừng và đồi cát phòng hộ dọc bờ biển nhằm tránh hiện tượng ngăn được chỗ này nhưng lại gây xâm thực mạnh ở chỗ khác.

3.2. Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường biển đến hoạt động của ngành du lịch du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)