Tác động đối với môitrường tự nhiên của biển và các bãi biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 98 - 103)

Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên cá, nhất là các loài cá ven bờ; tính đa dạng sinh học ngày càng bị đe doạ do phá huỷ môi trường sống như rừng ngập mặn, rạn san hô; axit hoá đất do phát quang rừng ven biển trên các vùng đất phèn để làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; ô nhiễm biển do dầu bởi vận tải biển, các hoạt động khai thác dầu ngoài khơi và các sự cố tràn dầu; ô nhiễm do

nước cống đô thị không được xử lý; sử dụng hoá chất trong nông nghiệp và công nghiệp không quản lý chặt chẽ.

Tuy nằm trong khu vực biển được đánh giá là khá ổn định về thời tiết, khí hậu nhưng hàng năm Bà Rịa-Vũng Tàu cũng thường chịu nhiều rủi ro thiên tai (bão, hạn hán...). Nước ta cũng được cảnh báo về nguy cơ sóng thần và ngập lụt nặng nề từ kịch bản của nước biển dâng do hiệu ứng nhà kính của sự ấm lên toàn cầu.Các đợt nắng nóng kéo dài trong các năm gần đây đã khiến cho nhiệt độ nước biển trong mùa hè (tháng 5 và 8) ở nước ta cao hơn nhiều so với mức thông thường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, phát triển các loại sinh vật có hại, ví dụ như hiện tượng xuất hiện nhiều con sứa gây ngứa cho du khách tắm biển ở khu vực Bãi sau.

Nước biển dâng cao và ấm lên sẽ làm ngập và phá hủy các hệ sinh thái ven biển (rừng ngập mặn,...) và các ốc đảo san hô ngoài khơi, gây ra “thảm họa” sinh thái và triệt hại nguồn vốn tự nhiên đối với phát triển du lịch biển bền vững.

Theo số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất... Hàng năm, các con sông đổ ra biển kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung; từ các khu công nghiệp và đô thị; từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và từ các vùng sản xuất nông nghiệp. Trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ.

Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn.Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra khoảng 70% lượng dầu thải vào biển. Ngoài ra, hoạt động của tàu thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua Biển Đông cũng thải vào biển một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống

kê đầy đủ. Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN). Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường nhất là các vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Như vậy, có thể thấy ô nhiễm dầu đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hệ sinh thái biển và ven biển ở các khía cạnh sau:

Chừng 24% số dầu đó sẽ bay hơi hay tan ra sau 2 ngày, 42% sau 5 ngày, 45% sau 8 ngày, số dầu còn lại sẽ trôi nổi trên mặt biển. Phải qua rất nhiều thời-gian để dầu loang tự nó phân hóa qua những phản ứng thoái hóa sinh học (Biological Degradation), oxide hóa quang năng (photo-oxidation) mà từ từ tan biến. Khi dầu thoát ra, vì nhẹ nên nổi và nước gió làm dầu trôi đi trên mặt biển.

Phần nặng hay chất cặn bã của dầu thường không độc hại bằng phần lỏng của nó. Chim chóc, cua cá, cây cối... tiếp xúc với dầu hay nằm trong lớp dầu bao phủ sẽ bị chết hại rất nhiều. Nếu không được làm sạch sẽ đúng cách, tình trạng môi sinh trong vùng bị dầu loang chỉ trở lại bình thường sau nhiều năm hay nhiều chục năm.

- Làm biến đổi cân bằng ôxy của hệ sinh thái: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng ôxy của hệ, như vậy cán cân điều hòa ôxy trong hệ bị đảo lộn.

- Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ: Đầu tiên phải kể đến các nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật với môi trường, cụ thể là các loài sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, đồng thời cũng là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia,

nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1 mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu. Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước.

Khi bị nhiễm dầu, chim thường di chuyển khó khăn, ở mức độ nhẹ chúng tỏ ra khó chịu,có khi phải di chuyển nơi cư trú; ở mức độ nặng có thể bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim. Bên cạnh đó, cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm dầu, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào trong nước. Dầu bámvào cá, làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu. Đối với trứng cá, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị “ung, thối”. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan trong nước.

- Gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đối với sinhvật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi ôxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện tíchtụ các khí độc hại như H2S, và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hóa, dầu dần dần bị phân hủy, lắng đọng và tích lũy trong các lớp trầm tích của hệ sinh thái làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển.

- Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển: Dầu trôi theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do vậy, doanh thu của ngành du lịch đã bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển...

* Những tác hại lên sinh vật khi bị nhiễm dầu:

- Với dây truyền thức ăn : Dầu làm nhiễm độc phiêu sinh vật. Cá nhỏ ăn phiêu sinh vật, cá lớn ăn cá nhỏ. Hải cẩu, cá voi, cá heo, chim và người ăn cá. Tất cả trúng độc.

- Với các loài sinh vật biển có vú: Dầu dính vào bộ lông các loài có vú, làm mất đặc tính cách nhiệt. Khi thân nhiệt bị mất, con thú chết. Cá voi và cá heo ngạt thở, bị chết khi dầu làm nghẹt đường khí quản. Dầu làm gan và thận của rái cá và hải cẩu trúng độc, chúng thường chết. Hơi từ dầu bốc hơi cũng gây nạn ngộp thở

- Với các loài chim. Chim ngộ độc vì cố rỉa lông khi bộ lông của chúng dính dầu. Thường chúng chết sau vài giờ. Khi bộ lông đã bị dính dầu, thân chim không giữ thân-nhiệt. Chỉ cần chừng 1-inch trên thân chim hở ra trong vùng khí hậu lạnh là chim chết. Nếu dính nhiều dầu, vì quá nặng, chim không bay được và cũng có thể không bơi nổi mà bị chìm. Cho đến một giọt dầu nhỏ cũng có thể làm chim không còn đẻ trứng được.

- Với cá. Dầu làm cá trúng độc rất nhanh khi dầu được hút qua mang cá hay khi cá ăn phải thức ăn dính dầu. Dầu phá hủy trứng cá hay nhẹ hơn, làm thành cá "quái-thai".

- Trên bãi biển. Khi dầu tràn vào bờ biển, nếu không được làm sạch sẽ, dầu sẽ thấm vào đất và cả vùng bờ "chết" và không còn là nơi sinh sống của bất cứ loài vật nào.

Một số vùng ven bờ bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến du lịch, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật.

Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Nguồn lợi về sinh vật biển và ven biển đang bị suy giảm. Theo định hướng phát triển ngành thủy sản của tỉnh từ nay đến năm 2020 sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Thế nhưng, thực tế những năm gần đây số lượng tàu thuyền khai thác gần bờ gia tăng mạnh, dẫn tới nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt.

Toàn tỉnh hiện có hơn 5.000 tàu thuyền, trong đó số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ chiếm hơn 65%, chủ yếu tập trung khai thác các vùng biển ven bờ, gây áp lực lớn đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Với quy mô tàu thuyền nhỏ, công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu, nên hiện nay một số ngư dân còn sử dụng các phương pháp đánh bắt hải sản mang tính hủy diệt cao như: xung điện, chất nổ, chất độc và các loại ngư cụ có hại như: te, xiệp.

Hiện nay nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển ven bờ đang giảm mạnh về sản lượng và trọng lượng. Tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 70%. Một số loài hải sản có giá trị cao mà trước đây ngư dân đánh bắt với số lượng lớn như: cá trích, tôm hùm, bào ngư, sò điệp và mực... thì nay đã trở nên khan hiếm. Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, một số loài đặc sản như: tôm he, cá song và các loài nhuyễn thể trai ngọc, tu hài… trước đây có ở vùng biển ven bờ, nhưng giờ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Việc gia tăng tốc độ khai thác như hiện nay, nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, nơi cư trú, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, bãi đẻ cho các loài thủy sản đang bị phá hủy và đe dọa.

Dưới sức ép của các hoạt động phát triển và thói quen khai thác tài nguyên thiếu thân thiện, diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, môi trường rừng bị suy thoái. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Tính liên kết chức năng hai chiều của các hệ sinh thái biển - ven biển đang có chiều hướng bị phá vỡ và biển nước ta có nguy cơ trở thành “thủy mạc”, gây tổn thất nguồn giống tôm cá và nguồn vốn phát triển du lịch biển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 98 - 103)