Trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2011 lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 7,46%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 9,36%/năm, khách trong nước tăng 7,39%/năm. Số ngày lưu trú của khách cũng tăng mạnh. Và theo thống kê của Sở du lịch tỉnh thì chỉ trong năm 2011các đơn vị đã đón và phục vụ9.610.000 lượt khách, tăng 1,012 % so với chỉ tiêu đã đề ra là 9.197.000 lượt khách.
Mức chi tiêu bình quân trong ngày(theo số liệu thống kê ước tính): khách quốc tế đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chi tiêu khoảng 100 USD/người/ngày (2011), cơ cấu chi tiêu là 50% cho lưu trú và ăn uống, 17% cho vận chuyển và 15% cho mua hàng hóa, còn lại là chi phí tham quan và chi phí khác.
Bảng 2.1: Thống kê kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2000-2011
T Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 2010 2011
1 Dự án đầu tư dự án 17 74 176 189
2 Vốn đầu tư
a -Vốn đầu tư nước ngoài Triệu USD 224,7 322,0 11.956,0 11.966,0
b -Vốn đầu tư trong nước tỷ đồng 6.277,6 41.166,5 45472,73
3 Số doanh nghiệp/ đơn vị
kinh doanh du lịch DN 108 101 153 153
4 Số cơ sở lưu trú du lịch cơ sở 72 96 162 166
5 Số phòng phòng 2.753 4.443 6.722 6.749
6
Cơ sở lưu trú được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn trở lên cơ sở 20 82 117 122 7 Số phòng được xếp hạng phòng 1.240 3.392 5.246 5.423 8 LĐ trong ngành du lịch người 4.260 6.041 12.200 12.800 9 Tỷ lệ LĐ có nghiệp vụ về du lịch % 70,0 80,0 88,7 89
10 Doanh thu du lịch thực hiện tỷ đồng 880,0 1.005,0 1.782,0 2.090,0
11 Tổng lượt khách du lịch do
các đơn vị phục vụ lượt 3.303.000 5.560.000 8.435.000 9.610.000
a - Lượt khách quốc tế lượt 141.000 225.000 320.000 365.000
b - Lượt khách nội địa lượt 3.162.000 5.335.000 8.115.000 8.748.479
Khách nội địa cũng tăng mức chi tiêu đạt khoảng 700.000 đồng/người/ngày(2011). Như vậy, hầu hết khách du lịch đến Bà Rịa-Vũng Tàu có mức chi tiêu rất thấp do thời gian du lịch ngắn và chưa có nhiều hoạt động kích thích mua sắm, tiêu dùng của du khách.
Bảng 2.2 : Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch trong nước phân theo loại cơ sở lưu trú
(Đơn vị: Nghìn đồng)
Năm 2003 2005 2007 2009 BÌNH QUÂN CHUNG 439.5 506.2 550.8 703.4 Phân theo loại cơ sở lưu trú
Khách sạn 1 sao 439.3 459.0 491.7 643.8 Khách sạn 2 sao 462.8 507.2 611.2 677.1 KRihách sạn 3 sao 565.7 618.6 747.8 880.6 Khách sạn 4 sao 686.7 776.5 928.7 1385.6 Khách sạn 5 sao 667.1 1488.5 1794.5 1491.9 Khách sạn chưa xếp sao 410.9 480.4 458.2 607.9 Nhà nghỉ, nhà khách 269.8 504.1 434.7 607.3 Biệt thự kinh doanh du lịch 370.5 557.4 566.0 Làng du lịch 133.4 431.2 365.6 627.7 Căn hộ kinh doanh du lịch 524.1 714.2 900.6 148.5
Khác 411.9 235.7 275.0 243.0
(Nguồn:Sở du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy rằng việc chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh tuy có xu hướng tăng nhưng tăng chậm từ năm 2003-2009. Và lượng khách có mức chi tiêu cao chủ yếu ở trong các khách sạn 4, 5 sao các cơ sở lưu trú các mức chi còn rất thấp. Như vậy, tuy lượng khách đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cao nhưng mức doanh thu thì lại thấp do mức chi tiêu của du khách thấp.
2.1.2.1. Khách du lịch nội địa
Lượng khách nội đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu là khách từ Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông và miền Tây Nam bộ chiếm 70% và các địa phương khác chiếm khoảng 30%.
2.1.2.2. Khách du lịch quốc tế
Theo bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2000-2011, lượng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng liên tục, riêng năm 2011 thu hút được khoảng 365 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 1,1% so với chỉ tiêu đã đề ra là 362 ngàn lượt khách, và tăng gấp 1,8 lần so với năm 2004. Khách nước ngoài đến với Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu là khách từ các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu và các nước ASEAN. Qua đó có thể phần nào đánh giá động cơ du lịch và thị phần du lịch của khách quốc tế, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa-Vũng Tàu phân theo quốc gia đến(%)
Khách theo chương trình du lịch của các công ty lữ hành 100
Nhật 42,0 Mỹ 30,0 Châu Âu 11,0 ASEAN 11,0 Hồng Kong 4,0 Các nước khác 2,0 Khách lưu trú
(gồm cả khách có hoặc không đi theo công ty lữ hành) 100
Đài Loan 34,3 Hồng Kong 24,7 Nhật 12,0 Hàn Quốc 5,0 Pháp 7,0 Các nước Châu Á khác 8,0
Các nước Châu Âu, Mỹ, Uc 9,0
Tuy nhiên, do chưa có những dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú dài ngày nên số ngày lưu trú vẫn còn thấp. Nhìn chung, khách quốc tế đến tỉnh với các mục đích chủ yếu như bảng 2.4.
Bảng 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân theo mục đích
Mục đích khách quốc tế Cơ cấu (%)
Tham quan du lịch, nghỉ dưỡng 44,4
Thương mại 31,1
Thăm thân nhân 19,0
Mục đích khác 5,5
2.1.2.3 Hoạt động và doanh thu của ngành du lịch (2005-2009)
Doanh thu từ du lịch của Tỉnh luôn tăng trong vòng khoảng gần 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2012 đạt khoảng 12,8%/năm, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với yêu cầu mà nghị quyết đại hội Đảng Bộ Tỉnh đề ra trong các năm.
2000 2006 2010 2011
Do triển khai tốt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã làm thay đổi căn bản nhận thức của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp du lịch về tầm quan trọng của công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền, quảng bá để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện, hoạt động quảng bá du lịch làm cho thương hiệu và uy tín của ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu được nâng lên, được nhiều du khách trong và
880 1005 1782 2090 0 500 1000 1500 2000 2500
Doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Đơn vị:tỷ đồng)
ngoài nước biết đến. Vì vậy, kết quả kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đạt cao, doanh thu du lịch trong giai đoạn này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,35%/năm, tổng lượt khách tăng 10,9%/năm, riêng lượng khách quốc tế tăng 9,2%/năm.
Nhu vậy, ta thấy có tốc độ tăng doanh thu từ dịch vụ du lịch cao hơn tốc độ tăng lượt khách du lịch do mức chi tiêu của khách ngày càng tăng. Năm 2005, doanh thu từ du lịch đạt 890 tỷ đồng, năm 2010 là 1780 tỷ đồng. Đến năm 2011,
tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh đạt 2.090 tỷ đồng so với mức 2.060 tỷ đồng dự kiến, tăng 1,15% so. Nếu xét về số liệu tuyệt đối thì doanh thu du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang dần thấp hơn so với các trung tâm du lịch biển khác trong khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Ví dụ trong năm 2011 Nha Trang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 440.000 lượt khách quốc tế, số ngày lưu trú bình quân của du khách là 2,09 ngày/khách; tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 2.142,9 tỷ đồng (tăng 20,28% so với năm 2010), Bình Thuận đạt trên 2.600 tỷ đồng(tăng 31,32% so với năm 2010) với trên 2,3 triệu lượt khách. Với sự phát triển rất nhanh về du lịch của các địa phương này trong những năm qua đòi hỏi ngành du lịch tỉnh phải lựa chọn những chiến lược kinh doanh mới để đạt mức tăng trưởng cao về các doanh thu xứng đáng với tiềm năng của mình.