Kiến nghị đối với địa phương

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 141 - 156)

Trên cơ sở định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch cần phải có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án chi tiết tại những cụm, điểm du lịch trên cơ sở xem xét các dự án ưu tiên. Các địa phương phải quản lý tốt tài nguyên du lịch tại địa phương, các dự án lớn phải tham khảo các bộ, ngành, và tổng cục Du Lịch.

Tăng cường liên doanh với các đối tác trong nước, ưu tiên cho các dự án đầu tư trong nước, từng bước nâng cao tỷ lệ ghóp vốn của phía Việt Nam trong các dự án. Hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn tại thành phố Vũng Tàu, Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo tính đồng bộ và đặc sắc của du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sớm thành lập trung tâm xúc tiến thị trường du lịch MICE (thuộc quyền quản lý của Sở Du Lịch Tỉnh) với sự tham gia của các đối tác như khách sạn, công ty kinh doanh lữ hành, trung tâm hội chợ triển lãm…Trung tâm này sẽ kết nối với trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh lân cận để quảng bá, thu hút du khách cho loại hình du lịch MICE của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Phải tập trung thu hút đầu tư bằng những chính sách hợp lý, hấp dẫn hơn nhằm thu hút những dự án lớn, nhanh chóng xây dựng các trung tâm giải trí lớn tại những khu du lịch trọng điểm. Phải chú ý quản lý tốt giá cả hàng hóa, dịch vụ tại các khách sạn và các khu du lịch, tránh tình trạng tự ý nâng giá quá cao trong những dịp lễ lớn gây ảnh hưởng tâm lý không tốt cho du khách.

Xúc tiến các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, mời các chuyên gia nước ngoài tham gia cố vấn, giảng dạy nghiệp vụ du lịch cho nhân viên. Chú trọng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ của nhân viên lên ngang bằng với các nước trong khu vực.

Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh du lịch, xúc tiến phát triển du lịch, tài trợ các chương trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, ngành du lịch Tỉnh phải sớm đưa trang Web du lịch vào hoạt động, thiết lập đường dây nóng giải quyết các sự cố liên quan đến du lịch.

Tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thông qua các nhiệm vụ cụ thể:

- Du lịch và Công An - Ngoại Vụ: phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, tăng cường thu hút nguồn lực quốc tế và kiều bào để đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Du lịch - Giao thông vận tải: phát triển giao thông, nâng cao năng lực vận chuyển phải tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.

- Du lịch - Bưu chính viễn thông: phát triển cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, cung cấp dịch vụ đa dạng chất lượng cao, từng bước hạ giá thành các loại dịch vụ tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch nói riêng.

- Du lịch - Tài chính, thuế: giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành du lịch, đề suất thuế giá trị gia tăng hợp lý cho hàng hóa trong ngành du lịch, tính toán thuế thuê đất hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

- Du lịch - Văn hóa thông tin, lao động thương binh xã hội: phối hợp tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa lịch sử. Đẩy mạnh việc đưa các chương trình lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian vào hoạt động du lịch phục vụ du khách. Giải quyết triệt để các tệ nạn xã hội, bảo đảm môi trường văn hóa, an toàn cho khách du lịch.

- Du lịch - Thương mại và các địa phương: xây dựng những khu phố ẩm thực, các trung tâm mua sắm, tái tạo các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh bán hàng lưu niệm mang nét văn hóa, nét độc đáo của địa phương.

- Du lịch - Khoa học công nghệ môi trường và thể thao: phối hợp thẩm định tính khả thi của các dự án, giải quyết những sự cố liên quan đến môi trường, gìn giữ và tôn tạo môi trường tự nhiên. Xây dựng các loại hình thể thao biển phù hợp với đặc điểm tự nhiên của Tỉnh, tổ chức các giải đấu thể thao để thu hút khách du lịch.

KẾT LUẬN

Đề tài đã nghiên cứu tổng quan các vấn đề về du lịch, môi trường và ô nhiễm môi trường, từ đó rút ra các vấn đề sau:

-Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt du lịch biển đã là một thế mạnh, một thương hiệu đã được khẳng định từ lâu. Việc phát triển du lịch biển đã đem lại cho tỉnh nhiều lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.

-Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với việc phát triển mạnh ngành công nghiệp tuy mang lại bộ mặt mới cho tỉnh nhà nhưng mặt trái lại làm cho môi trường bị ô nhiễm hơn. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch tăng mạnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của môi trường biển hiện nay.

-Để trong tương lai Bà Rịa Vũng Tàu vẫn là một điểm du lịch thu hút du khách thì ngay từ hôm nay, vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường biển cần được quan tâm đúng mức. Việc làm này không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, của các Sở ban ngành mà cần được tuyên truyền, nhân rộng trong cộng đồng cư dân địa phướng và với cả khách du lịch đến.

-Cần có quy hoạch ở các điểm du lịch, khu du lịch tại Bà Rịa Vũng Tàu gắn với vấn đề xử lý môi trường.

-Nghiên cứu mối quan hệ phát triển giữa du lịch và khai thác dầu khí theo hướng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Địa lý du lịch, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1996,

2. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Niên giám thống kê, 2011.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, 2003.

4. Nguyễn Hồng Giáp, Kinh tế Du lịch, NXB Trẻ, 2002.

5. Đỗ Công Thung; TS. Trần Đức Thạnh, THS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Đánh giá tác động của ô nhiễm dầu đối với hệ sinh thái biển Việ Nam, Viện Tài nguyên mô trường biển, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

6. Tổng cục du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010. 7. Thông tư số 2011/TT-BTNMTngày 15/8/2011 của Bộ TN&MT, Quy định về

quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.

8. UBNN Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Quyết định phê duyệt ”Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 1995-2010”, 1995.

9. UBNN Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 2005.

10. Trung tâm quy hoạch đô thị nông thôn miền nam, Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, 2004.

11. Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2001-2005 ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 2005.

12. Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 1996-2005, 2005.

Các trang web tham khảo:

http://khucongnghiepland.com/index.php?option=com_content&task=view&id =74&Itemid=71

http://cao.congan.com.vn/an_ninh_kinh_te/2008/06/mlnews.2008-06- 25.0528197042 http://www.laodong.com.vn/Home/Bien-dang-bi-buc- tu/200812/119517.laodong http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=53&ID=11901 6&Code=QYXH119016 http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/chinhtrixahoi/31533/index.brvt

PHỤ LỤC

TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH CÁC KHU DU LỊCH VEN BIỂN CỦA WTO Nơi ở:

1.Khách sạn:

 Loại bình dân 10m2/1giường  Loại khá 19m2/1giường  Loại sang 30m2/1giường 2.Nhà nghỉ ven biển 15m2/1giường 3.Căn hộ:  Dùng cho làm việc 36m2  1 buồng ngủ 53m2  2 buồng ngủ 80m2  3 buồng ngủ 110m2 Cơ Sở Hạ Tầng:

1.Nước sinh hoạt (Lít/người/ngày):  Vùng mát mẻ 200-300  Vùng nóng bức 500-1000 2.Hệ thống cống thoát 0,3ha/1000 người 3.Đường xá bến bãi:

 Diện tích bãi đỗ xe từ ½ đến ¼ diện tích phòng ngủ

 Diện tích dùng cho giao thông từ 5-20% tổng diện tích khu du lịch

Phương Tiện:

1.Bể bơi trong khách sạn 3m2/1khách 2.Không gian trống 20-40m2/1giường 3.Cửa hàng 0,67m2/1giường

Khả năng tải của biển:

1.Bình dân 10m2/người 2-5người/m dài 2.Trung bình 15m2/người 1,5-3,5người/m dài 3.Khá 20m2/người 1-2,5người/m dài

4.Sang trọng 30m2/người 0,7-1,5người/m dài

CÔNG THỨC DỰ BÁO NHU CẦU PHÒNG NGHỈ

Số lượng phòng nghỉ được tính theo công thức như sau:

 Số phòng cần có : Số lượng khách x Số ngày lưu trú TBCS sử dụng phòng x 365 x Số giường TB phòng

 Số giường trung bình trong một phòng hiện nay của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại Bà Rịa-Vũng Tàu là 1,5-1,8 đối với phòng quốc tế và là 2 đối với phòng nội địa. Tuy nhiên xu hướng đi du lịch theo nhóm của khách nội địa dẫn đến số người nghỉ trong một phòng hoặc một căn hộ thường là 3-4 người.

Trong thời gian tới, không những số phòng tăng nhanh mà chất lượng đáp ứng cho du khách cũng phải tăng cao. Như vậy tính trung bình số giường trong 1 phòng là 1,5 đối với phòng quốc tế và 3 đối với phòng nội địa.

CƠ SỞ TÍNH TOÁN DỰ BÁO

Dự báo các chỉ tiêu của ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm tới được dựa trên những căn cứ cụ thể như sau:

 Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đã được Chính Phủ thông qua.  Chiến lược đầu tư của Nhà Nước vào kết cấu hạ tầng.

 Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó du lịch được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

 Tiềm năng du lịch của Tỉnh và những vùng lân cận.

 Hiện trạng tăng trưởng du lịch của Tỉnh và của cả nước, xu thế phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của Tỉnh.

 Các dự án đầu tư du lịch và sự hỗ trợ của các ngành liên quan, tương quan phát triển ngành du lịch của Tỉnh với các vùng lân cận.

 Dự báo được tính toán theo 3 phương án: phương án thấp, tức là được tính toán dựa trên tốc độ phát triển hiện nay. Phương án trung bình, tức là được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn hiện nay. Phương án cao, tức là được tính toán với tốc độ rất cao.

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH

Có hai phương pháp đánh giá tính bền vững của các điểm du lịch thường được sử dụng: dựa vào khả năng tải của điểm du lịch và dựa vào bộ chỉ thị môi trường.

1.Đánh giá dựa vào khả năng tải:

Khả năng tải của một điểm du lịch được hiểu là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách, không gây suy thoái kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa. Như vậy có 3 giá trị khả năng tải như sau:

1.1.Khả năng tải sinh thái: là số lượng người sử dụng khu du lịch cực đại mà không tạo ra sự xuống cấp quá mức của môi trường tự nhiên. Các hoạt động quản lý có thể can thiệp vào hệ tự nhiên để làm tăng, giảm hoặc bình ổn khả năng tải. Nhưng sự can thiệp đó phải nằm trong ranh giới của khả năng tải bền vững của hệ thống được quản lý.

1.2.Khả năng tải xã hội: được hiểu theo hai hướng:

- Là số lượng du khách mà cộng đồng địa phương chịu đựng được. Số lượng này tùy thuộc vào giới hạn chấp nhận của cộng đồng chứ không phải số du khách mà lãnh thổ du lịch có thể thu hút.

- Về phía du khách, số lượng du khách tỷ lệ thuận với niềm vui, sự thỏa mãn do dịch vụ du lịch mang lại và sự đáp ứng ân cần của người dân địa phương. Sự phản ứng của người dân địa phương trước sự gia tăng khách du lịch sẽ làm lượng du khách giảm đi.

Như vậy, việc thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng và du khách có thể làm tăng sự hiểu biết, làm tăng sự thông cảm từ hai phía và làm tăng khả năng tải xã hội.

1.3.Khả năng tải kinh tế: là khả năng chấp nhận phát triển du lịch mà không làm hại đến các hoạt động kinh tế khác. Khái niệm này không chặt chẽ vì thiệt hại ở các hoạt động khác có thể được bù lại do nguồn lợi du lịch mang lại.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của du lịch nên việc đánh giá khả năng tải thường rất khó khăn và thường được áp dụng cho những điểm du lịch đơn giản:

- Có không nhiều các loại hình du lịch khác nhau. - Kích thước nhỏ.

- Độ cô lập cao, tách rời các khu vực hoạt động dân sinh khác. - Độ đồng nhất của du khách.

2.Đánh giá dựa vào bộ chỉ thị môi trường của WTO: Chỉ thị mội trường là phép

đo độ nhạy của môi trường và phát triển.

(Nguồn:Manning E.W.1996[9,103-104])

Cách Xác Định

1.Bảo vệ điểm du lịch 1.Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN 2.Ap lực 2.Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo

năm, theo tháng cao điểm).

3.Cường độ sử dụng 3.Cường độ sử dụng thời kỳ cao điểm (người/ha). 4.Tác động xã hội 4.Tỷ số du khách/dân địa phương (kỳ cao điểm). 5.Mức độ kiểm soát 5.Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm

soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng.

6.Quản lý chất thải 6.Phần trăm đường cống thoát nước được xử lý (chỉ số phụ có thể là năng lực cơ sở hạ tầng khác như: cấp nước, nơi chứa rác).

7.Quá trình lập kế hoạch 7.Có các kế hoạch phục vụ cho các điểm du lịch. 8.Các hệ sinh thái tới hạn 8.Số lượng các loài hiếm hoặc đang bị đe dọa. 9.Sự thỏa mãn của du khách 9.Mức độ thỏa mãn của du khách (dựa trên các

phiếu thăm dò). 10.Sự thỏa mãn của địa

phương

10.Mức độ thỏa mãn của địa phương (dựa trên các phiếu thăm dò).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những tác động đến sự phát triển du lịch bà rịa vũng tàu (Trang 141 - 156)