Khái niệm đô thị:

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 36 - 37)

7/ Cấu trúc của đề tài:

1.2.3/ Khái niệm đô thị:

Trong Tiếng Việt hiện đại, chúng ta có một loạt các từ ngữ chỉ “đô thị”: thị tứ, thị trấn, thị xã, đô thị, thành thị, thành phố, phường. Tuy tất cả những từ này đồng chỉ cùng một nghĩa là đô thị nhưng thực ra giữa các từ trên được sử dụng trên thực tế lại có sự khác nhau tương đối về mặt quy mô diện tích, quy mô dân số, trình độ phát triển của nền kinh tế, mức độ văn minh của xã hội, mức độ hiện đại của hệ thống cơ sở hạ tầng và kỹ thuật…

Đô thị, theo lời Karl Marx, là “sự tồn tại của đô thị khác với một tập hợp rời rạc các ngôi nhà. Ở đấy (đô thị) cái tổng thể không đơn giản chỉ là tổng số của các bộ phận. Đó là một cơ thể tự tại của chính nó”[34]. Đô thị thường xuất hiện như một tập hợp các công trình xây dựng nên được gọi là không gian vật thể chứa chấp bên trong cơ thể nó là không gian kinh tế và không gian văn hoá – xã hội, mà thông thường người ta chỉ nhìn thấy “hình dáng” bên ngoài của đô thị những công trình kiến trúc xây dựng hào nhoáng và quên rằng bên trong “cơ thể” đó còn có những điều làm nên “sự sống” cho một đô thị.

Định nghĩa chung nhất về đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, dân cư sống và làm việc theo phong cách văn minh, hiện đại hơn, có tổ chức chặt chẽ và hiệu quả kinh tế cao hơn, có trình độ văn hóa cao. Đó là phong cách, lối sống văn minh của thành thị, tác phong công nghiệp hiện đại.

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 36 - 37)