Định hướng phát triển không gian đô thị cho thành phố Biên Hòa:

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 114)

7/ Cấu trúc của đề tài:

3.2/Định hướng phát triển không gian đô thị cho thành phố Biên Hòa:

Phát triển chủ yếu lên phía Bắc dọc sông Đồng Nai.

- Hệ thống giao thông: Tổ chức hệ thống giao thông vành đai và hướng tâm (3 vành đai và 3 tuyến hướng tâm về cù lao Hiệp Hòa).

- Hệ thống trung tâm đô thị: Kết hợp giữa hình thức đa trung tâm và trung tâm tập trung. Tổ chức 2 trung tâm mới: trung tâm hành chính thành phố và trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch Hiệp Hòa.

- Các khu công nghiệp đã ổn định và nằm về phía Nam Thành phố.

- Các khu dân cư trên cơ sở hiện hữu phát triển lên phía Bắc, Đông Bắc và hữu ngạn sông Đồng Nai.

3.2.1/ Cấu trúc không gian đô thị :

- Các tuyến vành đai chính :

+ Vành đai xa lộ Hà Nội - đường Đồng khởi - QL1K - LTL16

+ Vành đai theo đoạn tránh QL1 từ ngã ba Vũng Tàu - Long Bình đến Hố Nai vòng lên Thạnh Phú - Bửu Long - cầu vượt sông Đồng Nai mới - Tân Hạnh vòng xuống Hóa An - Tân Vạn - cầu Đồng Nai sang ngã ba Vũng Tàu.

- Các trục hướng tâm :

+ Trục trung tâm từ ngã năm Vườn Mít sang cù lao Hiệp Hòa + Trục trung tâm từ đường Đồng Khởi sang cù lao Hiệp Hòa + Trục trung tâm từ ngã ba Tam Hiệp sang cù lao Hiệp Hòa.

3.2.2/ Tổ chức các khu chức năng đô thị :

3.2.2.1/ Khu công nghiệp :

- Các khu công nghiệp tập trung:

Hiện ở TP. Biên Hòa có 7 KCN đang hoạt động, với tổng diện tích là 2.189 ha tính đến năm 2010. Thành phố sẽ tiếp tục hoàn thành mở rộng và xây dựng mới các khu công nghiệp theo quy hoạch định hướng đến 2020.

Bảng 3.3: Danh sách các KCN đã hoạt động ở TP. Biên Hòa tính đến thời điểm năm 2011. (Nguồn Bộ xây dựng [13])

STT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha) Vị trí Năm thành lập TP. Biên Hòa

1 AMATA 494 Phường Long Bình 1994

2 Biên Hòa 1 335 Phường An Bình 2000

3 Biên Hòa 2 365 Phường Long Bình Tân và An

Bình

1995

4 Tam Phước 323 Xã Tam Phước (trước kia thuộc Huyện Long Thành, nay sát nhập vào TP. Biên Hòa)

5 AGTEX Long Bình

43 Phường Long Bình 2007

6 Giang Điền 529 Xã Tam Phước (trước kia thuộc Huyện Long Thành, nay sát nhập vào TP. Biên Hòa, năm 2010)

2008

7 LOTECO 100 Phường Long Bình 1996

- Các cụm công nghiệp nhỏ:

Không phát triển các xí nghiệp trong khu dân cư đồng thời chuyển đổi chức năng các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm; từng bước di dời chúng ra khỏi khu dân cư hoặc đưa vào các khu công nghiệp tập trung.

- Tiểu thủ công nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ sở sản xuất đồ gốm mỹ nghệ, đan mây, dệt may,... loại TTCN không gây ô nhiễm và giải quyết nhiều lao động, có khả năng bố trí trong khu dân cư.

- Trung tâm quản lý điều hành dịch vụ công nghiệp:

Nhìn chung việc quản lý và xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại Biên Hòa đã đạt những kết quả rõ rệt. KCN Biên Hòa 2 được đánh giá là khu công nghiệp thành công nhất Việt Nam; còn lại cần quan tâm về vấn đề môi trường các cụm công nghiệp riêng biệt và tổ chức TTCN tập trung (Hóa An, Tân Hạnh).

3.2.2.2/ Khu dân cư đô thị :

- Khu vực 1 : Khu trung tâm cũ gồm các phường : Thanh Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng, Quang Vinh, Trung Dũng, Bửu Long. Tổng diện tích tự nhiên : 997,53 ha, dân số 84.500 người (năm 2002).

- Khu vực 2 : Hai bên Quốc lộ 15 gồm các phường : Thống Nhất, Tân Tiến, Tân Mai, Tam Hiệp. Tổng diện tích tự nhiên 828,37 ha, dân số 83.000 người (năm 2002).

- Khu vực 3 : Khu dọc xa lộ gồm các phường : Tam Hòa, Bình Đa, An Bình, Long Bình, Long Bình Tân. Tổng diện tích tự nhiên : 5.930,82 ha, dân số : 126.000 người (năm 2002).

- Khu vực 4 : dọc QL1, phía Đông Thành phố, gồm các phường : Tân Hiệp, Tân Hòa, Hố Nai, Tân Biên. Tổng diện tích tự nhiên : 1.757,00 ha, dân số 107.000 người (năm 2002).

- Khu vực 5 : Phía Bắc QL1, gồm 2 phường : Trảng Dài và Tân Phong. Tổng diện tích tự nhiên : 3.115,35 ha, dân số 46.700 người (năm 2002) - Khu vực 6 : xã Hiệp Hòa. Diện tích tự nhiên : 694,65 ha, dân số 10.400

người

- Khu vực 7 : Hữu ngạn sông Đồng Nai và phía Nam QL1K, gồm 2 phường : Bửu Hòa, Tân Vạn. Tổng diện tích tự nhiên : 851,76 ha, dân số 29.300 người (năm 2002).

- Khu vực 8 : Hữu ngạn sông Đồng Nai, giáp Bình Dương, gồm các xã : Tân Hạnh và Hóa An. Tổng diện tích tự nhiên : 1291,82 ha, dân số 21.500 người (năm 2002).

Trong tương lai, TP. Biên Hòa sẽ mở rộng phần đô thị và vùng phụ cận ra phía Bắc là chủ yếu, gồm một phần huyện Vĩnh Cửu, ngoài ra ngoại vi phát triển sang huyện Long Thành và huyện Thống Nhất. Đây sẽ là khu vực sản xuất nông nghiệp, cây trái, rau xanh và khu nghỉ cuối tuần.

3.2.2.3/ Các công viên du lịch - văn hóa thể dục thể thao :

Khu công viên – cây xanh:

+ Công viên du lịch cù lao Hiệp Hòa : 240 ha

+ Công viên du lịch Bửu Long : 203 ha

+ Công viên Hồ Suối Xóm Mai : 250 ha

+ Công viên cù lao Tân Vạn : 65 ha, cù lao Ba Xê (21 ha), công viên dọc sông Cái.

+ Khu công viên Hóa An (cải tạo xây dựng từ các khu vực khai thác đátừ năm 2010 sau khi ngừng khai thác đá) : 202 ha.

Với quy mô tổ chức công viên cấp thành phố như trên, sẽ đạt tiêu chuẩn cây xanh đô thị cho người dân năm 2020 : 10 - 15 m2/người. Trong tương lai sẽ mở thêm các khu du lịch sinh thái phục vụ cho thành phố và cho vùng tại Phước Tân, Long Thành (khu du lịch Tiên Sơn 350 ha, sân gôn 200 ha), tại Tân Triều - Vĩnh Cửu (khu du lịch sinh thái - vườn cây ăn trái).

Hệ thống cây xanh công viên tập trung của đô thị và hệ thống cây xanh khu ở được nối kết bằng cây xanh đường phố, tạo môi trường đô thị trong sạch và cảnh quan thiên nhiên tươi mát.

Công trình thể dục thể thao: Khu sân vận động Biên Hòa với diện tích 47,75 ha sẽ được hoàn thiện và bổ sung các thiết bị hiện đại cho một khu trung tâm thể thao với các sân bãi, công trình, nhà thi đấu,.... Đây là công trình cấp tỉnh và vùng. Ngoài ra, trong các phường và khu ở bố trí các sân thể dục thể thao khu vực, phục vụ cho nhu cầu rèn luyện thân thể hàng ngày.

3.2.2.4/ Hệ thống y tế:

Tại Biên Hòa hiện đã có 11 bệnh viện và trung tâm y tế thuộc các ngành quản lý khác nhau. Các cơ sở trên sẽ được xây dựng cải tạo nâng cấp công trình và tăng cường trang thiết bị.

3.2.2.5/ Hệ thống công trình giáo dục - đào tạo :

Theo quy hoạch tổng thể ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 - TP. Biên Hòa đã xác định:

+ Giai đoạn sau 2010 : Số lượng xây thêm khoảng 26 trường, trong đó chủ yếu là những khu vực phát triển các khu dân cư mới và các khu đô thị hóa : Tân Hạnh, Hóa An, Hố Nai, Trảng Dài, Thống Nhất.

+ Xây dựng Trung tâm Giáo dục kỹ thuật Trung học Hướng nghiệp và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (đã có dự án).

+ Trung tâm giáo dục đào tạo gồm đại học, đào tạo chuyên nghiệp có quy mô khoảng 236 ha, trong đó 101 ha là các cơ sở giáo dục đào tạo hiện hữu và 135 ha xây dựng mới được bố trí tại khu vực phường Long Bình Tân và xã An Hòa - huyện Long Thành 100 - 150 ha, phường Trảng Dài 35 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.6/ Các khu đất quốc phòng :

Cần có quy hoạch các khu vực đất quốc phòng. Hiện tại quy mô đất quốc phòng rất lớn : (3.576,12 ha), chiếm 23,1% diện tích toàn thành phố, bao gồm : Tân Phong 1259 ha, Long Bình 1666,57 ha, Long Bình Tân 440 ha, An Bình 91,15 ha, Trảng Dài 62,8 ha, Tân Hiệp 28 ha, Tam Hòa 5,84 ha, Tân Biên 4,9 ha, Hòa Bình 1,34 ha, Quang Vinh 0,75 ha, Tân Tiến 4,37ha, Bình Đa 11,2 ha. Đất quân sự nằm trên 12 phường/26 phường xã.

3.2.3/ Về tổ chức cảnh quan đô thị :

Biên Hòa nằm trên vùng địa hình khá đa dạng, có sông rạch, cù lao và đồi thoải.... Tuy nhiên, những đặc trưng về kiến trúc chưa được biểu hiện rõ rệt. Do vậy, việc hình thành và tổ chức đô thị cần tạo ra dáng dấp mới vừa mang đậm nét hiện đại, vừa thể hiện tính dân tộc với những đường nét phong phú, hài hòa trong khung cảnh tự nhiên : Dòng sông Đồng Nai và Cù lao Hiệp Hòa

3.3/ Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của TP. Biên Hòa 3.3.1/ Định hướng giao thông : 3.3.1/ Định hướng giao thông :

3.3.1.1/ Giao thông đối ngoại :

a) Đường sắt : Dựa theo quy hoạch chung TP.BH năm 1993, Bộ Giao thông đã thiết kế cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam, theo đó Đường sắt Bắc - Nam sẽ cải tuyến từ ga Trảng Bom vòng xuống phía Đông Nam thành phố tại khu vực cổng số 11, từ đó đi vòng lên vượt sông Đồng Nai (cách cầu Đồng Nai 30 m về phía hạ lưu) rồi vòng lên ga Dĩ An, nhập vào ga An Bình.

Tuyến đường sắt hiện hữu trong tương lai sẽ trở thành đường tàu điện chở hành khách Sài Gòn - Biên Hòa.

Cách Cổng Số 11 khoảng 2 km về phía Đông nam - vị trí nằm phía Đông đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến (Km05) sẽ có Ngã 3 Đường Sắt mới, từ đây tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được hình thành nối với tuyến đường sắt Bắc Nam.

b) Đường bộ : TP. Biên Hòa sẽ có các tuyến đường bộ đối ngoại như sau : + Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

+ Quốc lộ 1A

+ Ngã 3 Vũng Tàu và Đường số 11 là cửa ngõ chính của TP. Biên Hòa tương lai. + QL.51 từ Cổng Số 11 đi về Vũng Tàu nối TP. Biên Hòa với Vũng Tàu tạo thành

trục công nghiệp, cảng lớn của VKTTĐPN : Biên Hòa - Nhơn Trạch - Phú Mỹ – Vũng Tàu.

+ QL.1K đi từ cầu Hóa An tới xa lộ Đại Hàn (vành đai QL.1A).

+ QL.1A hiện hữu đi từ ngã 3 Chợ Sặt tới Trảng Bom, có lộ giới 26 m (7-12-7). + Đường Đồng Khởi kéo dài nối TP. Biên Hòa với Huyện Vĩnh Cửu, Trị An, có lộ

giới 31 m (10-14 -7).

+ Tỉnh lộ 16 đi từ ngã 3 Tân Vạn đi dọc sông Đồng Nai nối TP.Biên Hòa với tỉnh Bình Dương, có lộ giới 30 m.

c) Đường thủy : Sông Đồng Nai cần được nạo vét có tổ chức, có biển báo tại các nơi có đá ngầm. Tránh đào cát bừa bãi làm sạt lở đất những nơi khác.

d) Đường hàng không : Sân bay Biên Hòa vẫn là sân bay Quân sự, cần chấp hành quản lý xây dựng theo quy định về loa sân bay trong bản đồ giao thông.

3.3.1.2/ Giao thông nội thị :

Do TP. Biên Hòa từ quy hoạch chung 1993 đến nay xây dựng được rất ít đường, chủ yếu là đường nội bộ, đường ngoài thành phố, trong khi đó dân số lại tăng lên rất nhiều. Vì vậy nhu cầu về đường giao thông tăng lên rất mạnh.

Các cầu trong thành phố :

+ Xây dựng thêm cầu Hóa An 2 phía hạ lưu cầu hiện hữu.

+ Bê tông hóa 2 cầu Ghềnh và Rạch Cát, kết hợp xây dựng tuyến đường tàu điện đi trên cao

+ Làm cầu nối đường vành đai thành phố đi Bình Dương trên sông Đồng Nai (nối tỉnh lộ 24 với tỉnh lộ 16)

+ Làm 3 cầu qua sông Cái trên các đường trục trung tâm và đường cửa ngõ từ ngã 4 Vũng Tàu.

+ Làm các cầu hoặc đường hầm đi bộ vượt qua đường trên các tuyến đường chính, đặc biệt tại các vị trí đông người như trường học, chợ, công viên, rạp hát, sân vận động, KCN tập trung, ...

Các tuyến xe công cộng :

a) Đường tàu điện :

 Tuyến dựa trên đường sắt hiện hữu (TP.HCM - Biên Hòa - Trảng Bom). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tuyến đi dọc xa lộ Biên Hòa (ga Long Bình Tân - Ngã 3 Vũng Tàu -Trảng Bom).

 Tuyến nối ga đường sắt Long Bình tân - ngã 3 Vũng Tàu theo đường vành đai ven sông Cái về trung tâm TP. Biên Hòa.

b) Các tuyến xe buýt công cộng dọc các tuyến đường chính thành phố:

 Tuyến nối Khu trung tâm cũ qua phường Thống Nhất, Tân Mai, Tam Hiệp đi KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 - đi theo tuyến đường dọc sông Cái

 Tuyến nối Khu trung tâm cũ với KCN Biên Hòa 2, Long Bình - theo đường QL.1, QL.15.

 Tuyến nối Khu trung tâm qua các Khu dân cư tới sân vận động - theo đường 5.  Tuyến nối khu trung tâm qua các khu dân cư qua cù lao Hiệp Hòa - theo đường

trung tâm dự kiến.

 Tuyến nối Khu dân cư trong thành phố với Khu dân cư khu vực Hố Nai, Bệnh viện - theo QL.1 cũ.

Tóm lại, nhìn bản đồ hiện trạng tổng hợp Vùng TP.HCM , ta thấy trongtoanf mạng lưới đô thị của vùng, trừ TP.HCM là cực hút trung tâm có quy mô đô thị lớn nhất và trình độ phát triển đô thị cao nhất, còn lại 3 thành phố đồng cấp là TP.Biên Hòa, Vũng Tàu và Mỹ Tho. Nhưng trong bộ 3 này chỉ có Biên Hòa có lợi thế gần thành phố trung tâm nhất trong bán kính 30km, còn Vũng Tàu và Mỹ Tho lại cách đô thị trung tâm khá xa, nên khả năng cạnh tranh ảnh hưởng sức hút và chia sẻ của TP.Biên Hòa sẽ thuận lợi hơn so với 2 thành phố này. Trong khi đó, dù không phải là một điểm nhấn quan trọng trên bản đồ, nhưng Thủ Dầu Một thể hiện sự năng động nhanh nhạy để cạnh tranh sức hút với Biên Hòa đối với các đô thị xung quanh.

Do khoảng cách tính từ 2 thành phố đến đô thị trung tâm và các thành phố trên toàn vùng gần như tương đồng, nên Biên Hòa và Thủ Dầu Một có mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh rất tương xứng.

Quan sát bản đồ hiện trạng Vùng TP.HCM, ta thấy TP.Biên Hòa có vị trí thuận lợi về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội nên dân cư và kinh tế tập trung phát triển với mật độ cao. Các KCN, các dự án KCN đã được duyệt, các cụm công nghiệp và các trung tâm đô thị phân bố tập trung dọc theo các tuyến giao thông chính, sự phát triển này đang gây nên nhiều hạn chế cho sự phát triển đô thị vì nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn… làm giảm chất lượng cuộc sống dân cư đô thị.

Tiểu kết chương 3:

Tóm lại, TP.Biên Hòa là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của tỉnh Đồng Nai, nên mục tiêu phát triển chính của đô thị là phát triển thành một cực hút quan trọng đối với toàn tỉnh và các khu vực kinh tế giáp vùng. Do nằm trong khu vực ảnh hưởng bởi sức hút của TP.HCM nên sự phát triển của Biên Hòa cần quy hoạch phù hợp hài hòa với sự phát triển của TP.HCM vì mục tiêu phát triển chung của Vùng TP.HCM.

TP.Biên Hòa, với những lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội, sẽ hỗ trợ đô thị trung tâm giải tỏa sức ép dân số, dịch vụ xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí…Mặt khác, Biên Hòa là cửa ngõ đối với TP.HCM trong mối quan hệ VKTTĐPN giao lưu với vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và cả miền Bắc rộng lớn. Từ hai nguyên nhân này, TP.Biên Hòa sẽ có kế hoạch phát triển không gian và kinh tế - xã hội như sau:

+ Kinh tế: phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát triển nhanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, giảm sức ép về phía thành phố trung tâm. Trong

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 114)