Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của TP.Biên Hòa

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 119)

7/ Cấu trúc của đề tài:

3.3/Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của TP.Biên Hòa

3.3.1/ Định hướng giao thông :

3.3.1.1/ Giao thông đối ngoại :

a) Đường sắt : Dựa theo quy hoạch chung TP.BH năm 1993, Bộ Giao thông đã thiết kế cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam, theo đó Đường sắt Bắc - Nam sẽ cải tuyến từ ga Trảng Bom vòng xuống phía Đông Nam thành phố tại khu vực cổng số 11, từ đó đi vòng lên vượt sông Đồng Nai (cách cầu Đồng Nai 30 m về phía hạ lưu) rồi vòng lên ga Dĩ An, nhập vào ga An Bình.

Tuyến đường sắt hiện hữu trong tương lai sẽ trở thành đường tàu điện chở hành khách Sài Gòn - Biên Hòa.

Cách Cổng Số 11 khoảng 2 km về phía Đông nam - vị trí nằm phía Đông đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến (Km05) sẽ có Ngã 3 Đường Sắt mới, từ đây tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được hình thành nối với tuyến đường sắt Bắc Nam.

b) Đường bộ : TP. Biên Hòa sẽ có các tuyến đường bộ đối ngoại như sau : + Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

+ Quốc lộ 1A

+ Ngã 3 Vũng Tàu và Đường số 11 là cửa ngõ chính của TP. Biên Hòa tương lai. + QL.51 từ Cổng Số 11 đi về Vũng Tàu nối TP. Biên Hòa với Vũng Tàu tạo thành

trục công nghiệp, cảng lớn của VKTTĐPN : Biên Hòa - Nhơn Trạch - Phú Mỹ – Vũng Tàu.

+ QL.1K đi từ cầu Hóa An tới xa lộ Đại Hàn (vành đai QL.1A).

+ QL.1A hiện hữu đi từ ngã 3 Chợ Sặt tới Trảng Bom, có lộ giới 26 m (7-12-7). + Đường Đồng Khởi kéo dài nối TP. Biên Hòa với Huyện Vĩnh Cửu, Trị An, có lộ

giới 31 m (10-14 -7).

+ Tỉnh lộ 16 đi từ ngã 3 Tân Vạn đi dọc sông Đồng Nai nối TP.Biên Hòa với tỉnh Bình Dương, có lộ giới 30 m.

c) Đường thủy : Sông Đồng Nai cần được nạo vét có tổ chức, có biển báo tại các nơi có đá ngầm. Tránh đào cát bừa bãi làm sạt lở đất những nơi khác.

d) Đường hàng không : Sân bay Biên Hòa vẫn là sân bay Quân sự, cần chấp hành quản lý xây dựng theo quy định về loa sân bay trong bản đồ giao thông.

3.3.1.2/ Giao thông nội thị :

Do TP. Biên Hòa từ quy hoạch chung 1993 đến nay xây dựng được rất ít đường, chủ yếu là đường nội bộ, đường ngoài thành phố, trong khi đó dân số lại tăng lên rất nhiều. Vì vậy nhu cầu về đường giao thông tăng lên rất mạnh.

Các cầu trong thành phố :

+ Xây dựng thêm cầu Hóa An 2 phía hạ lưu cầu hiện hữu.

+ Bê tông hóa 2 cầu Ghềnh và Rạch Cát, kết hợp xây dựng tuyến đường tàu điện đi trên cao

+ Làm cầu nối đường vành đai thành phố đi Bình Dương trên sông Đồng Nai (nối tỉnh lộ 24 với tỉnh lộ 16)

+ Làm 3 cầu qua sông Cái trên các đường trục trung tâm và đường cửa ngõ từ ngã 4 Vũng Tàu.

+ Làm các cầu hoặc đường hầm đi bộ vượt qua đường trên các tuyến đường chính, đặc biệt tại các vị trí đông người như trường học, chợ, công viên, rạp hát, sân vận động, KCN tập trung, ...

Các tuyến xe công cộng :

a) Đường tàu điện :

 Tuyến dựa trên đường sắt hiện hữu (TP.HCM - Biên Hòa - Trảng Bom).

 Tuyến đi dọc xa lộ Biên Hòa (ga Long Bình Tân - Ngã 3 Vũng Tàu -Trảng Bom).

 Tuyến nối ga đường sắt Long Bình tân - ngã 3 Vũng Tàu theo đường vành đai ven sông Cái về trung tâm TP. Biên Hòa.

b) Các tuyến xe buýt công cộng dọc các tuyến đường chính thành phố:

 Tuyến nối Khu trung tâm cũ qua phường Thống Nhất, Tân Mai, Tam Hiệp đi KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 - đi theo tuyến đường dọc sông Cái

 Tuyến nối Khu trung tâm cũ với KCN Biên Hòa 2, Long Bình - theo đường QL.1, QL.15. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tuyến nối Khu trung tâm qua các Khu dân cư tới sân vận động - theo đường 5.  Tuyến nối khu trung tâm qua các khu dân cư qua cù lao Hiệp Hòa - theo đường

trung tâm dự kiến.

 Tuyến nối Khu dân cư trong thành phố với Khu dân cư khu vực Hố Nai, Bệnh viện - theo QL.1 cũ.

Tóm lại, nhìn bản đồ hiện trạng tổng hợp Vùng TP.HCM , ta thấy trongtoanf mạng lưới đô thị của vùng, trừ TP.HCM là cực hút trung tâm có quy mô đô thị lớn nhất và trình độ phát triển đô thị cao nhất, còn lại 3 thành phố đồng cấp là TP.Biên Hòa, Vũng Tàu và Mỹ Tho. Nhưng trong bộ 3 này chỉ có Biên Hòa có lợi thế gần thành phố trung tâm nhất trong bán kính 30km, còn Vũng Tàu và Mỹ Tho lại cách đô thị trung tâm khá xa, nên khả năng cạnh tranh ảnh hưởng sức hút và chia sẻ của TP.Biên Hòa sẽ thuận lợi hơn so với 2 thành phố này. Trong khi đó, dù không phải là một điểm nhấn quan trọng trên bản đồ, nhưng Thủ Dầu Một thể hiện sự năng động nhanh nhạy để cạnh tranh sức hút với Biên Hòa đối với các đô thị xung quanh.

Do khoảng cách tính từ 2 thành phố đến đô thị trung tâm và các thành phố trên toàn vùng gần như tương đồng, nên Biên Hòa và Thủ Dầu Một có mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh rất tương xứng.

Quan sát bản đồ hiện trạng Vùng TP.HCM, ta thấy TP.Biên Hòa có vị trí thuận lợi về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội nên dân cư và kinh tế tập trung phát triển với mật độ cao. Các KCN, các dự án KCN đã được duyệt, các cụm công nghiệp và các trung tâm đô thị phân bố tập trung dọc theo các tuyến giao thông chính, sự phát triển này đang gây nên nhiều hạn chế cho sự phát triển đô thị vì nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn… làm giảm chất lượng cuộc sống dân cư đô thị.

Tiểu kết chương 3:

Tóm lại, TP.Biên Hòa là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của tỉnh Đồng Nai, nên mục tiêu phát triển chính của đô thị là phát triển thành một cực hút quan trọng đối với toàn tỉnh và các khu vực kinh tế giáp vùng. Do nằm trong khu vực ảnh hưởng bởi sức hút của TP.HCM nên sự phát triển của Biên Hòa cần quy hoạch phù hợp hài hòa với sự phát triển của TP.HCM vì mục tiêu phát triển chung của Vùng TP.HCM.

TP.Biên Hòa, với những lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội, sẽ hỗ trợ đô thị trung tâm giải tỏa sức ép dân số, dịch vụ xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí…Mặt khác, Biên Hòa là cửa ngõ đối với TP.HCM trong mối quan hệ VKTTĐPN giao lưu với vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và cả miền Bắc rộng lớn. Từ hai nguyên nhân này, TP.Biên Hòa sẽ có kế hoạch phát triển không gian và kinh tế - xã hội như sau:

+ Kinh tế: phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát triển nhanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, giảm sức ép về phía thành phố trung tâm. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng sinh học gắn với xuất khẩu và nhu cầu của người dân và trung tâm công nghiệp tập trung.

+ Xã hội: phát triển xã hội và nhân lực về số lượng và chất lượng, nhằm đào tạo lao động lành nghề. Phát triển mạnh các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, vui chơi giải trí…nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng sống về vật chất và tinh thần của người dân

+ Không gian: phát triển về hướng Bắc (phường Bửu Long, Tân Phong, Trảng Dài…) để có kế sách giãn dân trong tương lai nếu TP.HCM và cả TP.Biên Hòa đều tăng mật độ dân cư và kinh tế trong vùng trung tâm của Vùng TP.HCM.

Nhìn chung, là một đô thị lớn và phát triển ổn định, Biên Hòa đã tạo dựng được hình ảnh và vị thế nhất định trong tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng TP.HCM trong tương lai nói chung. Bước vào thời đại phát triển hội nhập, Biên Hòa cần tạo dấu ấn mới cho bản sắc của thành phố, và cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chiều sâu (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng khu vực II và III) và cơ cấu ngành công nghiệp (giảm các ngành công nghiệp truyền thống, gây ô nhiễm môi trường, tăng các ngành hiện đại, có hàm lượng khoa học kỹ thuật công nghệ cao..) để nâng cao chất lượng đô thị, nâng cao trình độ phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân…Mặt khác, để hài hòa với sự phát triển của TP.HCM và Vùng TP.HCM, Biên Hòa cần khai thác lợi thế không gian rộng rãi và thoáng đãng ở những khu vực chưa bố trí phát triển công nghiệp và mật độ dân cư còn thưa thớt nhưng lại có cảnh quan tự nhiên đẹp (ví dụ như vùng núi Bửu Long và khu vực Văn miếu Trấn Biên) để phát triển thành những quần thể du lịch sinh thái và nhân văn kết hợp, đầu tư cơ sở hạ tầng và kiến thiết cảnh quan đô thị xinh đẹp hữu tình để phát triển dịch vụ du lịch, vừa bảo vệ môi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, vừa tạo được việc làm cho lao động và tăng mức sống của người dân.

PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1/ Khẳng định vị thế của TP. Biên Hòa trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh:

− Sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của TP. Biên Hòa trong mối tương quan với một số đô thị trong mạng lưới thuộc vùng TP.HCM, ta thấy TP.Biên Hòa có vị thế quan trọng trong vùng thành phố HCM thể hiện qua các mặt vị trí, dân số - lao động, trình độ phát triển kinh tế, mật độ sản xuất công nghiệp cao, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, khả năng thu hút đầu tư lớn…và điều quan trọng là các yếu tố góp thành vị thế này ở Biên Hòa đều ổn định và bền vững khẳng định trong nhiều thập kỷ qua.

− Trải qua quá trình hình thành phát triển suốt 300 năm lịch sử, Biên Hòa đã tạo được bản sắc riêng trong mạng lưới đô thị của vùng TP.HCM, bản sắc đó được tạo ra khi thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế theo đúng chức năng mà thành phố được quy hoạch phát triển: thành phố công nghiệp.

− Song song với mục tiêu phát triển kinh tế, luôn là nhiệm vụ phát triển xã hội, và trong khi phát triển công nghiệp, thành phố cũng đồng thời thực hiện tiến trình đô thị hóa, nên Biên Hòa nhanh chóng và thuận lợi đạt được mục tiêu phát triển xã hội: đô thị hóa.

− TP.Biên Hòa ngoài mối quan hệ nội vùng với các đô thị lân cận như Trảng Bom, Thạnh Phú, Vĩnh An, Tam Phước, Long Thành, Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai; còn liên kết gắn bó với các đô thị Thủ Dầu Một, Dĩ An, Uyên Hưng của tỉnh Bình Dương về kinh tế, thương mại, chỗ ở, chỗ làm việc, về dịch vụ xã hội và hệ thống kỹ thuật hạ tầng. Không có mô hình quy hoạch đô thị nào có thể được thỏa mãn nếu việc chuẩn bị thiếu đi sự liên hệ với sự phát triển của toàn bộ vùng xung quanh thành phố. Sự liên kết này phát triển tự nhiên do vị trí gần nhau trên 1 khu vực địa lý, thể hiện mối quan hệ tương hỗ gắn bó giữa hai đô thị láng giềng, và kết quả là các đô thị này đã tiến bộ nhanh trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Thủ Dầu Một, hiện nay đã tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định với Biên Hòa. Lợi

thế cạnh tranh của Thủ Dầu Một có thể tạo ra bởi một vài yếu tố thuận lợi (tốc độ tăng trưởng nhanh, thành phố mới năng động…) nhưng chỉ trong thời gian ngắn nên lợi thế này cạnh tranh xét ở tầm vi mô, trong khi vị thế cạnh tranh của TP. Biên Hòa được tổng hợp từ sự hội tụ của nhiều yếu tố lợi thế trong suốt thời gian dài nên có tầm vĩ mô. Như vậy, bạn láng giềng thân thiết cũng là đối thủ cạnh tranh của Biên Hòa - Thủ Dầu Một, cần có thêm thời gian để khẳng định vị thế đô thị để tạo được vị trí bên cạnh chứ không phải phía sau của Biên Hòa trong các cơ hội phát triển.

− Kết quả tốt đẹp này tuy chưa thể nói là mỹ mãn để duy trì tốc độ tăng trưởng hay giữ vững hướng phát triển của hiện tại, nhưng so với các đô thị trong vùng thành phố HCM, nếu đánh giá sự phát triển đô thị thực sự là yếu tố mức sống của dân cư và sự tăng trưởng ổn định qua các giai đoạn phát triển kinh tế, thì Biên Hòa là thành phố giữ vị trí thứ ba trên hành trình tiến về đích phát triển đô thị toàn diện về kinh tế - xã hội, sau TP.HCM và thành phố Vũng Tàu. Như vậy, theo tinh thần Đại hội VIII (tháng 6/1998) đã nêu: “Khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành tạo ra sự phát triển hài hòa giữa các vùng lãnh thổ” thì chính là TP. Biên Hòa đã thành công trong việc khai thác tổng hợp các vị thế và tiềm năng để phát triển đô thị.

2/ Kiến nghị nhằm nâng cao vị thế của TP. Biên Hòa trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh trong định hướng đến tương lai năm 2020:

Là thành phố trên 300 năm tuổi, Biên Hòa chỉ phát triển không gian đô thị trong phạm vi ranh giới cũ nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và lợi thế địa hình. Nhằm nâng cao vị thế của TP. Biên Hòa trong vùng TP.HCM theo định hướng phát triển đô thị trong quy hoạch tổng thể vùng thành phố HCM đến năm 2020, tác giả có một số kiến nghị để giúp Biên Hòa phát triển tốt hơn:

− TP. Biên Hòa cần nghiên cứu khắc phục một số khiếm khuyết trong những năm qua như đã quá tập trung về xây dựng công nghiệp, chưa chú ý xây dựng khu dân cư, cơ sở hạ tầng và môi trường sống đô thị, nghĩa là bên cạnh nhiệm

vụ phát triển kinh tế, Biên Hòa cần chăm lo tốt hơn đến đời sống người dân thành phố cả về vật chất và tinh thần.

− Quy hoạch chung TP. Biên Hòa cần xác định lại qui mô dân số, qui mô đất đai để chọn hướng phát triển đô thị, cần quy hoạch lại và chuyển một phần đất quân sự sang đất ở và chuyên dùng khác. Thực tế trong những năm qua đã dịch chuyển đất quốc phòng sang đất công nghiệp hơn 1000 ha và đất giáo dục 35 ha, nhưng tỉ lệ đất quốc phòng chiếm 23,1% so với đất ở chỉ chiếm 15,1% [16].

− Xây dựng TP. Biên Hòa đồng bộ về mọi mặt, chú ý cơ sở hạ tầng phù hợp với một thành phố công nghiệp hiện đại, bền vững. Các ban ngành tham gia quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng cần hợp tác chặt chẽ hơn để tránh lãng phí thời gian và kinh phí trong mỗi dự án quy hoạch.

− Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, thành phố cần chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp hiện có. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với xu hướng chung của thế giới, khu vực và trong khả năng của thành phố như: cơ khí chế tạo; điện tử, công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho việc tạo ra các giống cây, con chất lượng cao và chế biến nông - lâm sản; ứng dụng công nghệ chế tạo vật liệu mới; các ngành công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

− Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phải phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hòa với các khu công nghiệp của các huyện và tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo môi trường bền

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 119)