Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 27 - 28)

Vị thế : Là đặc điểm địa lý cơ bản của một nơi chốn, của một không gian, là kết quả của mối quan hệ của nơi đó, của không gian đó với nơi khác, với không gian khác. Vị thế được phân tích so sánh với một địa phương, một vùng, và rộng hơn có thể là tòan thế giới [54]

Vị thế của đô thị là một đề tài khá mới trên thế giới và cũng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Tiến sĩ Hoàng Hữu Phê - GS. Patrick Wakely, bài

“Vị thế, chất lượng và sự lựa chọn khác: Tiến tới một Lý thuyết mới về Vị trí Dân cư đô thị”[37], tuy nhiên, bài báo chỉ giới thiệu về vấn đề “vị thế của nhà ở trong đô thị”.

Một bài báo khác có liên quan là bài “Cực – Đơn cực, đa cực” của tác giả Vũ Chí Đồng [24] đã bàn đến một số yếu tố tạo cực của đô thị – đây chính là yếu tố tạo nên vị thế của đô thị trong tổ chức lãnh thổ. Ở đây có khái niệm về cực: “cực là điểm nút tụ lại và tỏa đi của các luồng” và “tạo cực (cực hóa) là hành động hút, tập trung thành một điểm”[54]

Theo tác giả: “cực, tạo cực là tổng hợp của nhiều cấu trúc cơ sở của không gian bao gồm các trung tâm, hạt nhân, điểm nút, các mối quan hệ tương hỗ, các luồng, hút, bị hút, các mạng lưới, các phạm vi ảnh hưởng. Nói đến cực thì không chỉ nói đến điểm trung tâm mà phải biết điểm này thu hút nơi nào, tỏa ra đâu, các luồng gì – luồng hàng hóa, thông tin, hay di dân, phương tiện gì, quan hệ giữa vùng có cực này với vùng có cực khác...”[24]

Vì vậy, nghiên cứu vị thế đô thị chính là nghiên cứu sức hút của đô thị để trở thành cực trong mạng lưới đô thị.

Một bài nghiên cứu của tác giả Lê Đức An “Bàn về tài nguyên vị thế của đới bờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ” [2] có bàn chi tiết hơn về “vị thế” và khẳng định vị thế là “tài nguyên” để khai thác và phát triển KT – XH như các dạng tài nguyên khác.

Ngoài ra, bản thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng Vùng TP.HCM giai đoạn 2005 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Phân viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Miền Nam – 2009 [50] là tài liệu có đề cập trực tiếp đến vị thế của Vùng TP.HCM nhưng bản thuyết minh chỉ mới dừng lại ở việc nêu lên vị thế chung của cả Vùng mà chưa đi vào phân tích vị thế của các đô thị trong Vùng.

Biên Hòa là một thành phố có quy mô kinh tế - dân số tương đối lớn, nên có vị thế nhất định trong tỉnh Đồng Nai, vùng ĐNB, VKTTĐPN và Vùng TP.HCM. Vị thế của đô thị Biên Hòa hầu như là một đề tài khá mới và cũng khá hiếm trong các lĩnh vực nghiên cứu, nên có thể khẳng định, sách viết về TP Biên Hòa thực ra là không ít, nhưng hiện nay, sách hoặc đề tài nghiên cứu khoa học bàn về vấn đề vị thế của TP.Biên Hòa từ góc độ phân tích không gian địa lý vẫn còn rất hiếm.

Một phần của tài liệu vị thế của thành phố biên hòa trong vùng thành phố hồ chí minh từ góc độ phân tích không gian địa lý (Trang 27 - 28)