7/ Cấu trúc của đề tài:
1.2.5/ Phân loại đô thị ở Việt Nam:
Đô thị là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội nên chịu chi phối của các quy luật xã hội khá mạnh. Xã hội con người lại không giống nhau giữa các vùng lãnh thổ với điều kiện tự nhiên khác nhau, giữa các dân tộc với những phương thức sản xuất và trình độ phát triển khác nhau... Do đó, đô thị trên thế giới sẽ có sự khác nhau về một số phương diện như: quy mô diện tích, dân số, trình độ hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa...
Căn cứ theo điều 4 trong Nghị định về việc phân loại đô thị của Chính phủ, đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận: a) Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc: cả nước có 2 đô thị đặc biệt.
b) Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành: cả nước có 3 đô thị loại I, 8 đô thị loại II.
c) Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị: cả nước có 13 đô thị loại III.
d) Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị: có 65 đô thị và một số thị trấn.
e) Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn: 573 đô thị.
Ngoài ra, còn căn cứ vào các tiêu chí khác là : cấp quản lý hành chính và phạm vi ảnh hưởng của sức hút đô thị.