Phần II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu tại viện lão khoa (Trang 28 - 33)

NGHIÊN CỨU

2.1. ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn; 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn;

- Bệnh án của các bệnh nhân điều trị nội trú ở 3 khoa của viện Lão khoa Quốc gia: + Tim mạch

+ Nội tiết - chuyển hóa + Tâm thần kinh

- Bệnh nhân có sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu (thuốc hạ lipid máu). - Số ngày điều trị của bệnh nhân > 7.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân đã dùng thuốc điều trị RLLM trước khi nhập viện, - Bệnh nhân chuyển viện.

- Bệnh nhân tự ý xin ra viện.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 2.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

- Cỡ mẫu chúng tôi dự kiến lấy: khoảng 100 bệnh án.

- Sau khi đã tiến hành khảo sát thử trong vòng 3 tuần, chúng tôi thấy rằng trung bình mỗi tuần lấy được 5 bệnh án theo tiêu chuẩn đưa ra nên dự kiến lấy mẫu trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/2008 đến hết tháng 3/2009: 22 tuần (trừ 2 tuần nghỉ tết). - Phương pháp chọn mẫu: phương pháp tiến cứu không can thiệp kết họp phương pháp hồi cứu.

+ Phương pháp tiến cứu không can thiệp:

. Lấy bệnh án tại 2 khoa Tim mạch và Nội tiết - chuyển hóa tìr giữa tháng 10/2008 đến hết tháng 3/2009.

. Lấy bệnh án tại khoa Tâm thần kinh từ tháng 1/2009 đến hết tháng 3/2009.

+ Phương pháp hồi cứu: Đến tháng 2/2009 chúng tôi thấy rằng nếu chỉ tiếp tục lấy mẫu tại các khoa điều trị thì sẽ không đạt cỡ mẫu dự kiến nên chúng tôi thu thập thêm bệnh án từ tháng 10/2008 đến hết tháng 12/2008 của 3 khoa Tim mạch, Nội tiết - chuyển hóa và Tâm thần kinh được lưu trữ tại phòng Kế hoạch tổng họp.

- Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp nghiên cứu bệnh án và điền vào phiếu thu thập thông tin bệnh án (Phụ lục 3).

- Kết quả: Số bệnh án chúng tôi thu được thỏa mãn các tiêu chuẩn là 99 bệnh án ^ cỡ mẫu thu được: 99.

2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá:

2,2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giả các thành phần lỉpid máu bất thường:

- Xác định các thành phần lipid máu bất thường dựa trên:

Bảng 2.1: Phân loại các chỉ sổ lipid máu theo ATPIII: [29, 24]

TC (mmol/1) LDL-C (mmol/1) HDL-C (mmol/1) TG (mmol/1) <5.18 Bình thường 5.18-6.19 Hơi cao > 6.22 Cao <2.59 Tôtnhât 2.59- 3.34 Tốt 3.37-4.12 Hơi cao 4.14-4.90 Cao > 4,90 Rất cao <0.96 Nam Thấp <1.22 Nữ > 1.55 Cao <1.71 Bình thường 1.71-2.27 Hơi cao 2.28- 5.69 Cao >5.7 Rất cao - Từ đó phân loại RLLM:

Bảng 2.2: Phân loại RLLM theo 3 typ

Các chỉ sô lipid máu

Tăng Cholesterol máu

Tăng Triglycerid máu Tăng lipid máu hỗn hợp TC LDL-C >5.18 mmol/1 và/ hoặc > 3.37 mmol/1 <5.18 mmol/1 <3.37 mmol/1 >5.18 mmol/1 và/ hoặc >3.37 mmol/1 TG <1.71 mmol/1 >1.71 mmol/1 >1.71 mmol/1

2.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá quyết định điều trị RLLM bằng thuốc:

- Phân loại nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân dựa trên tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ (YTNC) và nguy cơ BMV trong vòng 10 năm theo 3 bước như sau [29, 20]:

Hình 2.1: Các bước để phân loại nguy cơ tim mạch cho bệnh nhăn

- Từ phân loại nguy cơ đó sử dụng khuyến cáo điều trị bằng thuốc dựa vào LDL-C của NCEP và A T PIII, từ đó đánh giá xem bệnh nhân thuộc loại nào:

Cần phải dùng thuốc? - Cân nhắc dùng thuốc? - Chưa cần dùng thuốc?

Bảng 2.3: Quyết định dùng thuốc dựa vào LDL-C theo NCEP 2004 [29, 19, 26]

Phân loại nguy cơ Quyết định dùng thuốc

Cần thiết Chưa cần

Nguy cơ cao >1.81 mmol/1 <1.81 mmol/1

Nguy cơ cao trung bình > 2.59 mmol/1 < 2.59 mmol/1

Nguy cơ trung bình >4.14mmol/l <4.14 mmol/1

Nguy cơ thấp >4.14 mmol/1 <4.14 mmol/1

2.2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giả khi bệnh nhân ra viện có đạt đích điều trị hay không?

Sử dụng đích điều trị được khuyến cáo bởi NCEP ATPIII (Mỹ):

Bảng 2.4: Đích điều trị LDL-C được khuyến cáo bởi NCEP 2004 (Mỹ) [29, 26]:

Bệnh nhân Đích LDL-C (mmol/1)

Nguy cơ thâp <4,1 mmol/1

Nguy cơ trung bình <3,4 mmol/1

Nguy cơ cao trung bình < 2,6 mmol/1

Nguy cơ cao <1,8 mmol/1

Các YTNC đã được liệt kê ử trên.

2.2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá thể trạng bệnh nhân:

- Tính BMI của bệnh nhân từ chiều cao, cân nặng theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao^ (m)

- Đánh giá thể trạng bệnh nhân:

+ Với các bệnh nhân được xác định BMI hoặc chiều cao, cân nặng trong bệnh án, thể trạng được đánh giá dựa trên BMI theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) và dành rieengn cho người châu Á (IDI&WPRO):

Bảng 2.5: Phân ỉoại thể trạng theo BMI của WH) và dành IDI& WPRO [32, 34]

Phân loại WHO BMI (kg/m^) IDI&WPRO BMI (kg/m^)

Cân nặng thâp (gây) <18,5

Bình thường 18,5 - 24,9 18,5-22,9 Thừa cân 25 23 Tiên béo phì 25 - 29,9 23 - 24,9 Béo phì độ I 30 - 34,9 25-29,9 Béo phì độ II 35 - 39,9 30 Béo phì độ III 40

Trong đó quy ước thể trạng béo bao gồm: tiền béo phì + béo phì độ I, II, III theo WHO đồng thời tương đưofng với béo phì độ I, II, III theo IDI&WPRO.

+ Với các bệnh nhân không được xác định các chỉ số ừên mà có xác định thể trạng trong bệnh án, đánh giá thể trạng theo kết quả ghi trong bệnh án.

2.2.2.S. Tiêu chuẩn xác định các bệnh phối hợp với RLLM:

- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp: được chẩn đoán trong bệnh án.

- Vữa xơ động mạch vành: được xác định trên kết quả chụp ĐMV của bệnh nhân.

2.2.3. Xử lý số liệu và trình bày kết quả:

* Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê dùng trong y học, có sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS 13.0:

- Giá trị trung bình: X - Độ lệch chuẩn: SD

- Khoảng tin cậy cho giá trị trung bình với độ tin cậy 95%.

- So sánh trung bình của 2 nhóm bằng Independent-Samples T Test.

- So sánh trung bình lặp lại trên cùng một đơn vị bằng Paired-Samples T Test. - So sánh nhiều trung bình bằng kiểm định One-way ANOVA.

- Kết luận mức ý nghĩa: Nếu p < 0.05: phủ định giả thuyết Nếu p > 0.05: chấp nhận giả thuyết. * Trình bày kết quả; Bằng bảng và biểu đồ.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu tại viện lão khoa (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)