c và tăng HDL-C tốt hofĩi Simvastatin và Atorvastatin (bảng 1.8), hỉ ần 5 mg Rosuvastatin hiệu quả tương đương 10 mg Atorvastatin và 20 mg Simvastatin [20],
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHI RA VIỆN: 1 Đánh giá theo LDL-C:
3.4.1. Đánh giá theo LDL-C:
Trong mẫu nghiên cứu chỉ có 21 bệnh nhân có chỉ số lipid máu xét nghiệm lần 2 chiếm tỷ lệ 21.2%, trong đó có 20 bệnh nhân xét nghiệm lipid máu lần 1 trước khi dùng thuốc nên ta tính được điểm nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo Framingham và phân loại được nguy cơ tim mạch, còn 1 bệnh nhân xét nghiệm lipid máu lần 1 sau khi dùng thuốc nhưng do bệnh nhân mắc bệnh mạch vành và được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa nên ta cũng xếp bệnh nhân này vào nhóm nguy cơ tim mạch cao. Từ đó, ta xác định đích điều trị LDL-C cho 21 bệnh nhân này và dựa trên đó để xem xét bệnh nhân có đạt đích điều trị hay không.
Bảng 3.9: Đánh giá đạt đích điều trị cho 21 bệnh nhân
Đạt đích điều trị Số lưọng Tỷ lệ % Số ngày dùng thuốc trung bình Có 5 23.8 13.0 Không 16 76.2 10.1 Tổng 21 100.0 10.8 Nhận xét và bàn luận:
- Theo khuyến cáo của NCEP năm 2004 thì chỉ có 5 bệnh nhân có chỉ số LDL-C lần 2 đạt đích điều trị, chiếm tỷ lệ 23.8%, còn lại 76.2% bệnh nhân có chỉ số LDL-C lần 2 chưa đạt đích điều trị.
Tuy nhiên, do số ngày dùng thuốc trung bình cho đến khi xét nghiệm lại của 21 bệnh nhân này ít (10.8 ngày) mà theo khuyến cáo trong hướng dẫn điều trị của NCEP ATPIII thì sau 6 tuần dùng thuốc mới đánh giá đích điều trị [29] nên kết quả trên chưa thể đánh giá được về hiệu quả điều trị.
Do đích điều trị dựa trên LDL-C nên chúng tôi đánh giá sự thay đổi của các chỉ số LDL-C và TG của 21 bệnh nhân trên để có đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả điều trị RLLM ở các bệnh nhân này:
Bảng 3.10: Đánh giá sự thay đỏi chỉ số LDL-C và TG của 21 bệnh nhân
LDL-C TG
Ban đâu Sau điêu trị Ban đâu Sau điêu trị
Trị sô trung bình (mmol/1) 3.66 2.81 5.44 2.16
SD (mmol/1) 0.79 1.11 3.93 0.84
Trị sô cao nhât (mmol/1) 5.02 6.90 17.60 4.80
Trị sô thâp nhât (mmol/1) 2.20 1.50 1.61 1.10
Paired Sample T Test n = 21,t20 p = 0.004 n = 21, t20,p = 0.001
Nhận xét và bàn luận: ở các bệnh nhân này chỉ số LDL-C sau điều trị giảm đi so với
trước điều trị là có ý nghĩa thống kê, p < 0.05. Cụ thể, mức giảm của chỉ số LDL-C là 0.85 mmol/1, nếu trước điều trị chỉ số LDL-C trung bình của 21 bệnh nhân hơi cao (3.66 mmol/1) thì sau điều trị nằm trong giới hạn bình thường (2.81 mmol/1). Mức giảm của chỉ số TG là 3.28 mmol/1, trước điều trị chỉ số TG trung bình của các bệnh nhân này ở mức cao (5.44 mmol/1) thì sau điều trị chỉ còn ở mức hơi cao (2.16 mmol/1).
Như vậy, kết quả trên cho thấy mặc dù trung bình số ngày dùng thuốc của 21 bệnh nhân chỉ hơn 10 ngày nhưng hiệu quả điều trị RLLM ở các bệnh nhân này đã khá rõ rệt trên cả chỉ số LDL-C lẫn TG máu cho thấy các chỉ số lipid máu được xét nghiệm lại này tuy chưa thể đánh giá được đích điều trị nhưng cho phép ta bước đầu đánh giá được sự dung nạp cũng như hiệu quả điều trị của thuốc trên bệnh nhân.