Phân loại typ tăng lipidmáu của nhóm bệnh nhân khảo sát:

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu tại viện lão khoa (Trang 35 - 39)

PHÀN III: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.1.3. Phân loại typ tăng lipidmáu của nhóm bệnh nhân khảo sát:

Trong mẫu nghiên cứu thì có 87 bệnh nhân được xét nghiệm đầy đủ 4 trị số TC, LDL-C, HDL-C, TG trước khi dùng thuốc nên chúng tôi xem xét RLLM ở 87 bệnh nhân này.

48%

□ Tăng lipid máu hỗn hợp ■ Tăng triglycerid máu

□ Tăng cholesterol máu □ Bình thường

Hình 3.1: Biểu đồ phân ỉoọi typ tăng lipid máu của 87 bệnh nhân

Nhận xét: Typ tăng lipid máu kết hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 48.3% và typ tăng

cholesterol máu chiếm tỷ lệ ứiấp nhất 17.2% ừong 3 nhóm. Và chỉ có 4 bệnh nhân có chỉ số lipid máu nằm trong giới hạn bình thường chiếm tỷ lệ 4.6%. Cụ thể, chỉ số lipid máu theo typ RLLM của 87 bệnh nhân này được chúng tôi tóm tắt trong bảng dưới:

Bảng 3.3: Đặc đìần các chỉ số ỉipid máu của 87 bệnh nhân

Các typ RLLM

Cholesterol

toàn phần LDL-C HDL-C Triglycerid

X SD X SD X SD X SD

Tăng Cholesterol máu 6.63 0.75 4.37 0,62 1.58 0.27 1.56 0.31 Tăng TG máu 5.29 0.53 2.91 0.34 1.28 0.26 3.47 1.55 Tăng lipid máu kêt hợp 6.53 0.90 3.97 0,61 1.41 0.35 4,00 ;2.98 Bình thường 3.83 0.67 2.08 0.45 1.13 0.26 1.23 0.41 Tông 6.05 1.07 3.64 0.84 1.39 0.32 3.29 2.42

Nhận xét và bàn luận:

Theo phân loại các chỉ số lipid máu theo ATP III thì trị số trung bình của Choi toàn phần 6.05 ± 0.23 mmol/1, của LDL-C 3.64 ± 0.18 mmol/1 đều ở mức hơi cao, trị số trung bình của TG 3.29 ± 0.51 mmol/1 ở mức cao, còn trị số trung bình của HDL-C 1.39 ± 0.07 mmol/1 ở giới hạn bình thường. Chúng tôi sử dụng kiểm định Oneway - ANOVA để kiểm định sự khác biệt về chỉ số lipid máu của 3 typ RLLM, kết quả được tóm tắt như sau;

+ LDL-C: Chỉ số LDL-C ở typ tăng TG máu có trung bình thấp hơn typ tăng Choi máu và typ tăng lipid máu hỗn hợp (Kiểm định Dunnetts T3 với p < 0.05), nhưng chúng tôi không có đủ bằng chứng để nói rằng có sự khác biệt giữa typ tăng Choi máu và tăng lipid máu hỗn hợp (Kiểm định Dunnetts T3 vớip = 0.212).

+ HDL-C: Chúng tôi nhận thấy rằng ở typ tăng TG máu chỉ số HDL-C trung bình thấp hơn typ tăng Choi máu (Kiểm định LSD vớip < 0.05), nhưng không có đủ bằng chứng để khẳng định sự khác biệt về trung bình HDL-C giữa typ tăng lipid máu hỗn họp với typ tăng TG máu (Kiểm định LSD với p = 0.114) và typ tăng Choi máu (Kiểm định LSD với p - 0.066).

+ TG: Chỉ số TG trung bình ở typ tăng TG máu cao hơn typ tăng Choi máu (Kiểm

định Dunnetts T3 với p < 0.05) nhưng không có đủ bằng chứng về sự khác biệt với typ

tăng lipid máu hỗn họp (Kiểm định Dunnetts T3 với p = 0.915).

Qua kết quả trên chúng tôi thấy rằng, các bệnh nhân thuộc typ tăng TG máu tuy không có tăng Choi toàn phần và LDL-C nhưng mức độ tăng TG và giảm HDL-C thì không khẳng định được sự khác biệt với các bệnh nhân thuộc typ tăng lipid máu hỗn hợp, điều này sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc cho bệnh nhân.

3.1.4.Các bệnh phối họp trong mẫu nghiên cứu:

Các bệnh mắc kèm của các bệnh nhân trong nghiên cứu rất đa dạng, tuy nhiên chúng tôi xin chỉ đề cập đến 3 bệnh phối họp có liên quan mật thiết đến bệnh RLLM là:

Tăng huyết áp Đái tháo đường

Vữa xơ động mạch vành. 100%n 90%-K / -ỵ ' 80%- 70% 60%- V 50%- 40%- 30%- ỵ ' 20%-ỵ " / - 10%- 0%- Tăng huyết áp Đái tháo đường Vữa xơ động mạch vành

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ bệnh nhân có bệnh phổi hợp trong mẫu nghiên cứu Nhận xét:

- Trong số 99 bệnh nhân thì có tới 68 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 68.7%.

- Số bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường là 39 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 39.4%, và tất cả những trường hợp này đều là đái tháo đường typ 2.

- Có 32 bệnh nhân được xác định có VXĐM vành, làm thay đổi huyết động trong các mạch, chiếm tỷ lệ 32.3%.

Chúng tôi xem xét mối tương quan giữa các chỉ số lipid máu khi chưa dùng thuốc với các bệnh phối hợp ở những bệnh nhân xét nghiệm lipid máu trước khi dùng thuốc để đánh giá có sự khác biệt hay không giữa nhóm mắc bệnh phối hợp và nhóm không có bệnh phối hợp. Kêt quả kiểm định được chúng tôi ừình bày ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tương quan giữa các chỉ số lipỉd máu vói bệnh phối hợp

Independent Sample T Test

TC LDL-C HDL-C TG

Có Không Có Không Có Không Có Không

Tăng huyết áp n 59 29 58 29 58 29 59 29 H 6.00 6.13 3.63 3.65 1.42 1.32 3.14 3.59 SD 1.09 1.03 0.85 0.84 0.33 0.31 2.02 3.10 So sánh t86, p = 0.613 t85, p = 0.904 t85, p = 0.197 t86, p = 0.419 Đái tháo đường n 34 54 34 53 34 53 34 54 X 5.86 6.16 3.49 3.73 1.31 1.43 3.41 3.21 SD 0.88 1.16 0.66 0.93 0.32 0.32 2.94 2.05 So sánh t86, p = 0.207 t85, p = 0.202 t85, p = 0.085 t86, p = 0.718 VXĐM vành n 27 61 26 61 26 61 27 61 'x 5.79 6.16 3.54 3.68 1.29 1.43 3.08 3.38 SD 1.06 1.06 0.92 0.81 0.30 0.33 2.05 2.58 So sánh t86, p = 0.133 t85, p = 0.488 t85, p = 0.077 t86, p = 0.601 9

Nhận xét và bàn luận: Các giá trị p thu được đều > 0.05 vì vậy chưa có đủ bằng chứng

về sự khác biệt của các chỉ số lipid máu giữa nhóm tăng huyết áp và nhóm không có tăng huyết áp, giữa nhóm bị đái tháo đưòng và nhóm không bị đái tháo đường, nhóm được xác định có VXĐM vành và nhóm không được xác định VXĐM vành ở các bệnh nhân mà chúng tôi đang xem xét.

Điều này cho thấy ở các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đưòng trong nhóm bệnh nhân trên các chỉ số lipid máu không cao hơn so với các bệnh nhân không có các bệnh này. ở các bệnh nhân được xác định VXĐM vành chưa khẳng định được sự khác biệt các chỉ số lipid máu với các bệnh nhân chưa được xác định VXĐM vành, chúng tôi cho rằng lý do có thể là do cả hai nhóm bệnh nhân này đều có các trị số lipid máu bất thưÒTig nên tương quan giữa các chỉ số lipid máu với VXĐM không được thể hiện rõ như khi ta xem xét giữa nhóm có RLLM và nhóm không có RLLM.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu tại viện lão khoa (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)