PHÀN III: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU: 1 Đặc điểm về tuổi và giới:
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới:
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính và tuổi
Nhóm tuôi (năm) Nam Nữ Tông
Sô BN Tỷ lệ % Sô BN Tỷ lệ % Sô BN Tỷ lệ %
<50 2 4.8 0 0.0 2 2.0 50-59 5 11.9 14 24.6 19 19.2 60-69 15 35.7 16 28.1 31 31.3 70 -79 14 33.3 14 24.6 28 28.3 >80 6 14.3 13 22.7 19 19.2 Tông 42 100.0 57 100.0 99 100.0 Tỷ lệ % theo giới 42.2 57.6 100.0 Tuôi trung bình 68.4 ±9.8 68.7 ±10.9 68.6 ± 10.4 Nhận xét và bàn luận:
- Trong 99 bệnh nhân thì số bệnh nhân nữ là 57 chiếm tỷ lệ 57.6%. Như vậy, trong mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam 15.2%.
- Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 68.9 ± 10.4. Độ tuổi có tần suất gặp cao nhất là 60-69 chiếm 31.3%, sau đó là độ tuổi 70-79 chiếm 28.3%.
- Sự phân bố theo độ tuổi ở nữ giới trong mẫu nghiên cứu đồng đều hơn nam giới, tuy nhiên ở cả 2 giới thì độ tuổi trên 60 đều chiếm tỷ lệ chủ yếu do nghiên cứu tiến hành tại Viện lão khoa là nơi các bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi.
- Khi xem xét đặc điểm về tuổi, chúng tôi thấy không có đủ bằng chứng về sự khác biệt của tuổi giữa nam và nữ (Test T, p = 0.911 > 0.05). Trung bình sự khác biệt về tuổi của nam và nữ là 0.3 tuổi với khoảng tin cậy 95% là (-4.5 đến +4.0).
Theo như một số tài liệu về bệnh tim mạch, tuổi khởi phát bệnh tim mạch của nữ giới thường sau nam giới khoảng 10 năm, trong mẫu nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cao nhưng không có sự khác nhau về độ tuổi giữa 2 giới có lẽ là do độ tuổi trung bình của 2 giới đều lớn, đều vượt qua độ tuổi khởi phát bệnh tim mạch nên ở độ tuổi này tỷ lệ mắc bệnh tim mạch của 2 giói có lẽ tương đương nhau.