Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 25 - 26)

thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc tham gia làm chứng

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Có thể thấy, việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của

quyền năng pháp lý này. Xét trên phương diện lý thuyết thì thực hiện khiếu nại, tố cáo chính là phương thức quan trọng để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

BLTTHS năm 2015 dành hẳn chương XXXIII quy định về khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự thể hiện rõ mục tiêu và trách nhiệm bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành luật cho thấy những quy định này còn chưa đầy đủ, thiếu cụ thể, một số quy định mới chỉ dừng lại lại ở nguyên tắc chung nên tính khả thi thấp. Bên cạnh đó tình hình khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư pháp còn diễn biến phức tạp nhiều vụ việc còn để dây dưa, kéo dài.

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 25 - 26)