khi tham gia tố tụng
Tuy BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể "Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này" nhưng trong thực tiễn ít khi người làm chứng biết về những quyền này để yêu cầu thực hiện. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ phía người có thẩm quyền THTT, họ đã không thực hiện hết trách nhiệm giải thích cho người làm chứng biết những quyền mà họ có được khi tham gia tố tụng. Theo định nghĩa của Từ điển luật học thì thuật ngữ "giải thích pháp luật" là nhằm mục đích làm rõ, phân tích tinh thần, nội dung của điều luật, thậm chí giải nghĩa thuật ngữ cho đúng trong văn bản pháp luật, nếu thấy cần thiết để đảm bảo cho người làm chứng hiểu đúng, hiểu một cách thống nhất quy định của luật về quyền của mình để từ đó họ thực hiện cho đúng. Nhiều trường hợp người làm chứng chỉ được phổ biến về trách nhiệm hình sự nếu cố tình không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối, không đúng sự thật còn quyền thì không được đề cập. Trong nhiều phiên tòa hình sự, chủ tọa phiên tòa chỉ phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, bị hại là chính, đối với người làm chứng chủ tọa phiên tòa chỉ hỏi qua loa là "Ông (bà) có cần Tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình không?, người làm chứng do không hiểu biết pháp luật nên thường trả lời "Tôi không cần" hoặc "Yêu cầu Tòa tiếp tục xét xử", hiện tượng nêu trên là một minh chứng rõ nét cho tính hình thức của quy định về quyền của người làm chứng, đồng thời cũng là một nguyên nhân
giải thích giá trị chứng cứ của lời khai người làm chứng trong nhiều trường hợp không cao, không thể là chứng cứ gỡ tội hay buộc tội được.
2.1.2. Quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danhdự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác khi bị đe dọa dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác khi bị đe dọa
Thực tiễn cho thấy việc thực hiện các quy định tiến bộ của BLTTHS năm 2015 về việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm...của người làm chứng vẫn còn rất nhiều vướng mắc và bất cập, chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu qủa trên thực tế cũng như chưa thật sự đem lại sự an tâm cho người làm chứng khi phối hợp với cơ quan có thẩm quyền THTT. Thực trạng trên phần nào được phản ánh qua một số vụ việc điển hình sau:
Vụ thứ nhất 17: Nhà báo D.L hiện công tác tại một tòa báo trung ương cho
biết, năm 2006 anh được Công an quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội mời làm nhân chứng trong một vụ cố ý gây thương tích. Trong vụ án này, nhà báo D.L tình cờ chứng kiến một nhóm côn đồ hành hung người khác nên được cơ quan điều tra mời lên để nhận mặt những kẻ gây án.
“Lẽ ra, cơ quan công an phải chuẩn bị bản ảnh hoặc có phòng riêng để
nhân chứng nhận mặt, đằng này họ lại cho nhân chứng vào một phòng mà ở đó có khoảng 10 nghi phạm, người nào cũng xăm trổ đầy mình, mặt mũi bặm trợn, rồi hỏi: ai là hung thủ. Khi tôi vào, những kẻ này còn nửa đùa nửa thật, nói như hăm dọa: “Nhìn cho kỹ nhé, kẻo nhầm người!”. Đối diện tình huống này, chẳng ai đủ bình tĩnh mà làm chứng”, nhà báo D.L kể.
Vụ thứ hai 18: Nhà báo P.T, công tác tại cơ quan báo chí trung ương, cũng
cho biết đầu năm 2013, anh được mời ra tòa để làm chứng trong một vụ buôn bán trái phép chất ma túy xảy ra ở quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội. Trước tòa, bị cáo quay hẳn xuống nói với nhân chứng như đe nẹt: “Suy nghĩ cân nhắc cho thật kỹ rồi nói”. Lời "dặn dò" của bị cáo cùng hành động của người nhà đã khiến nhân chứng sau đó phải nhờ đến công an “hộ tống” ra khỏi tòa.
Vụ thứ ba19: Chứng kiến việc giao dịch vay mượn tiền giữa chủ nhà với cặp
vợ chồng công an và tham gia với vai trò làm chứng trong vụ kiện tụng đòi nợ, mới
17Tham khảo trực tuyến tại: https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/kho-nhu-nhan-chung-266166.html. Ngày
truy cập: 15/4/2018.
18Tham khảo trực tuyến tại: https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/kho-nhu-nhan-chung-266166.html. Ngày
truy cập: 15/4/2018.
19Tham khảo trực tuyến tại: http://giadinh.net.vn/phap-luat/nhan-chung-vu-cong-an-vay-tien-bi-de-doa-danh- say-thai-20130730123913560.htm. Ngày truy cập: 15/4/2018.
đây nhân chứng đã liên tục nhận được thư nặc danh khủng bố, đe dọa tính mạng từ một nhóm người lạ mặt, yêu cầu dừng bỏ việc tham gia làm chứng. Theo đơn kêu cứu của chị Nguyễn Bích Hiền (sinh 1991, HKTT Lê Chân, Hải Phòng), khoảng 6 tháng trở lại đây, khi vụ kiện tụng đòi nợ giữa ông Phạm Trọng Tâm (sinh 1960, HKTT phường Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng) với thượng sĩ công an Đinh Thị Thu Trang, sinh 1988, công tác tại Đội quản lý hành chính - CA huyện An Lão, Hải Phòng và chồng là đại úy Phạm Đức Định - Đội phó đội đào tạo Phòng Tổ chức cán bộ CATP Hải Phòng và ông Đinh Ngọc Đống (bố đẻ Đinh Thị Thu Trang) do chị làm chứng đi vào căng thẳng, dẫn giải tới sự can thiệp của chính quyền thì cũng là lúc chị Hiền nhận được nhiều thư nặc danh đe dọa, khủng bố tinh thần với nội dung: “Dừng ngay việc làm chứng vay nợ của chị Trang anh Định với vợ chồng ông Tâm…”, thậm chí đe dọa “sẽ cho mày không còn đường sống”, hoặc "đánh cho sảy thai". Trước nội dung thư khủng bố tinh thần, đe dọa mạng sống của chị và thai nhi, chị Hiền đã bị sốc nặng và thai nhi dọa sảy buộc phải vào viện cấp cứu.
Sau khi ra viện, về nhà, mọi hoạt động của chị Hiền đều bị nhóm người lạ mặt theo dõi, khủng bố tiếp. Liên tục trong suốt 06 tháng từ tháng 01 đến tháng 7/2013, chị Hiền sống trong sợ hãi và chịu nhiều áp lực tinh thần. Thể trạng sức khỏe dần suy sụp. Chỉ còn 1 tháng nữa là sinh em bé nhưng chị Hiền vẫn không chút nào yên tâm bởi những lá thư nặc danh liên tiếp dội về.
Chị Hiền uất ức cho biết: “Em đi đâu, họ theo đó. Thậm chí khi về bên ngoại, họ cũng cho người đi theo gắn thư đe dọa vào đuôi xe gắn máy. Đến giờ, em không dám đi đâu, kể cả đi chợ gần nhà vì họ đe sẽ đánh em sẩy thai… Giờ em rất sợ và lo lắng cho kỳ sinh nở tới”.
Vụ thứ tư 20: Liên quan đến vụ án băng nhóm giang hồ do Nguyễn Trọng
Ngôn (SN 1973, ngụ quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí MIinh) cầm đầu cùng về tội "Cố ý gây thương tích". Tại phiên tòa sáng ngày 13/7/2017, luật sư cho rằng cần dẫn giải nhân chứng lên phòng kín để xét hỏi vì lời khai của các nhân chứng mâu thuẫn nhau.
Tuy nhiên, chủ toạ phiên tòa cho biết vụ án này mang tính chất xâm hại đến sức khỏe của người khác và nhân chứng có dấu hiệu bị đe doạ nên đã dừng phiên tòa lần trước để cơ quan điều tra lấy lời khai nhân chứng và họ cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người làm chứng nên không cần phải có mặt ở Tòa. Các bị cáo
20Tham khảo trực tuyến tại: https://nld.com.vn/phap-luat/toa-noi-nhan-chung-bi-de-doa-giang-ho-ben-xe-cai- lai-20170713095336272.htm. Ngày truy cập: 15/4/2018.
cho rằng lời khai của một nhân chứng bán hàng giải khát ở Bến xe Miền Đông là không đúng sự thật và bịa đặt. Bị cáo Đinh Trọng Quý khai lúc bị bắt thì bị di lý xuống Tiền Giang và sau đó mới được đưa lên Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục điều tra. Quý cũng khai rằng có xin công an đối chất để làm rõ một số vấn đề nhưng không được chấp nhận. Bị cáo Nguyễn Trọng Ngôn khai rằng vừa chạy xe máy vào Bến xe Miền Đông thì bị bắt, Ngôn không biết tại sao mình bị bắt, mình phạm tội gì (!?). Ngôn cho rằng khi xảy ra các vụ đánh nhau Ngôn không có mặt ở hiện trường. Khi bị bắt Ngôn nói rằng không được cho đối chất với đồng phạm mà bị ép cung. Bị cáo Lành khai rằng lời khai của mình tại cơ quan điều tra là không đúng sự thật vì bị ép cung. Lành kể điều tra viên nói rằng "Anh em đã nhận hết rồi, mày nhận luôn đi". Tuy nhiên, chủ tọa công bố lại lời khai của Lành tại phiên toà lần trước Lành khai không bị ai ép cung, lời khai của mình là đúng sự thật thì Lành im lặng. Bị hại Nguyễn Hữu Bình thừa nhận có viết bản tường trình về việc mình bị đánh. Tuy nhiên, trả lời Hội đồng xét xử, ông Bình lại cho rằng mình không biết gì khi bị đánh, không biết ai đánh mình, không biết ông trùm Ngôn có đánh mình hay không! Ông Bình nói rằng khi bị đánh ông không yêu cầu gì nhưng điều tra viên liên hệ mời ông lên lấy lời khai và cho 200.000 đồng (!?). Toà hỏi ông có cam kết lời khai của mình đúng không thì ông Bình ngập ngừng một lúc mới trả lời là đúng nhưng ông Bình nói thêm rằng: "Ông không làm phiền ai và cũng không muốn ai làm phiền mình".
Vụ thứ năm21: Kể về chuyện đi làm chứng, anh Nguyễn Văn H., cán bộ một cơ quan thanh tra hiện sống ở Hà Nội, cho biết đã trải qua một phen hú vía và thề cạch... đến già. Cuối năm 2009, anh H. một mình một ô tô đi công tác ở một tỉnh ven biển. Lúc đi dọc theo đường đê biển vắng dân cư thì anh H. được 3 người dân có vẻ như là người đánh cá chặn lại nhờ đưa một cô bé bị tai nạn giao thông đi cấp cứu. “Lúc đó thấy nạn nhân máu me bê bết nên tôi chỉ nghĩ làm cách nào đưa người ta đến viện cho nhanh nhất mà không kịp yêu cầu có cả người dân theo cùng, mọi rắc rối cũng bắt đầu từ đây”, anh H. kể. Tại bệnh viện, nạn nhân sau khi khám qua, được chẩn đoán nghi chảy máu não nên phải chuyển lên tuyến trên, anh H. tìm mọi cách liên lạc với gia đình qua điện thoại của nạn nhân. Điều bất ngờ, người nhà nạn nhân sau khi đến bệnh viện chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao, đã túm lấy anh H. bắt đền và đòi đánh vì gây tai nạn cho con cháu họ. Sự việc ầm ĩ, phức tạp buộc anh
21 Tham khảo trực tuyến tại: https://thanhnien.vn/thoi-su/phap-luat/kho-nhu-nhan-chung-266166.html. Ngày
H. phải gọi công an đến để can thiệp, giải quyết. Sau đó, anh H. phải viết bản tường trình kể lại sự việc xảy ra nhưng không được công an chấp nhận và yêu cầu tìm cho được những người dân đã chặn đường nhờ anh đưa nạn nhân đi cấp cứu để cùng làm chứng. Tiếp đó, anh H. được yêu cầu mang ô tô vào trụ sở công an để kiểm tra vì nghi ngờ là xe gây ra tai nạn. “Lúc đó tôi giải thích thế nào Công an, Viện kiểm sát cũng không nghe, họ bảo cô bé bị tai nạn kia tỉnh lại thì tôi thoát mà không tỉnh thì coi như tôi gây tai nạn, còn những người chặn đường nhờ tôi đưa nạn nhân đi cấp cứu thì tìm không ra”, anh H. kể. Mất gần 2 ngày tranh cãi, chứng minh cho hoàn cảnh “tình ngay lý gian” nhưng không được, anh H. phải chủ động lên Bệnh viện Việt Đức, nơi nạn nhân đang cấp cứu và cũng may nạn nhân tỉnh lại nên anh H. mới được minh oan, được công an thả xe cho về.
So với quy định đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người làm chứng thì quy định bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người làm chứng không được quy định đầy đủ. Quyền bảo đảm về vật chất thì có Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng. Nhưng về danh dự, nhân phẩm, tinh thần thì chưa có văn bản cụ thể nào quy định, hướng dẫn ngoài trừ BLTTHS năm 2015. Do đó, hiện nay việc ban hành một Luật riêng để bảo vệ người làm chứng là vô cùng cần thiết.
Điểm hết sức tiến bộ trong vấn đề bảo vệ nhân chứng quy định trong BLTTHS năm 2015 là bảo vệ cả người thân thích của người làm chứng, trong trường hợp họ bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản, lợi ích hợp pháp khác. Nhưng quy định này không được đi vào cuộc sống như mục tiêu của những người làm luật mong muốn bởi vì BLTTHS năm 2015 tuy đã ghi nhận vấn đề này nhưng mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc mà chưa có cơ chế bảo đảm thực thi. Nguyên nhân có thể thấy rõ là chính từ quy định của luật không đảm bảo tính hiện thực để thực hiện trên thực tế. Cụ thể tuy BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể "Người thân thích của người làm chứng là người có quan hệ với người làm chứng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột" và cũng đã quy định cụ thể biện pháp bảo vệ quy định tại Chương XXXIV. Tuy nhiên các quy định đã nêu còn nghiêng về hình thức chứ không có tác dụng động viên, khuyến khích, bảo đảm cho người làm chứng khai báo trung thực về tất cả những gì họ biết để giúp cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng xác định
được sự thật. Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy nhiều trường hợp người làm chứng không dám khai báo hoặc khai báo không đầy đủ những tình tiết liên quan đến vụ án mà họ đã biết vì sợ trả thù, đặc biệt là trong các vụ án có tổ chức bọn tội phạm là những tên lưu manh côn đồ nguy hiểm trong các băng nhóm “xã hội đen”. Nhiều vụ án sau khi tên cầm đầu bị sa vòng pháp luật thì mới có những người đến cơ quan công an làm chứng về những tội ác mà chúng gây ra và đã có nhiều vụ án hình sự được phục hồi điều tra sau khi xuất hiện nhân chứng.
2.1.3. Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc tham gia làm chứng thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc tham gia làm chứng
Như đã phân tích ở chương 1, mặc dù BLTTHS năm 2015 dành hẳn chương XXXIII quy định về khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự thể hiện rõ mục tiêu và trách nhiệm bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, trên thực tế những quy định tiến bộ này hầu như không được tuân thủ thực thi, sau đây là một vì dụ điển hình::
Dù đã hơn 04 năm trôi qua nhưng chị Trần Thị Cẩm (29 tuổi, hiện trú tại phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vẫn đau đáu chờ đến một ngày nhận được lời xin lỗi từ Công an tỉnh Quảng Ninh để giải tỏa nỗi oan với bà con chòm xóm và họ hàng phía nhà chồng. Trước đó, chị Cẩm đã có đơn gửi nhiều cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đề nghị xem xét. Ngày 8.3.2009, chị Cẩm và anh Nguyễn Đình Sỹ (là bộ đội) tổ chức đám cưới và đón dâu từ xã Phạm Trấn, H.Gia Lộc, tỉnh Hải Dương về quê chồng là xã Cổ Bì, huyện Bình Giang, tỉnh Hải