Nguyên nhân từ các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 43 - 47)

Khi lấy lời khai của người làm chứng, có nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền THTT không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục. Nhiều cán bộ có thái độ hống hách, thiếu tôn trọng người làm chứng nên gây cho họ tâm lý khó chịu dẫn đến thái độ bất hợp tác, do vậy ảnh hưởng đến lời khai. Trong một vụ cố ý gây thương tích xảy ra gần đây ở một cơ quan trong nội thành Hà Nội, khi nhân chứng trả lời không đúng ý điều tra viên thì bị nạt nộ, dọa khởi tố về việc khai báo không trung thực, thậm chí điều tra viên thường xuyên ra lệnh bằng điện thoại, bắt người làm chứng phải có mặt tại trụ sở công an đúng ngày giờ. “Với cách làm việc như vậy, nhân chứng sợ, họ cảm thấy mình gần tiến đến tình trạng tội phạm”. Tương tự, anh N.V.L (ngụ Q.Gò Vấp) cũng từng phát hoảng vì đứng ra làm chứng. Cụ thể, trong một lần đi đường, anh vô tình chứng kiến vụ đâm chém nên đứng ra làm chứng. Trong biên bản tường trình đầu tiên anh ghi địa chỉ theo hộ khẩu ở Long An. Công an gửi giấy triệu tập anh không nhận được nên sau đó đích thân công an khu vực đến tận nhà làm việc với ba, mẹ anh ở Long An kêu anh về địa phương ghi lời khai và đe “kêu nó về đi, nó mà không ra làm chứng là bị bắt đi tù đó nha!”. Nghe gia đình báo, anh cấp tốc xin nghỉ làm để về quê ghi lời khai và cung cấp địa chỉ ở Gò Vấp để tránh làm ảnh hưởng đến gia đình. Nhưng nào có yên thân. “Cán bộ điều tra đến tận công an phường nơi tôi cư ngụ, nhờ công an khu vực mời tôi lên công an phường làm việc và trước khi ra về thì “nhắn” miệng với công an khu vực là “đừng cho ông này đi đâu” như một lệnh miệng cấm tôi đi khỏi nơi cư trú vậy. Họ cứ coi mình như tội phạm ấy”, anh L. bức xúc nói.27

- Trong một số trường hợp có thể do bị mua chuộc hoặc vì những mục đích nào đó, điều tra viên hướng dẫn, gợi ý theo kiểu mớm cung để người làm chứng khai báo 27 Lê Nga - Thái Sơn - Hoàng Trang, “Hoang mang khi đụng chuyện”, Báo Thanh niên ngày 3/10/2013.

không đúng sự thật cố tình đưa vụ án theo hướng có lợi của người mua chuộc, chi tiền. Bà Nguyễn Thị M. (50 tuổi) ngụ ở quận Đống Đa, TP.Hà Nội cho biết, năm 2011, vợ chồng bà chứng kiến một vụ hai nhóm thanh niên dùng dao chém nhau và được cơ quan công an mời làm việc với tư cách là nhân chứng. Quá trình làm chứng, vợ chồng bà M. đã viết một số tường trình tại phường và quận nhưng sau đó bị điều tra viên “bác” vì nhiều chi tiết khác nhau. "Tôi giải thích là không có việc khác nhau mà chỉ có bổ sung thêm vì lúc đầu lên phường là gấp chỉ nhớ được như thế, còn lúc lên quận thì có thời gian nên nhớ thêm thì bổ sung thêm, nhưng bản chất thì không thay đổi”, bà M. kể. Tuy nhiên, điều khiến bà M. bức xúc là quá trình lấy lời khai, một số điều tra viên có hành động khó hiểu. "Họ nói trong lời khai trước đây của tôi có việc A việc B, nên tường trình này cũng phải bổ sung thêm vào. Nhưng tôi nhớ là hoàn toàn không có việc đó. Tôi có cảm giác họ muốn tôi khai theo ý của họ”, bà M. cho hay.28

Mặt khác, có thể chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thu thập, lấy lời khai người làm chứng nên những người có thẩm quyền THTT không tích cực, chủ động tìm kiếm, phát hiện những người biết sự việc mà chỉ chú ý thu hồi tang vật, truy bắt đối tượng… không chú ý xác định người biết sự việc, thu thập lấy lời khai của họ để sau này khỏi mất nhiều thời gian, công sức cho việc tìm kiếm. Trên thực tế có nhiều trường hợp lời khai của người làm chứng không được các cơ quan có thẩm quyền THTT xem xét một cách đầy đủ, đánh giá lời khai của người làm chứng có sự phiến diện, không vô tư, khách quan, chỉ chấp nhận lời khai một phía theo nhận định chủ quan của mình, nhiều khi nhận định, đánh giá các tình tiết đã áp đặt đến mức vô lý. Có trường hợp lời khai của bị cáo và người thân của họ mâu thuẫn hoàn toàn với lời khai của bị hại thế nhưng các cơ quan có thẩm quyền THTT không tiến hành kiểm chứng, chỉ chấp nhận lời khai của những người làm chứng có lợi cho người bị hại mà không quan tâm đến lời khai người làm chứng phía bị cáo, không đưa những lời khai này vào bút lục hồ sơ vụ án. Những lời khai này nếu như được kiểm chứng, thẩm định một cách nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục thì có thể tội danh và mức hình phạt của bị cáo đã thay đổi một cách căn bản.

Cuối cùng, vấn đề mang tính khách quan từ phía các cơ quan có thẩm quyền THTT là kinh phí. Kinh phí để trang bị công cụ, thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác còn thiếu; kinh phí cho điều tra viên đi công tác rất khó khăn; kinh phí để chi trả cho ăn ở, đi lại, sinh hoạt của người làm chứng trong quá trình tham gia làm chứng còn 28 Lê Nga - Thái Sơn – Hoàng Trang, “Hoang mang khi đụng chuyện”, Báo Thanh niên ngày 3/10/2013.

hạn hẹp và đôi khi chỉ thanh toán một phần và vấn đề chi trả cũng chưa được luật quy định rõ ràng, cụ thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

BLTTHS năm 2015 đã có bước tiến đáng kể khi bổ sung các quy định về quyền của người làm chứng, làm cho người làm chứng có địa vị pháp lý đầy đủ và rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng khi tham gia vào hoạt động TTHS.

Người làm chứng được quy định trong BLTTHS năm 2015 và trong một số quy định của pháp luật chuyên ngành có bước tiến đáng kể khi bổ sung các quy định về quyền của người làm chứng, tuy nhiên vẫn còn bất cập, cần tiếp tục hoàn thiện. Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng chưa có sự tương xứng, nghĩa vụ của người làm chứng nhiều và nặng nề rất nhiều so với quyền của họ; một số quy định còn chưa rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là về quyền được bảo vệ của người làm chứng. BLTTHS năm 2015 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác đều xác định quyền được bảo vệ của người làm chứng và nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, song trừ lĩnh vực an ninh quốc gia và lĩnh vực phòng, chống ma túy, còn lại hầu hết các quy định chỉ mới dừng lại ở nguyên tắc, chung chung, thiếu hướng dẫn cụ thể. Qua phân tích ở trên chúng ta có thể khẳng định người làm chứng không được hưởng một lợi ích vật chất hay tinh thần nào khi tham gia vào vụ án. Các quyền mà BLTTHS thừa nhận cho người làm chứng chỉ là những quyền yêu cầu được bù đắp những thiệt thòi, mất mát hoặc ngăn chặn những mất mát, tổn thất có thể xảy ra đối với họ và người thân thích của họ. Tuy nhiên, những quyền lợi mà người làm chứng được hưởng chưa đủ để khuyến khích người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, hợp tác với Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm và xác định sự thật vụ án. Pháp luật quy định người làm chứng có những quyền và nghĩa vụ nhất định nhưng trên thực tế khi áp dụng còn gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, trong Chương 3 tác giả sẽ trình bày các giải pháp để góp phần hoàn thiện chế định người làm chứng trong TTHS Việt Nam.

CHƯƠNG III

NGHIÊN CỨU, SO SÁNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 43 - 47)