Quy định về quyền của người làm chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 50 - 52)

hình sự Cộng hòa Pháp

BLTTHS của nước Cộng hòa Pháp được ban hành theo Luật số 57-1426 ngày 31/12/1957 và có hiệu lực thi hành vào năm 1958. Bộ luật gồm có 803 Điều, chia làm 5 quyển được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. BLTTHS Cộng hòa Pháp không có điều luật cụ thể về khái niệm người làm chứng. Khái niệm này, nằm rải rác ở một số điều luật trong chương quy định thủ tục lấy lời khai người làm chứng. Tại Điều 101 quy định:

“thông qua thừa phát lại hoặc nhân viên thuộc lực lượng công quyền, dự thẩm có thể triệu tập tất cả những người mà lời khai của họ là cần thiết…”, Điều 337 quy định “những người, vì nhiệm vụ theo luật định hay chủ động tố giác các sự kiện bị truy tố,

có thể khai với tư cách người làm chứng, nhưng chánh tòa phải cho Tòa đại hình biết việc đó”.

Để trở thành người làm chứng, cá nhân phải có quyết định triệu tập của cơ quan THTT (Bao gồm Cảnh sát tư pháp, Viện Công tố và Tòa án). Quyết định này được ban hành trên giả thiết cho rằng cá nhân này có thể biết được về những tình tiết nào đó của vụ án đã được khởi tố và đang tiến hành điều tra. Một điểm đáng chú ý của BLTTHS Cộng hòa Pháp là người làm chứng có thể tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong vụ án. Tại phiên tòa, nếu người làm chứng xuất hiện để cung cấp lời khai và được chủ tọa chấp nhận thì họ được xem là người làm chứng trong vụ án36.

BLTTHS Cộng Hòa Pháp quy định quyền từ chối khai báo của người làm chứng, theo quy định của pháp luật họ vẫn đủ điều kiện làm chứng, có tư cách tham gia tố tụng, tuy nhiên vì những lý do khác (đạo đức, tập quán, tôn giáo…) mà pháp luật cho phép họ từ chối họ khai báo.37

Quyền của người làm chứng tại BLTTHS Cộng hòa Pháp bao gồm các quyền sau: Quyền được trình bày lời khai có sự hiện diện của người bào chữa của mình (Điều 114); Quyền trình bày lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng tiếng mà người này biết; Quyền sử dụng trợ giúp của người phiên dịch miễn phí; Quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch (Điều 344); Quyền xem biên bản lời khai (Điều 106). Người làm chứng được thưởng tiền nếu tố giác tội phạm và hưởng những khoản chi phí khác theo luật định (Điều 337). Đối với người làm chứng bị hạn chế về thể chất hoặc tâm thần thì luật cũng quy định có người đã quen đàm thoại với họ để phiên dịch (Điều 345).

Nghĩa vụ của người làm chứng tại BLTTHS Cộng hòa Pháp bao gồm các quyền sau: Lời tuyên thệ: Bất cứ người làm chứng nào trước khi cung cấp lời khai đều buộc phải tuyên thệ với nội dung cam đoan lời khai là đúng sự thật “trước khi khai người làm chứng tuyên thệ là sẽ khai không phải oán thù hay sợ hãi, sẽ nói tất cả sự thật và chỉ nói sự thật mà thôi”38. Nhưng đối với người làm chứng chưa thành niên thì không phải tuyên thệ (Điều 108).

Tóm lại, điểm nổi bật của BLTTHS của Cộng hòa Pháp so với BLTTHS Việt Nam là quyền miễn trừ làm chứng, quyền được trình bày lời khai có sự hiện diện của luật sư của mình, quyền trình bày lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng tiếng mà người 36 Điều 337 BLTTHS Cộng hòa Pháp.

37 Điều 337 BLTTHS Cộng hòa Pháp, Những người không thể khai với tư cách người làm chứng đã tuyên thệ.

này biết, quyền sử dụng trợ giúp của người phiên dịch miễn phí, quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch, quyền xem biên bản lời khai… Đây chính là điểm chúng ta cần học tập để bổ sung vào BLTTHS Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w