- BLTTHS năm 2015 chưa thực sự bảo vệ quyền lợi cho người làm chứng. Hiện nay đã có những quy định về bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự nhưng những quy định này còn quá chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc, chưa ràng buộc trách nhiệm cụ thể của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người làm chứng, nên việc triển khai thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền THTT và các cơ quan phối hợp còn lúng túng, không có sự thống nhất, các cơ quan THTT chưa có đủ điều kiện thực hiện quyền lợi cho người làm chứng.
+ Về quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác khi bị đe dọa chưa được cụ thể hóa
25 Tham khảo trực tuyến tại: http://congan.com.vn/vu-an/19-nhan-chung-keu-troi-vi-toa-lien-tuc-hoan-xu- mot-vu-an_39690.html. Ngày truy cập: 15/4/2018.
Khoản 4 Điều 311 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật
khác có liên quan”. Quy định này rất khó thực hiện vì chưa có hướng dẫn cụ thể.
Thế nào là cần thiết, các biện pháp bảo vệ đó là gì, biện pháp như thế nào, dựa vào quy định pháp luật nào? Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào cụ thể quy định về bảo vệ người làm chứng cũng như các chương trình kế hoạch cụ thể. Quy định này mang tính chung chung, nguyên tắc. Bên cạnh đó theo quy định của BLTTHS năm 2015, người làm chứng có quyền “Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
mình khi tham gia tố tụng”. Với quy định nêu trên, có thể hiểu người làm chứng
được bảo vệ trong quá trình tham gia tố tụng, còn khi đã tham gia tố tụng xong, thì người làm chứng lại không được bảo vệ. Thực tế, đã có không ít trường hợp, khi tham gia tố tụng người làm chứng không bị trả thù nhưng khi đã kết thúc tố tụng thì người làm chứng mới bị đe dọa, trả thù. Trong trường hợp đó, cơ quan nào sẽ giải quyết? Người làm chứng sẽ phải đến đâu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
Điểm tiến bộ trong BLTTHS năm 2015 là quy định bảo vệ cả người thân thích của người làm chứng. Nhưng quy định này không thể đi vào cuộc sống như mục tiêu của những người làm luật mong muốn bởi vì BLTTHS năm 2015 mới chỉ đưa ra nguyên tắc mà chưa có hướng dẫn cụ thể và cơ chế bảo đảm thực thi. Nguyên nhân có thể thấy rõ là chính từ quy định của luật không đảm bảo việc thực hiện trên thực tế. Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ, nhưng trên thực tế quy định này rất khó thực hiện, trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án triệu tập người làm chứng và nếu họ có yêu cầu bảo vệ thì hai cơ quan này không có công cụ gì để thực hiện yêu cầu của người làm chứng. Chính vì vậy mà quy định trên đây chỉ là hình thức, không có tác dụng động viên, khuyến khích, bảo đảm cho người làm chứng khai báo trung thực về tất cả những gì họ biết để giúp cơ quan có thẩm quyền THTT nhanh chóng xác định được sự thật.
+ Về quy định quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng khó thực hiện
BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành luật cho thấy những quy định này còn chưa đầy đủ, thiếu cụ thể, một số quy định mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung nên tính khả thi thấp. Bên cạnh đó, tình hình khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tư pháp còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc còn để dây dưa, kéo dài. Đối với người làm chứng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do nào đó mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; điều tra viên và người đại diện cùng xác nhận. Trên thực tế những quy định này thường thực hiện không nghiêm túc.
+ Về quyền được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật
Việc thanh toán chi phí cho người làm chứng theo quy định Nghị định số 81/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/8/2014 quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh chi phí giám định, định giá, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng thì chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng được quy định như sau:
"1. Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
b) Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
2. Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định."
Như vậy, có thể nhận thấy chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng là không cao, không phù hợp với thực tế và giá cả thị trường, không bù đắp những công sức mà người làm chứng đã bỏ ra trong khi tham gia làm chứng.
Mặt khác, quy định về hồ sơ để thanh toán chi phí đi lại, ăn ở....gọi chung là chi phí thực tế hợp lý đối với người làm chứng của Nghị định cũng rất phức tạp, gây khó khăn cho người làm chứng. Việc yêu cầu cung cấp bản chính các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh mà người làm chứng, người phiên dịch đã chi trả khi đến làm chứng đối với người làm chứng ở những địa bàn khó khăn, hẻo lánh hoặc những khu vực có trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển cũng là một thách thức không nhỏ để người làm chứng được thanh toán chi phí hợp lý đã bỏ ra để "đi làm chứng".