hòa liên bang Nga
BLTTHS năm 2001 là BLTTHS thứ tư trong lịch sử của nước Nga Xô viết và CHLB Nga hiện nay, nó bao gồm 6 phần, 57 mục và 475 điều. Lần đầu tiên BLTTHS CHLB Nga năm 2001 đã có một điều luật thể hiện tập trung các quy định liên quan đến người làm chứng (định nghĩa về người làm chứng, các quyền và nghĩa vụ, các bảo đảm, trách nhiệm của người làm chứng và phạm vi những người không thể làm chứng trong TTHS. “Người làm chứng là người có thể biết về những tình tiết có ý nghĩa đối với việc điều tra và xét xử vụ án và được triệu tập để đưa ra lời khai”39. Như vậy, người làm chứng là một trong những chủ thể tham gia TTHS không vì lợi ích pháp lý của mình mà vì mục đích làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, hỗ trợ cho Tòa án thực hiện chức năng xét xử.
BLTTHS CHLB Nga năm 2001 quy định có một số trường hợp không được làm chứng40. Quy định này có sửa đổi theo hướng mở rộng so với các BLTTHS trước đây của Nga ví dụ như: Hội đồng Liên bang và nghị sỹ Viện Duma (Quốc hội). Tuy nhiên, quyền miễn trừ làm chứng của những người này không có tính tuyệt đối. Họ không thể bị lấy lời khai với tư cách người làm chứng về những tình tiết, sự kiện mà họ biết được trong quá trình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nhà nước của họ nếu họ không đồng ý. Nếu họ đồng ý trình bày lời khai thì lúc này quyền miễn trừ làm chứng bị mất và họ có thể bị lấy lời khai như bất kỳ người làm chứng bình thường khác. Luật quy định quyền miễn trừ làm chứng đối với các chủ thể này nhằm bảo đảm cho tính độc lập khi thực hiện công vụ. Từ các quy định của luật về quyền miễn trừ làm chứng đối với một số chủ thể nhất định có thể hiểu rằng những người này không thể bị triệu tập để lấy lời khai với tư cách người làm chứng mà còn không thể bị triệu tập tham gia vào vụ án với tư cách người chứng kiến trong một số hoạt động điều tra khác.
BLTTHS CHLB Nga năm 2001 đã mở rộng quyền của người làm chứng so với trước đây. Bên cạnh những quyền tố tụng cơ bản, có tính truyền thống của người làm chứng, lần đầu tiên BLTTHS CHLB Nga năm 2001 đã ghi nhận thêm những quyền sau đây: quyền được trình bày lời khai có sự hiện diện của người đại diện của mình và 39 Khoản 1 Điều 56 BLTTHS CHLB Nga năm 2001.
quyền được yêu cầu áp dụng những biện pháp bảo đảm an toàn luật định cho mình khi thấy cần thiết41; quyền trình bày lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng tiếng mà người này biết; quyền sử dụng trợ giúp của người phiên dịch miễn phí; quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; quyền khiếu nại về hành vi và quyền khiếu nại văn bản của người THTT và của cơ quan THTT42.
Người làm chứng có quyền từ chối trình bày lời khai chống lại chính mình, chống lại những người thân thích của mình43. Ngoài các trường hợp này, nếu từ chối trình bày lời khai thì người làm chứng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 và Điều 308 BLHS CHLB Nga. Trong thực tiễn, người làm chứng do hiểu biết hạn chế về pháp luật rất khó phân biệt trường hợp nào có quyền từ chối lời khai và trường hợp nào phải trình bày lời khai nếu không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, cơ quan THTT có nghĩa vụ giải thích đầy đủ cho người làm chứng và luật quy định giải pháp hiệu quả cho người làm chứng là quyền trình bày lời khai với sự hiện diện của người đại diện của mình. Quyền của người làm chứng trình bày lời khai với sự hiện diện của
người bào chữa đã được đề cập từ năm 1993 khi ban hành Hiến pháp mới trong đó có quy định mọi công dân có quyền được nhận trợ giúp pháp lý có chất lượng cao. Tuy nhiên, quyền này không được bảo đảm thực thi trong thực tiễn. BLTTHS CHLB Nga năm 2001 ghi nhận quyền này là để nhấn mạnh, cụ thể hóa, bảo đảm thực thi quyền hiến định của công dân.
Lần đầu tiên, BLTTHS CHLB Nga năm 2001 quy định một số bảo đảm an ninh cho người làm chứng thông qua việc xác định cơ quan THTT trong phạm vi thẩm quyền của mình phải áp dụng những biện pháp khi có căn cứ cho rằng người làm chứng, người thân thích của họ bị đe dọa giết, đe dọa áp dụng bạo lực, hủy hoại tài sản hoặc những hành vi trái pháp luật khác.44
BLTTHS CHLB Nga cũng quy định những bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của người làm chứng: người làm chứng không thể bị cưỡng chế tiến hành giám định pháp y hoặc khám người trừ trường hợp việc khám người là cần thiết để đánh giá tính xác thực lời khai của họ. Khám người có thể thực hiện cưỡng chế trái với ý muốn của người làm chứng khi cần thiết làm rõ có hay không có tình trạng say rượu 41 Khoản 7 Điều 56 BLTTHS CHLB Nga năm 2001.
42 Khoản 4 Điều 56 BLTTHS CHLB Nga năm 2001.
43 Theo khoản 4 Điều 56 BLTTHS CHLB Nga năm 2001 "Họ hàng thân thích" là: vợ, chồng, cha mẹ, con đẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi, anh chị em ruột, ông, bà, cháu.
44 Điều 56 BLTTHS CHLB Nga năm 2001 về các biện pháp bảo đảm an ninh cho người làm chứng và người thân thích của họ.
và những dấu hiệu khác có thể ảnh hưởng đến tính xác thực lời khai của người làm chứng45.
Tóm lại, qua nghiện cứu BLTTHS Cộng hòa Pháp, BLTTHS CHLB Đức, BLTTHS CHLB Nga năm 2001, tác giả nhận ra rằng, pháp luật TTHS nước ta vẫn