Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền của người làm

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 54 - 60)

tụng của họ. Các quy định của luật còn quá khái quát, chưa rõ ràng và còn nhiều điểm bất cập. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong pháp luật TTHS nước ta chưa xuất phát từ lợi ích riêng của người làm chứng mà xuất phát từ lợi ích của chính nhà nước nhiều hơn. Những điểm nổi bật của BLTTHS các nước như: quyền miễn trừ làm chứng trong BLTTHS Cộng hòa Pháp, những biện pháp bảo đảm an ninh cho người làm chứng và lấy lời khai của người làm chứng có thể được ghi lại bằng thiết bị âm thanh – hình ảnh và luật sư có thể tham gia lấy lời khai của người làm chứng theo BLTTHS CHLB Nga. Đây là những quy định mà chúng ta cần thiết phải bổ sung vào BLTTHS Việt Nam có như vậy mới thể hiện được những điểm tiến bộ trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người làm chứng nói riêng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyềncủa người làm chứng của người làm chứng

Một trong những điểm mới, hết sức quan trọng trong BLTTHS năm 2015 đó là chế định người làm chứng đã được hoàn thiện một bước với sự quy định một loạt các quyền của người làm chứng (bên cạnh các nghĩa vụ được giữ nguyên như BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 1998) trong suốt quá trình tố tụng. Tuy nhiên, do những bất cập của luật thực định dẫn đến không phát huy những quy định tiến bộ này đạt hiệu quả trên thực tế. Do đó cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về vấn đề bảo đảm hơn nữa quyền của người làm chứng trong BLTTHS, Nhà nước nên có dự định hướng sửa đổi theo hướng sau đây:

Phải lấy xuất phát điểm của việc bảo đảm quyền của người làm chứng trong TTHS là dựa trên những nguyên tắc đã được thừa nhận về mặt quốc tế như quyền sống, quyền được hưởng tự do và an ninh cá nhân và được pháp luật bảo vệ cần có sự mở rộng hơn nữa quyền của người làm chứng trên cơ sở các nguyên tắc hiến định như: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bình 45 Khoản 5 Điều 56 BLTTHS CHLB Nga năm 2001.

đẳng của mọi công dân trước pháp luật; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật tư tín, điện thoại, điện tín của công dân, đảm bảo quyền bào chữa, quyền tố cáo đối với với những hành vi trái pháp luật; Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự nói riêng là nhiệm vụ chung của cả hệ thống pháp luật của nước ta.

Việc bổ sung những quy định về bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của người làm chứng trong BLTTHS phải tuân theo các mục tiêu: Phản ánh được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo đúng mục tiêu coi con người và lợi ích của con người luôn là trọng tâm của mọi chính sách và pháp luật; trong tố tụng hình sự phải coi trọng và xác định đúng vị trí vai trò của người làm chứng góp phần vào cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm và nhiệm vụ của BLTTHS phải đảm bảo cho người làm chứng phát huy quyền làm chủ và bảo đảm các quyền tự do; hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng lấy con người và lợi ích của con người là trung tâm; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm và mở rộng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Phát triển hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân bao gồm: các quy phạm hiến pháp và các quy phạm luật thường. Các quy phạm luật và các quy phạm dưới luật phải được ban hành phù hợp với quy phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân.

Về vấn đề tiếp tục hoàn thiện BLTTHS thì trước hết cần cụ thể hóa các quyền hiến định của công dân quy định trong Hiến pháp năm 2013 vì vẫn còn nhiều quyền hiến định của công dân chưa được cụ thể hóa trong BLTTHS. Ngoài ra, BLTTHS cần sửa đổi bổ sung một số quy định về quyền cụ thể của người làm cho phù hợp với bối cảnh của Cải cách tư pháp hiện nay và yêu cầu tiếp tục hoàn thiện BLTTHS năm 2015. Và để đảm bảo quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được triệu tập làm chứng trong vụ án hình sự thì cần có chương trình bảo vệ nhân chứng cả sau quá trình tố tụng đối với cả những người thân thích của họ.

Về nguyên tắc, bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự: Phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau giữa những chủ thể của tố tụng hình sự bao gồm người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng tham gia vào trong quá trình tranh luận dân chủ để tòa án ra phán quyết đúng người,

đúng tội, đảm bảo nguyên tắc "không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội". Việc bảo đảm quyền của người làm chứng theo hướng gắn chặt quyền và nghĩa vụ cơ bản của họ mà pháp luật quy định, đề cao mối quan hệ giữa nhà nước và người làm chứng với tư cách công dân: Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm và mở rộng các quyền tự do cá nhân trong tố tụng hình sự của họ nhưng ngược lại họ cũng phải có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của luật phát huy quyền làm chủ, tự giác tham gia vào tranh tụng dân chủ để góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, để tòa án ra bản án công minh đúng pháp luật.

Nhà nước cần có cơ chế bảo đảm các quyền của người làm chứng theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong việc sử dụng các biện pháp đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền luật định của mình một cách có hiệu quả. Đồng thời, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, góp phần

Vấn đề hợp tác quốc tế cần phải nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực đối với việc bảo đảm quyền của người làm chứng để kịp thời sửa đổi bổ sung BLTTHS cho phù hợp với tình hình mới.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự từ BLTTHS năm 2003 và nay là BLTTHS năm 2015, có thể nhận thấy rằng người làm chứng chỉ có thể tham gia tích cực vào quá trình tố tụng hình sự nếu được pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án. Cụ thể là họ cũng có các quyền như những người tham gia tố tụng khác để thực hiện môṭ cách tốt nhất vai trò làm chứng, góp phần vào làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Cần phải hoàn thiện BLTTHS theo hướng bổ sung thêm cho người làm chứng một số quyền nhằm đảm bảo quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự một cách thực chất và hiệu quả

Trước hết, cần hoàn thiện chế định người làm chứng theo hướng mở rộng quyền cho người làm chứng như:

- Quyền được đọc và yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản lấy lời khai, biên bản phiên tòa

Trong thực tế có nhiều biên bản lấy lời khai, biên bản phiên tòa đã trích dẫn sai lời khai của người làm chứng; người làm chứng khai một đường mà điều tra viên, thư ký phiên tòa ghi một nẻo nhưng chính bản thân người làm chứng không được đọc lại và bổ sung biên bản lấy lời khai, biên bản phiên tòa dẫn đến bất lợi cho bị cáo hoặc bỏ sót tội phạm. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân cần bổ sung cho người làm chứng được

quyền yêu cầu cho xem biên bản lấy lời khai, biên bản phiên tòa và được quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung lại các biên bản cho chính xác.

- Quyền được cấp bản án

Trong thực tế, có nhiều người làm chứng sau khi làm hết nhiệm vụ thì không biết vụ án xét xử ra sao, mức độ đánh giá và nhận định của hội đồng xét xử về những tình tiết do họ cung cấp như thế nào. Chính vì vậy nên bổ sung quyền được cấp bản án cho người làm chứng nếu có nhu cầu muốn xem lại bản án vì người làm chứng cũng là người tham gia tố tụng góp phần làm sáng tỏ vụ án.

- Quyền được mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng

Những người tham gia tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự46… họ đều có quyền mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng người làm chứng không có quyền này47. Việc có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người làm chứng rất quan trọng bởi khi tham gia vào quá trình tố tụng, quyền lợi của người làm chứng rất dễ bị xâm hại khi các cơ quan THTT không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. BLTTHS của Nga cho phép người làm chứng được mời luật sư hỗ trợ cho họ trong quá trình lấy lời khai48. Khi có người bảo vệ cho quyền lợi của mình, người làm chứng sẽ tích cực tham gia hơn vào quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Quyền được tham gia đối đáp

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì “bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”49. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tại các phiên 46 Điều 62, 63, 64 BLTTHS năm 2015.

47 Điều 66 BLTTHS năm 2015.

48 Khoản 5 Điều 189 BLTTHS CHLB Nga. 49 Điều 322 BLTTHS năm 2015.

tòa hình sự có nhiều người làm chứng thường không được tham gia đối đáp trong khi họ có ý kiến khác nhau về một sự việc. Tác giả cho rằng, việc để cho những người làm chứng tham gia đối đáp sẽ góp phần làm sáng tỏ lời làm chứng nào là gần với sự thật khách quan nhất. Bởi vì nhiều chuyên gia hình sự cho rằng lời khai của nhân chứng là chứng cứ mềm. Lời khai này có đặc điểm thường dễ bị lôi kéo, thay đổi và hiểu sai. Tuy vậy trong các nguồn chứng cứ thì lời khai của nhân chứng đặc biệt là nhân chứng "sống" tại phiên tòa vẫn coi là một loại chứng cứ đáng kể nhất vì những gì mà người làm chứng nói có thể làm tăng giá trị buộc tội hoặc gỡ tội hơn bất cứ loại chứng cứ nào. Nếu lời khai của nhân chứng mà sai thì dẫn tới sự kết tội cho bị cáo một cách bất công. Vì vậy, trong trường hợp có nhiều người làm chứng đưa ra các lời khai mâu thuẫn (người này đưa lời khai có tính chất "buộc tội", trong khi người khác đưa lời khai có tính chất "gỡ tội") thì việc cho những người làm chứng tham gia đối đáp là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.

- Quyền từ chối khai báo

Cần quy định quyền của người làm chứng từ chối khai báo khi có nguy cơ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của mình hoặc của người thân thích bị đe dọa nhưng không được bảo vệ một cách thỏa đáng, các nhân chứng không nhất thiết phải khai báo nếu câu trả lời câu hỏi cụ thể nào đó có thể làm cho họ hoặc một trong số những người họ hàng của họ có nguy cơ bị truy tố hình sự hoặc kết tội

Bên cạnh đó cũng cần sửa đổi và bổ sung thêm quyền từ chối khai báo đối với những người người làm ở một số nghề nghiệp có bí mật nghề nghiệp như linh mục, thẩm phán, luật sư, bác sỹ, nhà báo và các cộng sự của họ... Những người này có quyền giữ im lặng đối với những vấn đề cụ thể liên quan đến chuyên môn hay thẩm quyền của họ. Để bổ sung thêm quyền của người làm chứng, nhà làm luật cũng cần phải quan tâm hơn nữa tới một số đối tượng làm chứng đặc biệt như:

Quyền của người làm chứng là trẻ em trong tố tụng hình sự;

Về sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người làm chứng là trẻ em; Người làm chứng có nhược điểm về mặt thể chất và tinh thần nhưng chưa đến mức mất khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án.

- Đối với người làm chứng có nhược điểm về mặt thể chất và tinh thần (nhưng chưa đến mức mất khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án)

Người làm chứng có nhược điểm về mặt thể chất, tinh thần không có nghĩa là họ đã mất hết khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án. Trong thực tế, có trường hợp người làm chứng là người bị khiếm thính hay khiếm thị nhưng họ vẫn

có khả năng khai báo cung cấp thông tin có ý nghĩa cho cơ quan điều tra. Do đó BLTTHS năm 2015 không nên bỏ qua những loại chủ thể này mà cần quy định về chế định đại diện cho những người tham gia tố tụng này theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó...”50

- Ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự

Chương XXXIV, BLTTHS năm 2015 quy định việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng cũng như những người thân thích của họ trong vụ án hình sự là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, các quy định về bảo vệ người làm chứng trong BLTTHS hiện hành mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung, vẫn chưa có các quy định cụ thể về căn cứ áp dụng, trình tự, thủ tục yêu cầu, thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cũng như chi phí cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm chứng... Do đó vừa khó thực hiện vừa dễ dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Việc bảo vệ người làm chứng trong tố tụng hình sự cần phải được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người làm chứng không bị mua chuộc, khống chế, đe dọa hay trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo trung thực, khách quan và chính xác với cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi do đó việc sớm ban hành một đạo luật riêng về việc bảo vệ người làm chứng là rất cần thiết vì sẽ khắc phục

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w