Nguyên nhân từ ý thức của người làm chứng

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 41 - 43)

Do thiếu hiểu biết hoặc thái độ nhận thức pháp luật kém nên người làm chứng thường tìm cách trốn tránh nghĩa vụ làm chứng

- Người làm chứng lo sợ bị đe dọa trả thù, trù dập, sợ mất lòng người khác, mất việc làm… Trong thực tế đã có người làm chứng bị kẻ phạm tội đe dọa, khống chế, trả thù để tìm mọi cách ngăn cản họ ra làm chứng điển hình như vụ Khánh Trắng cùng đồng bọn ở Hà Nội, chúng tìm cách đe dọa, khống chế những người làm chứng và đe dọa người thân của họ không cho ra làm chứng. Phong trào đấu tranh tội phạm và dư luận xã hội đã nhiều lần lên án nhưng chưa ngăn chăn và loại bỏ được tình trạng trên. Người làm chứng sợ bị đồng bọn của người phạm tội trả thù, họ không tin cơ quan pháp luật sẽ bảo vệ mình nên không dám tố cáo hành vi phạm tội của chúng, không dám làm chứng, khai báo trước cơ quan pháp luật. Chính hiểu được tâm lý này bọn tội phạm ngày càng lộng hành, càng gây khó khăn cho cơ quan THTT và ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án. Ví dụ: vụ va quệt xe dẫn đến án mạng chiều 6.8.2010 trên đường Cống Quỳnh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đến nay vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của Tòa án do một số vướng mắc về tội danh. Nhưng “kết quả” của nhân chứng trong vụ án này, anh Võ Minh Được (tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh), thì phải khổ sở một thời gian dài và mất việc làm. Ở thời điểm xảy ra vụ án, có rất nhiều người chứng kiến vì vụ việc xảy ra giữa đường, có đông người buôn bán. Nhưng hầu hết mọi người được hỏi đều lắc đầu, riêng anh Được nhiệt tình cung cấp tên tuổi, địa chỉ, tường trình lại toàn bộ diễn biến của vụ việc ngay tại hiện trường mà không hay biết những khổ sở, mệt mỏi về sau. Anh Được nhớ lại: “Ngoài việc ghi lời khai ở hiện trường, tôi còn bị công an mời 6 lần. Mỗi lần cách nhau 1, 2 ngày, thậm chí có ngày mời 2 lần. Lúc đó, tôi đang chạy xe du lịch cho chủ, ăn lương tháng. Mỗi lần Công an mời là coi như ngày đó tui bị trừ lương, để chủ lấy tiền đó thuê người khác chạy thế. Thấy tui cứ bị công an mời hoài, ông chủ âm thầm

kiếm người khác và cuối cùng thông báo cho tui nghỉ việc. Sau sự cố đó, tôi không có thu nhập để trả tiền thuê nhà đành phải cho vợ con về quê, còn tui ở ké nhà bà chị, tạm thời chạy bàn phục vụ quán ăn với thu nhập chỉ 70.000 đồng/ngày để chờ xin làm tài xế”. Nhưng ám ảnh nặng nề hơn với nhân chứng này là khi được mời đi nhận dạng trực tiếp hung thủ. “Vừa bước vào phòng thấy những người đó mặt mày lầm lì, ánh mắt dữ dằn, người xăm vằn vện, tui toát mồ hôi vì lo sợ bị trả thù. Cũng may, lần đó không có ai là hung thủ ở đó. Sau lần đó, tôi đổi luôn số điện thoại vì sợ bị trả thù, sợ bị công an làm phiền. Nhưng nào có yên. Gọi điện thoại mời không được thì công an khu vực đến tận nhà, nào có trốn được”, anh Được kể.26

- Người làm chứng sợ tốn kém công sức, thời gian, phiền phức…

Tâm lý chung của con người là sợ phiền phức khi dính dáng đến pháp luật và người làm chứng cũng như vậy. Họ sợ ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, sợ tốn kém, sợ bị trả thù, sợ phải đi lại cơ quan bảo vệ pháp luật vì khi có tội phạm xảy ra, nếu họ là người làm chứng họ có thể phải khai báo nhiều lần, nhiều nơi tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các cấp Tòa án. Như vậy, người làm chứng ít nhất bị triệu tập đến 3 lần; điều này khiến cho người làm chứng mệt mỏi nhiều khi. Việc đi lại cơ quan THTT sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn của người làm chứng, nhất là những người lao động chân tay, phải kiếm sống hằng ngày, việc đi lại sẽ khiến họ thấy phiền toái. Điều này đã khiến cho người làm chứng bằng nhiều cách sẽ lẩn tránh hoặc nếu có làm chứng thì cũng khai báo gian dối, qua loa cho xong chuyện mà không cần quan tâm đến nội dung vụ án.

- Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao

Họ thường suy nghĩ rằng nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật nên ít quan tâm đến các vi phạm pháp luật và cho rằng vấn đề đó không liên quan đến mình. Người làm chứng chưa ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, đôi lúc người làm chứng nghĩ rằng làm chứng là quyền chứ không phải là nghĩa vụ nên dẫn đến tình trạng không muốn ra làm chứng.

- Người làm chứng sợ bị liên lụy do có liên quan đến vụ án ở mức độ nhất định

Người làm chứng liên quan đến tội phạm vì những lý do nhất định như muốn che dấu tội phạm hoặc những vi phạm pháp luật khác của mình, sợ bị ảnh hưởng 26 Lê Nga, “Khổ như nhân chứng” kỳ 3, Báo Thanh niên ngày 2/10/2013.

đến uy tín, danh dự, địa vị nên không muốn ra làm chứng, họ sợ sẽ làm lộ đi những hành vi vi phạm pháp luật của mình nên tìm cách trốn tránh không ra làm chứng. Nếu buộc phải ra làm chứng thì họ cũng không hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền, khai báo không trung thực để tìm cách né tránh hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Tình trạng khai báo gian dối, che dấu sự thật còn thường thấy ở những người làm chứng có quan hệ thân thuộc, họ hàng với người phạm tội, người bị hại,… nên việc khai báo còn tùy thuộc vào sự ràng buộc về huyết thống, mức độ thiện cảm hay ác cảm của người làm chứng với người mà họ khai báo. Họ sợ liên lụy đến người thân nên tìm cách bao che, giấu giếm sự thật.

Một phần của tài liệu LUAN VAN THAC SI (final) (Trang 41 - 43)